Nhận xét và đánh giá

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức trong đo lường rủi ro tài chính của khách hàng doanh nghiệ (Trang 80)

3.9.1. Những kết quả đạt được

Sử dụng MDA để xây dựng mơ hình, kết quả đã cho ra công thức đo lường rủi ro của các KHDN sau khi cho vay tại ACB như sau

Trong đó: Z: là hệ số Z hay Zscore hay còn gọi là chỉ số tổng hợp (overall index): Nếu Zscore > 0.3123 thì cơng ty được phân vào nhóm khơng có rủi ro tài chính Nếu -0.2869 < Zscore < 0.3123 thì cơng ty nằm trong vùng cảnh báo. Đây có nghĩa quan trọng trong việc nhận định rủi ro tài chính của KHDN đang cho vay tại ACB. Định kỳ hàng quý hàng tuần ta có thể đưa ra danh sách của KHDN có rủi ro tài chính để cảnh báo sớm để hạn chế rủi ro tín dung. Đối với các KHDN này có thể đưa có thể đưa ra cách hành động ứng xử phù hợp sau khi rà soát lại rủi ro của KHDN

Nếu Zscore < -0.2869 thì cơng ty được phân vào nhóm có rủi ro tài chính. Đối với các KHDN thuộc nhóm này thì hạn chế cho vay, và có biện pháp giải quyết kịp thời như: có lộ trình giảm dư nợ, tái cấu trúc vốn, cơ cấu lại khoản vay…

3.9.2. Những mặt còn tồn tại và hạn chế

- Kết quả sau khi đánh giá với mẫu số liệu lớn với việc dự báo trước 1 năm tuy có kết quả khả quan lớn hơn 60%. tuy nhiên nếu so với các nghiên cứu trước đây thì đây là một tỷ lệ khá thấp

- Khi các chỉ số thể hiện các giá trị bất thường chúng thường tạo ra những kết quả sai lầm.. Các mơ hình thơng thường khơng cho một kết quả rõ ràng. Một khi có nghi ngờ phát sinh cần phải kiểm chứng bổ sung bằng các thơng tin định tính.

- Hầu hết những người sử dụng thiếu một cơ sở dữ liệu đầy đủ để xây dựng những mô hình cho riêng mình. Hệ quả là có thể mua một mơ hình được xây dựng sẵn với chi phí cao hoặc dựa vào những mơ hình chung và chúng có thể khơng đáp ứng đầy đủ yêu cầu cụ thể một cách chính xác

3.9.3. Nguyên nhân:

- Ngun nhân của sự khơng chính xác và có một số sai xót trong mơ hình MDA được nghiên cứu, đó là dữ liệu đầu vào và chọn mẫu nghiên cứu.

- Dữ liệu đầu vào không loại bỏ được các biến độc lập có giá trị bất thường điều này dễ ảnh hưởng đến sai xót của kết quả nghiên cứu

- Mẫu nghiên cứu khơng có tính đại diện cao làm cho kết quả nghiên cứu khơng mang tính tổng thể và tính chính xác cao. Tuy vậy việc chọn mẫu với các số liệu đã được đưa về phân phối chuẩn đã được kiểm định một các phù hợp so với các nghiên cứu trước đây.

- Việc sai số giữa mẫu và tổng thể là điều hiển nhiên và khó có thể khắc phục được. Do đó việc chọn mẫu phải có giá trị trung bình tương ứng và gần bằng giá trị trung bình của tổng thể sẽ hạn chế được một phần sai xót này.

Kết luận chương 3

Kết quả nghiên cứu bằng việc sử dụng mơ hình MDA với số liệu vào năm 2011 của 100 KHDN phân tích và 50 KHDN vào mẫu kiểm tra đã đưa ra được nhiều chỉ số tài chính quan trọng với mức ý nghĩa nhỏ 0.05 có thể phân biệt rõ ràng giữa hai nhóm có rủi ro và khơng có rủi ro.

Mơ hình cũng tìm ra được chỉ số Z của biến trung gian. Đây là cơ sở quan trọng để xác định rõ ràng mức cảnh bảo rủi ro tín dụng cho các KHDN. Với những khách hàng có chỉ số Zscore nhỏ hơn 0.3123 đều phải được đưa vào diện cảnh báo rủi ro tài chính là một cơ sở để tiến hành rà soát, thẩm định lại KH để đưa ra được phương hướng xử lý kịp thời nhằm giải thiểu tổn thất khi rủi ro thanh tốn xảy ra.

Mơ hình với sự tham gia của biến INCORATIO cũng cho ta thấy ý nghĩa quan trọng của việc vay vốn với mức lãi suất phù hợp hay chi phí lãi vay hợp lý cũng là việc mà các nhà quản trị cần quan tâm để quản trị rủi ro tài chính của cơng ty.

Hai chỉ số quan trọng nhất để phát hiện ra rủi ro tài chính của KHDN đang vay tại ACB năm 2011 là ROA và INCORATIO, bên cạnh đó mơ hình phân tích cũng đã chỉ ra 8 chỉ số tài chính có ý nghĩa và các chỉ số này cũng phù hợp với các mơ hình nghiên cứu trước đây của các tác giả trên thế giới.

Bằng việc sử dụng mơ hình phân biệt luận văn đã xây dựng được chỉ số Z = 9.436ROA + 0.478 LNINCORATIO -1.175 và được áp dụng chung cho 3 năm quan sát từ năm 2009 đến 2011 với tỷ lệ bình quân các năm trên 60%.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐO LƯỜNG RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AC

4.1. Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng của mơ hình đa biệt thức trong việc đo lường rủi ro tín dụng tại AC .

4.1.1. Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các khách hàng doanh nghiệp khicho vay. cho vay.

Mơ hình MDA sử dụng chủ yếu dữ liệu được thể hiện dưới dạng là dữ liệu thô và được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của các KHDN khi cho vay. Do đó dữ liệu thường hay đứt quãng khơng liên tục vì khi các KHDN khơng tiếp tục vay vốn thì sẽ khơng tiếp tục cung cấp báo cáo tài chính. Do đó muốn nâng cao khả năng ứng dụng của mơ hình MDA cần phải địi hỏi nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các KHDN khi cho vay

Dữ liệu kế tốn được đưa vào để sử dụng mơ hình cần có sự chính xác và phản ánh trung thực được tình hình tài chính của KHDN nên việc thu thập và so sánh dữ liệu kế toán và một việc cần thiết, bắt buộc đối với nhân viên tín dụng sau khi cho vay và theo dõi KHDN sau khi giải ngân.

Sau khi thu thập báo cáo tài chính nhân viên tín dụng cần có sự đối chiếu giữa báo cáo tài chính và báo cáo thuế, doanh số giao dịch và doanh thu thực tế, việc so sánh này giúp nhân viên tín dụng đánh giá kịp thời tình trạng của KH và đưa số liệu vào mơ hình một cách khách quan và chính xác nhất. Vì vậy kết quả của mơ hình đưa ra phản ánh đúng tình trạng và thực lực tài chính của KHDN từ đó có quyết định cho vay thêm hay có các biện pháp kịp thời hơn. Do đó việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng mơ hình MDA vào việc đo lường rủi ro tài chính của các KHDN.

Việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính này phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí hợp tác của các KHDN, do đó việc đội ngũ nhân viên tín dụng cần phải được đào tạo về kế tốn, tài chính từ đó tư vấn đối với KHDN để giúp nâng cao tính chính xác trung thực báo cáo tài chính của KH. Để một báo cáo tài chính của KH phản ánh chính xác, trung thực, khách quan thì các KHDN cần phải nâng cao chất lượng quản trị công ty. Gốc rễ của sự gian lận và sai xót của BCTC chủ yếu xuất phát từ hệ thống quản trị công ty một cách yếu kém.

Nhằm khắc phục và giải quyết một phần của vấn đề này thì một số giải pháp như sau:

Đối với các cơ quan quản lý:

NHNN kết hợp với Bộ tài chính cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chế độ kế toán hiện hành theo hướng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm, trình độ quản lý kinh tế tài chính hiện tại của các NHTM nói chung, ngân hàng ACB nói riêng và đồng thời phù hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế.

Đối với các Cơng ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khốn thì: UBCKNN cần tăng cường việc kiểm tra, xử phạt gian lận trong BCTC và phải được tiến hành thường xuyên và nghiêm ngặt. Mặc dù Bộ tài chính đã lường trước được các hành vi, vi phạm trong việc lập BCTC có thể xảy ra trong thực tế và đều quy định mức phạt cụ thể, nhưng tính răn đe khơng cao do mức phạt chỉ dừng lại ở phạt hành chính. Mức phạt hành chính sẽ chưa đủ mức răn đe nếu không truy tố trước pháp luật đối với các hành vi trục lợi, gian lận trong BCTC gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, nâng cao tính hiệu lực của quy chế kiểm soát chất lượng từ bên ngồi đối vối hoạt động kiểm tốn độc lập. Nâng cao hiệu lực của các quy định đạo đức nghề nghiệp cho các kiểm toán viên độc lập.

Thứ nhất ACB nên có một bộ phận chuyên trách trong việc phân tích BCTC với đội ngũ cán bộ ngân hàng có thâm niên cơng tác và trình độ cao nhằm đảm bảo cho cơng tác đánh giá chính xác và có hiệu quả thực tiễn theo một quy trình nhất định. Với việc chun mơn hóa như vậy, cơng tác phân tích BCTC sẽ được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả hơn, tạo ra nguồn thông tin đã qua xử lý một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp các nhà quản trị ACB có được những cơ sở để ra quyết định cho vay

Thứ hai đối với các nhân viên tín dụng cần phải thu thập đầy đủ báo cáo tài chính của KHDN, bên cạnh đó u cầu KH cung cấp thêm thơng tin trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính như chi tiết các khoản phải thu, chi tiết doanh thu theo lĩnh vực sản xuất, các khoản giảm giá, các khoản giảm trừ, chi phí quản lý DN, các khoản vay hiện đang phải thực hiện nghĩa vụ, thanh toán chi tiết các khoản phải trả …Các mục được nêu ra trong thuyết minh báo cáo tài chính cần có phụ lục chi tiết đính kèm.

Thứ ba nhân viên tín dụng cần phải thu thập đầy đủ BCTC đối với các KHDN với tần suất như sau: hàng quý và trước khi giải ngân đối với KHDN lớn có hệ thống kế tốn quản trị hoàn chỉnh và hàng năm đối với các DN vừa và nhỏ. Thu thập tờ khai thuế VAT với tần suất hàng tháng để so sánh đối chiếu. Ngồi ra cần phải đưa tiêu chí KH khơng có thiện chí hợp tác cung cấp tình hình thơng tin tài chính (BCTC, tờ khai VAT …) thành một tiêu chí cảnh báo để có hướng theo dõi phù hợp đối với các KH vi phạm tiêu chí này.

Thứ tư, bên cạnh đó khi xem xét cho vay, nhân viên tín dụng cần phải đối chiếu thơng tin trên báo cáo tài chính và thực tế khảo sát. Như kiểm tra hàng tồn kho, thì tất cả số dư trên bảng báo cáo tài chính có phù hợp và hợp lý khi đưa ra so sánh với bảng liệt kê hàng tồn kho. Cần phải tìm hiều kỹ đối với các khoản mục cần lưu ý trên báo cáo kiểm tốn của KH. Do đó ngân hàng cần phải xây dựng quy trình, hướng dẫn cụ thể trong việc phân tích báo cáo tài chính, kiểm tra giám sát khách hàng sau khi giải

ngân. Và cần có cơ chế giám sát trong việc thu thập BCTC của KH trước khi giải ngân, cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên về các phương pháp hoạch toán về các khoản doanh thu, lợi nhuận, các khoản tạm ứng, trích lập dự phịng ...

Thứ sáu khuyến khích cho vay hỗ trợ các KHDN trong việc sử dụng công nghệ thơng tin trong hệ thống kế tốn, việc sử dụng các phần mền kế toán giúp giảm bớt khối lượng và thời gian xử lý số liệu cho cơng việc kế tốn. Việc phân quyền theo hệ thống phần mền kế toán như quản lý tài sản, công nợ, danh sách các nhà cung cấp… điều này giúp các Công ty dễ dàng xuất số liệu theo dõi và cung cấp các số liệu này định kỳ cho ngân hàng.

Thứ bảy, ACB cần nâng cao hoàn thiện hệ thống chương trình dữ liệu về báo cáo tài chính của KHDN giúp truy xuất lịch sử tình hình hoạt động kinh doanh dễ dàng của KH theo thời gian.

4.1.2. Xây dựng các hệ số trung bình ngành

Các chỉ số tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn quan trọng để so sánh với các chỉ số trong mơ hình MDA trong xây dựng mơ hình đo lường rủi ro tài chính. Các Cơng ty sẽ so sánh các chỉ số tài chính của mình với các chỉ số trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của mình mạnh hay yếu, cơ cấu tài chính có phù hợp. Bên cạnh đó việc so sánh các chỉ số này giúp nhân viên tín dụng tránh cho vay q nhiều đối với một cơng ty mà có các chỉ số địn bẩy tài chính q lớn so với trung bình ngành.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu, thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành. Vì vậy cần thiết phải xây dựng các chỉ số tài chính trung bình ngành, khơng những tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá rủi ro tài chính mà cịn phục vụ trong công tác phê duyệt cấp tín dụng và cơng tác phân tích tài chính và giúp nhân viên tín dụng tư vấn KH đưa ra sản phẩm phù hợp.

Từ các chỉ số trung bình ngành giúp ngân hàng có thể tính tốn ra các chỉ số Zscore ngành giúp cho ngân hàng đưa ra điều kiện cảnh báo đối với các ngành nào là đang có rủi ro. Đối với những ngành đang có rủi ro ngân hàng hạn chế cho vay và ngược lại đối với những ngành nghề sản xuất kinh doanh được đánh giá là khơng có rủi ro thì khuyết khích cho vay.

Để cho mơ hình MDA đạt được hiệu quả hơn cần đưa nhiều các chỉ số tài chính hơn vào mơ hình phân tích như đưa thêm vào các chỉ số thuộc quy mô thị trường, vị thế cơng ty trong ngành, giá trị vốn hóa thị trường đối với các công ty cổ phần niêm yết.

4.1.3. Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng:

Mơ hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ACB đã có từ lâu nhằm đánh giá KH vay vốn qua các hoạt động phân tích của cán bộ tín dụng ở NHTM thơng qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Việc dựa vào hệ thống xếp hạng chấm điểm tín dụng của KHDN để đánh giá rủi ro tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế phát sinh nợ xấu. Các giải pháp đề nâng cao chất lượng hệ thống xếp hạng tín dụng như sau:

- Phát triển và hồn thiện hệ thống thơng tin về khách hàng đáp ứng yêu cầu: khoa học; đầy đủ; cập nhật và chính xác và được lấy từ nhiều nguồn thông tin khác nhau (bao gồm cả những nguồn chính thống và nguồn khơng chính thống). - Bên cạnh đó nâng cao chất lượng phân tích và xử lý thông tin trên cơ sở một

phần mềm đủ mạnh với hệ thống các tiêu chí đầy đủ, khách quan và khoa học cả về định tính và định lượng, cả về góc độ tài chính và góc độ phi tài chính. Có như vậy, cơng tác xếp hạng tín dụng khách hàng mới có thể trở thành cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng và khi đó chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng mới đạt yêu cầu và chỉ khi đó nợ xấu, nợ quá hạn mới được hạn chế và hệ thống các NHTM mới phát triển bền vững

- Dựa vào mơ hình MDA đã được tìm ra, cần đưa chỉ số Zscore làm một chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng tín dụng.

- Hồn thiện phương pháp phân tích: Phương pháp dùng trong phân tích, XHTD thường dựa vào phương pháp so sánh kết hợp các phương pháp xếp hạng khác như phương pháp chuyên gia hay phương pháp thống kê. Việc sử dụng phương

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức trong đo lường rủi ro tài chính của khách hàng doanh nghiệ (Trang 80)