.5Huy động vốn

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 45)

SCB đã liên tục triển khai nhiều sản phẩm, chính sách huy động tiền gửi hấp dẫn với cơ chế lãi suất phù hợp, mang tính cạnh tranh cao, tự hào là một trong những ngân hàng uy tín, ghi dấu ấn đối với khách hàng bởi những sản phẩm, chính sách huy động tiền gửi linh hoạt và tồn diện. Có thể kể đến một số sản phẩm tiền gửichủ đạo dành cho khách hàng cá nhân như: “Hợp nhất triệu lộc”, “Tận hưởng mùa hè cùng SCB”, “ Vận may tỷ phú”, “Giáng sinh lung linh-rinh quà đẳng cấp”.......Các sản phẩm huy động dành cho khách hàng doanh nghiệp như: “Thanh toán đa lợi”, “Đầu tư linh hoạt”, “SCB 100+”, cùng các chính sách khách hàng VIP,chính sách ưu đãi dành cho khách hàng trung niên, cao tuổi. Thơng qua đó SCB đã thu hút được nhiều sự quan tâm và ủng hộ của khách hàng trên cả nước tạo dựng được một lực lượng trung thành, tạo điều kiện giúp SCB tiếp cận và thu hút thêm khách hàng mới.

Ngồi đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, SCB cịn chú trọng đến tiện ích mà sản phẩm dịch vụ mang lại, cụ thể:

- Gửi một nơi lãnh nhiều nơi: Hệ thống cơ sở dữ liệu SCB được kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống, do vậy khi khách hàng dù đến giao dịch gửi tiền tại một điểm giao dịch nào, cũng có thể thực hiện giao dịch rút tiền ra tại bất cứ điểm giao dịch nào của SCB.

- Tiền gửi có kỳ hạn được rút trước hạn nhiều lần: hướng đến tạo sự linh hoạt và thuận lợi cho khách hàng, SCB thiết kế chương trình để khách hàng có thể rút từng phần Tiền gửi có kỳ hạn mà khơng phải tất tốn món tiền gửi, số tiền cịn lại vẫn hưởng lãi tiền gửi có kỳ hạn bình thường.

- Điều chỉnh vốn tự động: một số sản phẩm tiền gửi khơng kỳ hạn có chức năng quản lý vốn tự động, khi số dư đạt đến giới hạn đăng kí, số tiền vượt sẽ tự động chuyển sang các loại tiền gửi khác để có cơ hội hưởng lãi suất cao hơn.

- Lãi suất tăng theo số dư: số dư càng nhiều khách hàng được hưởng lãi càng cao. - Lãi suất linh hoạt theo thời gian thực gửi: Thời gian thực gửi tính đến ngày rút là

bao nhiêu, được hưởng lãi suất theo những kỳ hạn hoặc tỷ lệ lãi tương ứng theo thỏa thuận.

Nhờ vào các sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú có nhiều khuyến mãi,các sản phẩm có tính nhân văn và sinh lời cao, có nhiều tiện ích, kết hợp với chính sách chăm sóc khách hàng tốt, cơ sở hạ tầng mạng lưới hiện đại SCB đã tăng được quy mô huy động vốn lên một cách đáng kể, điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SCB

ĐVT: tỷ đồng

Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng (%) Các khoản nợ CP và NHNN 3.000 718 1,32 -76 2.157 3,03 200 9.772 8,20 353,04

Tiền gửi và tiền vay của các TCTD khác

11.958 9.551 17,60 -20 17.735 24,91 85,69 18.250 15,32 2,90

Tiền gửi của

khách hàng 30.113 35.122 64,72 16,63 40.930 57,49 16,53 79.192 66,46 93,48 Phát hành giấy

tờ có giá 3.756 8.877 16,36 36,3 10.372 14,57 16,84 11.949 10,03 15,2

Tổng cộng 48.827 54.268 100 11,1 71.194 100 31,19 119.163 100 67,38

90,000 80,000 70,000 60,000 Các khoản nợ CP và NHNN

Tiền gửi và tiền vay của các TCTD khác Tiền gửi của khách hàng

50,000 40,000 30,000 Phát hành giấy tờ có giá 20,000 10,000 - 2009 2010 2011 2012

Hình 2.2: Tăng trưởng huy động vốn của SCB

“Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của SCB”

Hoạt động huy động vốn của SCB chủ yếu từ khách hàng các nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trong tổng nguồn vốn huy động. Đối tượng chủ yếu là các cá nhân, hộ kinh doanh buôn bán sản xuất độ tuổi trung niên. Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động qua các năm của SCB tăng lên, do đầu năm 2012 hợp nhất giữa ba ngân hàng nên số liệu năm 2012 là số liệu tổng hợp của 3 ngân hàng. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động là: 48.827 tỷ đồng, năm 2010 tổng nguồn vốn huy động là: 54.268 tỷ đồng tăng 11,1% so với 2009, năm 2011 tổng nguồn vốn huy động: 71.194 tỷ đồng tăng 31,19% so với năm 2010, năm 2012 tổng nguồn vốn huy động:119.163 tỷ đồng tăng 67,38% so với 2011.

Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước: đến cuối năm 2012 là: 18.250 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,32 % trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 2,9% so với năm 2011.

Tiền gửi của khách hàng: đến cuối năm 2012 đạt 79.192 tỷ đồng chiếm 66,46% trong tổng nguồn vốn huy đồng tăng 93,48% so với năm 2011, sở dĩ nguồn tiền gửi của khách hàng năm 2012 tăng cao như vậy là do năm 2012 hợp nhất giữa 3 ngân hàng.

Phát hàng giấy tờ có giá: tính đến cuối năm 2012 đạt 11.949 tỷ đồng, chiếm 10,3 % trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 15,2% so với năm 2011. Đây chủ yếu là phát hành kỳ phiếu và chứng chỉ vàng.

Tính chung cho cả năm 2012, tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư (Huy động TT1) của SCB đạt 106.712 tỷ đồng, tăng 28.103 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tương đương 35,7% so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 2.300 tỷ đồng/tháng. Khả năng tăng trưởng mạnh và ổn định của nguồn vốn huy động đã góp phần củng cố và gia tăng thanh khoản của ngân hàng, giúp SCB đảm bảo cao nhất khả năng chi trả, đồng thời trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng thêm này, SCB đã thực hiện hoàn trả tổng cộng 10.855 tỷ đồng đối với các khoản vay tái cấp vốn từ NHNN và trên 15.648 tỷ đồng đối với các khoản huy động từ tổ chức tín dụng khác.

3.60% Đầu năm 2012 19% Khơng kỳ hạn Dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên 77.40% Cuối năm 2012 1.70% 21.90% Không kỳ hạn Dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên 76.40%

Hình 2.3Cơ cấu huy động vốn Thị trường 1 theo kỳ hạn đầu năm 2012

“Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, năm 2012”

Hình 2.4 : Cơ cấu huy động vốn Thị trường 1 theo kỳ hạn cuối năm 2012

Đầu năm 2012

19.80%

Vàng (quy đổi) 7.70%

Ngoại tệ (quy đổi)

72.50% VNĐ

Cuối năm 2012

14.80%

5.90%

Vàng (quy đổi) Ngoại tệ (quy đổi) VNĐ

79.30%

Hình 2.5: Cơ cấu huy động Thị trường 1 theo loại tiền đầu năm 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB năm 2012

Hình 2.6: Cơ cấu huy động Thị trường 1 theo loại tiền cuối năm 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB năm 2012

Về cơ cấu huy động theo loại tiền được cải thiện theo hướng an toàn hơn với sự tăng trưởng mạnh của huy động VND, theo đó nguồn vốn huy động VND tăng 49% so với đầu năm và hiện đang chiếm 79,3% huy động TT1.

Tóm lại, tổng nguồn vốn huy của SCB tăng đều qua các năm, riêng năm 2012 do hợp nhất giữa 3 ngân hàng nên tổng nguồn vốn huy động được nâng cao lên. Cơ cấu nguồn vốn đang từng bước được cải thiện theo hướng ổn định và bền vững. Để đạt được này, bên cạnh cơ chế điều hành lãi suất luôn đảm bảo cạnh tranh so với thị trường, SCB luôn linh hoạt và chủ động trong việc triển khai các sản phẩm tiền gửi, chính sách khách hàng phù hợp với biến động của thị trường và nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó cũng với sự phát triển công nghệ, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, năm 2010 SCB đã triển khai thành cơng chương tình “Tiền gửi online” là sản phẩm mới được tích hợp trên Internet banking, mở ra một kênh tiền gửi 24/24 cho khách hàng, tạo nền tảng cho việc mở rộng kênh phân phối của SCB.

Trong thời gian tới với nhiều cơ hội và thách thức, trên cơ sở những thành quả đã đạt được, SCB sẽ tiếp tục hồn thiện và phát triển các sản phẩm, chính sách tiền gửi theo hướng tinh gọn hơn, hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, qua đó giữ vững và tăng cường nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

Sau đây chúng ta cùng xem xét một số Ngân hàng TMCP trong khu vực TP.HCM có quy mơ tổng tài sản và quy mô vốn điều lệ gần tương đương với SCB. Với quy mơ như vậy thì ta có thể so sánh xem tình hình huy động vốn, cho vay của các ngân hàng với nhau.

NH TMCP ACB Eximbank SCB Maritime Bank VPBank DongABank OCeanBank Tổng TS HDBank 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 NH TMCP OCeanBank DongABank SeABank LienVietPostBank Techcombank ACB MB

Eximbank Vốn điều lệ

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,00012,00014,000

ĐVT: tỷ đồng

Hình 2.7: Quy mơ tổng tài sản của các NH TMCP

“Nguồn: Theo số liệu của Reuters và BCTCcủa các NH TMCP, năm 2012”

ĐVT: tỷ đồng

Hình 2.8: Quy mơ vốn điệu lệ của các NH TMCP

“Nguồn: Theo số liệu của Reuters và BCTC năm 2012 của các NH TMCP”

Nhìn chung quy mơ về tổng tài sản và vốn điều lệ của SCB tương đối lớn trong khu vực ngân hàng thương mại cổ phần, nhờ vào hợp nhất từ 3 ngân hàng cổ

phần nên tổng tài sản và vốn điều lệ của SCB đã tăng lên đáng kể. Về tổng tài sản SCB chỉ xếp sau Sacombank, Eximbank, MB, ACB và Techcombank. Về vốn điều lệ chỉ xếp sau MB, Sacombank và Eximbank.

Bảng 2.2: Bảng số liệu về huy đông vốn của một số NH TMCP

(ĐVT: tỷ đồng) NH TMCP Huy động vốn Tỷ lệ tăng Năm 2011 Năm 2012 HDBank 39.685 46.368 17% VPB 29.412 59.514 102% Đông Á 48.119 61.690 28% PNB 65.069 69.542 7% Lienvietpostbank 102.814 97.623 -5% SHB 64.311 104.131 62% SCB 71.194 119.163 67% STB 111.513 138.502 24% EIB 146.144 140.487 -4% Techcombank 163.445 161.212 -1%

“Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, năm 2011, 2012”

Nhìn chung tình hình hoạt động huy động vốn của nhóm các ngân hàng thương mại hầu hết tăng lên qua các năm, chỉ có Lienvietpostbank, EIB, Techcombank là tỷ lệ tăng trưởng âm, tức huy động vốn giảm so với năm trước. Đứng đầu và VPB tăng trưởng tới 102%, kế đến là SCB tăng trưởng 67% so với năm 2011. Điều này cho thấy thị phần huy động vốn của SCB là tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng cao.

2.2.6dụng

Trước đây, SCB thực hiện chính sách tín dụng tăng trưởng bền vững, chú trọng ưu tiên vốn cho các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hộ kinh doanh tiểu thương, đẩy mạnh cho vay xuất

nhập khẩu, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản và hạn chế cho vay tiêu dùng theo đúng chủ trương của NHNN. Tuy nhiên trong thời gian gần đây SCB đã tập trung vốn để đầu tư dài hạn cho các dự án. Trong năm 2012, SCB chủ trương tăng trưởng tín dụng hạn chế, trong đó chủ yếu tập trung cơ cấu nợ, thu hồi các khoản nợ kém chất lượng, kết hợp tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng thuộc các lĩnh vực ưu tiên.Vì vậy, dịch vụ ngân hàng bán lẻ mảng tín dụng chưa phát triển trong thời gian hiện nay.

Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ tín dụng của SCB qua các năm

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Loại hình Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Phân theo cơ cấu KH Doanh nghiệp 13.244 14.119 15.053 23.312 Cá nhân 18.066 19.059 28.681 64.842 Tổng dư nợ 31.310 33.178 43.734 88.154 Phân theo thời hạnvay Ngắn hạn 20.366 8.391 14.416 19.835 Trung dài hạn 10.944 24.787 29.318 68.319 Tổng dư nợ 31.310 33.178 43.734 88.154

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên qua các năm của SCB

Về quy mơ tăng trưởng tín dụng, tính đến 31/12/2012 tổng mức dư nợ cho vay của SCB đạt mức 88.154 tỷ đồng, tăng 22.085 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33,4 % so với đầu năm 2012 sau khi hợp nhất.

Đầu năm 2012 7.20% Ngắn hạn 38% Trung hạn Dài hạn 54.80% Cuối năm 2012 19.30% 22.50% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn 58.20%

Hình 2.9: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn đầu năm 2012

“Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, năm 2012”

Hình 2.10: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cuối năm 2012

1% 4.5% Đầu năm 2012

Vàng (quy đổi) Ngoại tệ (quy đổi) VNĐ 94.5% Cuối năm 2012 0.6% 0.5% Vàng (quy đổi) Ngoại tệ (quy đổi) VNĐ

98.9%

Hình 2.11: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền đầu năm 2012

“Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, năm 2012”

Hình 2.12: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền cuối năm 2012

“Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, năm 2012”

Về cơ cấu dư nợ của SCB, do chủ trương tăng trưởng tín dụng hạn chế, chủ yếu tập trung cơ cấu nợ, thu hồi các khoản nợ kém chất lượng nên cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của SCB có sự thay đổi trong năm 2012, cụ thể nhìn vào hình vẽ ta thấy: đầu năm 2012 dự nợ ngắn hạn của SCB chiếm 38% tỷ trọng dư nợ nhưng đến cuốinăm 2012 thì giảm cịn 22,5%. Trong khi dư nợ trung và dài hạn thì tăng lên, đặc biệt do cho vay cơ cấu lại các khoản nợ của các dự án dài hạn nên tỷ trọng dư

nợ dài hạn đầu năm 2012 chỉ chiếm 7,2% trong tổng tỷ trọng dư nợ mà đến cuối năm 2012 đã tăng lên 19,3%.

Về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: với mục tiêu tăng cường công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn, trong năm 2012 SCB đã giảm 8,4% tỷ lệ nợ xấu so với thời điểm đầu năm, nhưng đến cuối năm 2012 tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức 7,22%. Một tỷ lệ quá cao so với quy định của nhà nước là ở mức 3%.

Ngoài ra, SCB vẫn tiếp tục áp dụng các chính sách ưu đãi cho khách hàng như Chính sách ưu đãi đối với khách hàng chuyển doanh thu về SCB, đặc biệt trong năm 2012 thực hiện chủ trương của NHNN, SCB đã liên tục giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng của các NHTM

ĐVT: tỷ đồng

NH TMCP Cho vay Tỷ lệ tăng

Năm 2011 Năm 2012 HDBank 13.847 21.148 53% Lienvietpostbank 37.388 28.943 -23% VPB 29.184 36.903 26% PNB 35.338 43.633 23% Đông Á 44.003 50.650 15% SHB 29.161 56.939 95% Techcombank 63.451 68.261 8% EIB 74.668 74.992 0,4% SCB 43.734 88.154 102% STB 79.429 96.334 21%

“Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM qua các năm”

Nhìn vào bảng ta thấy dư nợ của SCB vào năm 2011 là: 43.734 tỷ đồng chiếm 9,7% dư nợ và đứng thứ 5/10 trong nhóm 10 ngân hàng thương mại nêu trên. Năm 2012 thì nhờ vào sự hợp nhất của 3 ngân hàng lại với nhau nên dư nợ của SCB đã

đạt 88.154 tỷ đồng chiếm 15,6% trong tổng dư nợ của nhóm 10 ngân hàng TMCP nêu trên và xếp thứ 2/10 sau ngân hàng Sacombank. Điều này cho thấy thị phần cho vay của SCB vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn, mặc dù chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN.

2.2.7ịch vụ thanh tốn

2.2.7.17.1Phát hành và thanh tốn thẻ ATM

Trên lộ trình phát triển dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử, nếu như năm 2008 là năm đánh dấu một cột mốc quan trọng bằng việc SCB xây dựng xong hệ thống phát hành thẻ ATM Switch và đưa hệ thống phát hành thẻ độc lập đi vào hoạt động. Thì năm 2012 được xem là cột mốc thứ 2 khi SCB chuyển đổi thành công hệ thống thẻ Narada sang hệ thống Cardworks hiện đại hơn, bảo mật hơn, đồng thời kết nối vào hệ thống Corebanking mới-Flexcube. Việc chuyển đổi hệ thống thẻ với chi phí đầu tư đáng kể nhằm tạo nền tảng vững chắc mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao.

Thực hiện triển khai hệ thống Internet Banking Oracle Flexcube và hoàn tất chuyển đổi dữ liệu của 120.000 khách hàng trên hệ thống Internet banking của SCB

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w