Đánh giá thang đ o

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM (Trang 70)

2.3.2.1. Cronbach’s Alpha

“Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu” (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) trích từ Nunally (1978), Psychometric Theory , New York, McGraw-Hill; Peterson (1994).

Các khái niệm đang đo lường liên qua đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm là lĩnh vực khá mới đối với các đối tượng khảo sát tại khu vực TP.HCM. Do đó, tiêu chuẩn chọn thang đo phù hợp là khi thang đó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên.

Kết quả Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo quyết định lựa chọn ngân hàng được trình bày trong bảng 2.9 bên dưới.

Thang đo Biến

Trung bình thang đo nếu loại

biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến - tổng Alpha nếu loại biến

Lợi ích tài chính litchinh1 4,21 0,545 0,565 -

Alpha = 0,719 litchinh2 4,47 0,44 0,565 -

Thang đo Biến

dichvu5 dichvu6

Trung bình thang đo nếu loại

biến 18,18 18,51 Phương sai thang đo nếu loại biến 7,965 7,65 Tương quan biến - tổng 0,68 0,659 Alpha nếu loại biến 0,762 0,764

Bảng 2.9: Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu

Tất cả các nhóm nhân tố đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6, như vậy các thang đo là phù hợp. Cụ thể, Cronbach’s Alpha của Lợi ích tài chính là 0,719; của Sự tiện lợi là 0,754; của Cảm giác an tồn là 0,803; của Cơng nghệ là 0,863; của Nhân viên là 0,82; của Sức hấp dẫn là 0,802; của Sự ảnh hưởng là 0,916 và của Cung cấp dịch vụ là 0,813.

Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao, theo Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng phải từ 0,3 trở lên.

Theo đó, dựa vào bảng…ta thấy, biến tienloi6 (Dịch vụ ngân hàng 24h) và tienloi8 (Dịch vụ gửi tiền tại nhà miễn phí) của nhân tố Sự tiện lợi có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0,057 và 0,225 nhỏ hơn 0,3 nên các biến này sẽ bị loại. Nếu loại 2 biến quan sát trên thì hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố Sự tiện lợi sẽ tăng từ 0,754 lên thành 0,863. Bên cạnh đó, biến nvien6 (Thái độ lịch sự của nhân viên với khách hàng) thuộc nhân tố Nhân viên cũng có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (0,294) và nếu loại biến này thì hệ Cronbach’s Alpha của nhân tố này là 0,892 đã tăng hơn so với ban đầu là 0,82.

Tóm lại, các biến tienloi6, tienloi8 và nvien6 sẽ bị loại trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA)

2.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi loại các biến tienloi6, tienloi8 và nvien6 ở bước phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thì cịn lại 34 biến quan sát. Với 34 biến quan sát còn lại sẽ tiếp tục đánh giá bằng EFA với phương pháp trích Principal Component Analysis và phép xoay Varimax. Số lượng các nhân tố được xác định dựa vào eigenvalue: chỉ những nhân tố có giá trị riêng (eignevalue) lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Kết quả EFA được trình bày trong bảng 2.10 chỉ ghi lại hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn nhất của mối biến quan sát tại mỗi dòng để đơn giản hơn cho việc đọc dữ liệu.

Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 tienloi4 0,832 tienloi2 0,831 tienloi1 0,784 tienloi3 0,777 tienloi5 0,708 tienloi7 0,602 dichvu4 0,538 dichvu1 0,535 ahuong3 0,921 ahuong2 0,913 ahuong4 0,89 ahuong1 0,818 ahuong5 0,754 nvien3 0,873 nvien5 0,841 nvien1 0,827 nvien2 0,824 nvien4 0,765 dichvu3 0,825 dichvu5 0,821 dichvu6 0,821 dichvu2 0,816 hapdan1 0,84 hapdan3 0,742 73

Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 hapdan2 0,738 hapdan4 0,714 hapdan5 0,677 cnghe1 0,83 cnghe2 0,81 antoan2 0,878 antoan1 0,834 antoan3 0,739 litchinh2 0,853 litchinh1 0,815 Giá trị riêng 5,773 4,158 3,428 3,003 2,59 2,45 1,718 1,355 1,168 Phương sai trích (%) 16,978 12,23 10,082 8,831 7,619 7,209 5,054 3,986 3,435 Cộng (%) 16,978 29,209 39,291 48,122 55,741 62,95 68,003 71,989 75,424

Bảng 2.10: Kết quả EFA cho 34 biến

Chỉ số KMO có được là 0,721 > 0,5, nghĩa là phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu, đồng thời mức ý nghĩa thống kê được kiểm định Bartlett bằng 0,00 < 0,05 cho biết các biến có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2005). Kết quả EFA cho thấy có 8 nhân tố được trích tại eigenvalue = 1.355; phương sai trích được là 71,989% (cho biết 8 nhân tố này giải thích được 71,99% biến thiên của dữ liệu). Như vậy phương sai trích đạt yêu cầu lớn hơn 50% (Hair & ctg 1998) và các thành phần của thang đo đều đạt yêu cầu. Do đó, kết quả sau khi phân tích nhân tố cho thấy có 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân khi gửi tiết kiệm như sau:

- Nhân tố 1 gồm các biến thuộc thành phần Lợi ích tài chính

• Lãi suất gửi tiết kiệm cao

• Các loại phí tương đối thấp

- Nhân tố 2 gồm 6 biến còn lại thuộc thành phần Sự tiện lợi sau khi đã loại đi 2 biến Dịch vụ Ngân hàng 24h và Dịch vụ gửi tiền miễn phí tại nhà.

• Các máy ATM gần nhà, cơ quan, trường học.

• Mạng lưới ATM rộng lớn

• Các điểm giao dịch gần nhà, cơ quan, trường học

• Giờ làm việc thuận tiện cho khách hàng

• Bãi đậu xe rộng rãi, an tồn và thn tiện - và 2 biến thuộc thành phần Cung cấp dịch vụ

• Thủ tục quy trình đơn giản

• Tính đầy đủ của dịch vụ

Đây là 8 biến thuộc 2 thành phần khác nhau, tuy nhiên xét thấy 2 biến Thủ tục quy trình đơn giản và Tính đầy đủ của dịch vụ cũng thể hiện tính tiện lợi trong việc cung cấp dịch vụ của Ngân hàng. Vì vậy, thống nhất đặt tên nhóm nhân tố 2 là Sự tiện lợi.

- Nhân tố 3 là 3 biến thuộc thành phần Cảm giác an tồn

• An ninh tại các điểm giao dịch ln đảm bảo an tồn

• Bảo mật thơng tin cá nhân của khách hàng

• Nền tảng tài chính ổn định

- Nhân tố 4 là 2 biến thuồn thành phần Cơng nghệ

• Dịch vụ Ngân hàng điện tử (Internetbanking, Mobilebanking…)

• Truy cập dịch vụ Ngân hàng điện tử nhanh chóng và thuận tiện

- Nhân tố 5 là 5 biến còn lại của thành phần Nhân viên sau khi loại đi biến Thái độ lịch sự của nhân viên với khách hàng

• Thực hiện các giao dịch tài khoản chính xác

• Thân thiện với khách hàng

• Năng lực tư vấn tốt

• Khắc phục lỗi nhanh chóng, hiệu quả

- Nhân tố 6 là 5 biến thuộc thành phần Sức hấp dẫn

• Nội thất tại các điểm giao dịch được thiết kế sang trọng, đẹp mắt

• Danh tiếng của ngân hàng

• Ngoại hình, trang phục nhân viên đẹp, bắt mắt

• Quà tặng khuyến mãi hấp dẫn

• Thưởng xuyên xuất hiện trên truyền hình trong các chương trình tài trợ - Nhân tố 7 là 5 biến thuộc nhân tố Sự ảnh hưởng

• Sự giới thiệu của người thân

• Sự giới thiệu của bạn bè

• Ảnh hưởng từ chiến dịch tiếp thị

• Ảnh hưởng từ cha mẹ

• Sự tư vấn của nhân viên tại Ngân hàng

- Nhân tố 8 là 4 biến còn lại của thành phần Cung cấp dịch vụ sau khi có 2 biến đã chuyển sang nhóm nhân tố 2 là Sự tiện lợi

• Dễ dàng mở một tài khoản tại Ngân hàng

• Sản phẩm tiết kiệm đa dạng

• Cung cấp dịch vụ mở tài khoản có số đẹp theo yêu cầu khách hàng

• Linh động trong việc cung cấp dịch vụ

Vì có thành phần là Sự tiện lợi, Cung cấp dịch vụ có sự thay đổi biến quan sát sau khi EFA nên hệ số Cronbach’s Alpha cần được tính lại như sau:

Thang đo Biến Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến - tổng Alpha nếu loại biến Sự tiện lợi Alpha = 0,865 tienloi1 25,15 14,368 0,667 0,843 tienloi2 24,97 13,671 0,763 0,831 tienloi3 24,65 14,599 0,664 0,844 tienloi4 24,89 13,648 0,779 0,829 tienloi5 24,53 14,037 0,647 0,845 tienloi7 24,64 15,181 0,479 0,863 dichvu4 24,62 15,422 0,471 0,864 dichvu1 24,8 15,242 0,467 0,865 Cung cấp dịch vụ Alpha = 0,864 dichvu2 11,26 4,193 0,771 0,805 dichvu3 11,14 3,806 0,744 0,817 dichvu5 10,96 4,555 0,686 0,839 dichvu6 11,29 4,293 0,669 0,845

Bảng 2.11: Kết quả EFA cho 12 biến sau khi điều chỉnh

Cả 2 nhóm nhân tố đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6, như vậy các thang đo là phù hợp. Ngoài ra Cronbach’s Alpha của Sự tiện lợi là 0,865 cao hơn so với giá trị đã tính lại sau khi loại 2 biến tienloi6 và tienloi8 (0,863), Cronbach’s Alpha của Cung cấp dịch vụ đã tăng lên 0,864 từ 0,813 như ban đầu.Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Như vậy, kết quả sau khi phân tích EFA cho thấy 8 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân khi gửi tiết kiệm là:

STT Nhân tố

1 Lợi ích tài chính

2 Sự tiện lợi

3 Cảm giác an toàn

5 Nhân viên

6 Sức hấp dẫn

7 Sự ảnh hưởng

8 Cung cấp dịch vụ

Bảng 2.12: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng

2.3.3. Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố

Tất cả 8 nhóm nhân tố được xếp hạng dựa trên mức độ quan trọng theo phương pháp kiểm tra Friedman, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích phi thơng số để phân tích phương sai ( ANOVA). Kiểm tra Friedman được sử dụng cho ANOVA khi dữ liệu được thống kê tỷ lệ và được cung cấp bởi cùng người trả lời (Norusis, 2008). Mặc dù, nó khơng hiệu quả như kiểm tra tham số, việc gia tăng kích cỡ mẫu có thể tăng hiệu quả tiếp cận tham số tương đương (Sekaran,1992).

Kiểm định Friedman được thực hiện với 8 nhân tố để xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố đối với khách hàng cá nhân khi họ lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm. Kết quả kiểm định Friedman đối với 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhân hàng của khách hàng cá nhân được thể hiện trong bảng 2.13

Nhân tố Giá trị trung bình Điểm quan trọngMức độ

Cảm giác an toàn 4,4094 6,52 1 Lợi ích tài chính 4,3406 6,28 2 Nhân viên 4,1079 5,57 3 Công nghệ 3,8445 4,86 4 Cung cấp dịch vụ 3,7205 4,28 5 Sự tiện lợi 3,5404 3,36 6 Sức hấp dẫn 3,3496 2,96 7 Sự ảnh hưởng 2,8756 2,19 8 Kiểm định Friedman Chi-square = 775,328 Degree of freedom (df) = 7 Asymp. Sig. = 0,000

Ghi chú: Điểm – ý nghĩa: 1= không quan trọng; 7= rất quan trọng Xếp hạng theo thứ tự giảm dần

Kết quả kiểm định Friedman (χ2 = 777,328; p = 0,000) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ quan trọng giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân trong nghiên cứu. Điều này chứng tỏ rằng có sự khác biệt giữa 8 nhân tố trong đánh giá của khách hàng cá nhân nói chung khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng. Do đó, việc xếp hạng mức độ quan trọng giữa các nhân tố trên là có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2.13 chỉ ra sự khác biệt giữa các yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Điều này cho thấy khách hàng cá nhân có thể phân biệt một cách rõ ràng giữa các yếu tố ảnh hưởng. Giá trị trung bình càng cao cho thấy mức độ quan trọng của yếu tố tương ứng càng cao đối với khách hàng cá nhân khi họ đưa ra sự lựa chọn ngân hàng để sử dụng sản phẩm dịch vụ. Theo đó, yếu tố Cảm giác an tồn là yếu tố quan trọng nhất trong số 8 nhân tố có ảnh hưởng trong khi yếu tố Lợi ích tài chình đóng vai trị quan trọng thứ hai. Đứng thứ 3 là yếu tố Nhân viên và Công nghệ là yếu tố quan trọng thứ 4 đối với khách hàng. Tiếp theo là các yếu tố Cung cấp dịch vụ, Sự tiện lợi, Sức hấp dẫn và Sự ảnh hưởng.

2.3.4. Thảo luận kết quả

Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được 8 nhóm yếu tố tác động đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân khi quyết định gửi tiền tiết kiệm và đồng thời cũng đánh giá được mức độ quan trọng của chúng. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị mà các ngân hàng có thể tham khảo nhằm duy trì khách hàng hiện có cũng như thu hút thêm khách hàng cá nhân mới.

Kết quả nghiên cứu (xem Bảng 2.12) chỉ ra rằng có 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân gồm: Cảm giác an tồn, Lợi ích tài chính, Nhân viên, Cơng nghệ, Cung cấp dịch vụ, Sự tiện lợi. Sức hấp dẫn và Sự ảnh hưởng. Bên cạnh đó, mức độ quan trọng của các nhân tố trên đối với khách hàng cá nhân cũng được xác định (Bảng 2.13). Theo đó, nhân tố Cảm giác an toàn được

đánh giá là quan trọng nhất đối với khách hàng. Điều này cho thấy khi lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm, khách hàng cá nhân đánh giá rất cao các đặc điểm liên quan đến sự an toàn mà ngân hàng mang đến cho khách hàng như: an ninh tại các điểm giao dịch luôn đảm bảo an tồn, thơng tin cá nhân của khách hàng luôn được bảo mật và nền tảng tài chính của Ngân hàng ổn định. Do đó, việc tăng cường an ninh tại các điểm giao dịch của ngân hàng cần được chú trọng. Một khách hàng khi quyết định gửi tiết kiệm tại một ngân hàng luôn cảm thấy lo lắng về sự an toàn của bản thân cũng như số tiền tiết kiệm của mình. Nếu ngân hàng có đội ngũ bảo vệ tốt, hệ thống an ninh đảm bảo sẽ làm khách hàng cảm thấy yên tâm rất nhiều khi tham gia giao dịch tại ngân hàng. Ngoài ra hệ thống bảo mật thông tin các nhân của khách hàng cũng là điều mà khách hàng quan tâm, họ không muốn thơng tin cá nhân của mình cùng với số tiền gửi tiết kiệm bị tiết lộ cho bên thứ 3 vì nhiều lý do khác nhau. Ngày nay, phát triển bùng nổ của công nghệ và mức độ phức tạp ngày càng tăng có thể dẫn đến khả năng khơng kiểm sốt nổi hệ thống Cơng nghệ thông tin, làm tăng số điểm yếu và nguy cơ mất an tồn của hệ thống. Vì vậy, các ngân hàng rất chú trọng đến hệ thống bảo mật thơng tin, nó khơng chỉ bảo vệ khách hàng mà cịn bảo vệ chính bản thân ngân hàng khỏi có thiệt hại đáng tiếc. Nền tảng tài chính của ngân hàng cũng là điều mà khách hàng cần khi quyết định gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đổi với khách hàng nền tảng tài chính ngân hàng là cơ sở đảm bảo cho khả năng chi trả của ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào mà khách hàng cần rút vốn. Vì vậy, các ngân hàng cần thường xuyên duy trì đầy đủ vốn, số vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động ngày một cao hơn thì đó là biểu hiện của một ngân hàng ổn định lành mạnh và hoạt động hiệu quả.

Nhân tố đóng vai trị quan trọng thứ 2 khi khách hàng lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm là Lợi ích tài chính. Nhân tố này đề cập đến các lợi ích về tài chính mà khách hàng cá nhân có được khổng chỉ khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng mà cả khi

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w