Nam giai đoạn từ 2004 đến 2013
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 NHTMNN 77% 73% 65% 55% 52% 51% 49% 51% 52% 51% NHTMCP 12% 15% 21% 29% 32% 33% 37% 36% 35% 35% NHNNg& CN NHNng 10% 10% 9% 9% 10% 10% 9% 9% 9% 10% NHLD 2% 2% 5% 7% 6% 6% 5% 4% 4% 4% (Nguồn: Ngân hàng Nhà
nước) Khối NHTMNN: hiện vẫn đang chiếm thị phần chi phối trên các mảng
hoạt động chính. Tuy nhiên thị phần của khối này đang có xu hướng thu hẹp do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khối NHTMCP và NHNNg&LD. Từ năm 2006 đến nay, thị phần của khối này giảm mạnh là do các NHTMNN không tập trung nhiều vào tăng trưởng
hoạt động mà tập trung vào việc tăng cường năng lực tài chính cũng như quản lý chất lượng tín dụng.
Khối NHTMCP : Khối NHTM cổ phần có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị
phần của khối NHTM nhà nước: Các NHTM cổ phần có cơ cấu cổ đơng đa dạng hơn các NHTM nhà nước, tập trung vào hoạt động cho vay các SMEs và hoạt động Ngân hàng thương mại bán lẻ. Một nguyên nhân khác là do q trình tăng trưởng nóng về quy mơ, đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán 2006 – 2007 đã tạo nên sự dịch chuyển thị phần mạnh mẽ, chiếm lĩnh được thị phần từ khối NHTM nhà nước..
Khối NHNNg&LD: đây là khối có sự tăng trưởng nhanh và khá đều đặn về số lượng
Ngân hàng thương mại. Thị phần hoạt động của khối CN NHNN & LD khá ổn định nguyên nhân là do khối này chịu quy định hạn chế đối với việc huy động vốn bằng đồng VND từ khách hàng cá nhân, khả năng mở rộng thị phần bị hạn chế.
2.2.2.2. Tăng trưởng tín dụng
Bảng 2.9. Dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2013 Chỉ tiêu/năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 422 553 694 1,068 1,339 1,869 2,387 2,697 2,938 3,121 Tăng trưởng tín dụng (%) 42.08 31.10 25.44 53.89 25.43 39.57 27.70 13.00 8.91 6.24 (Nguồn: Ngân hàng Nhà
nước) Năm 2005, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại so với
năm 2004 (giảm 10.98%) là do các Ngân hàng thương mại đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng hơn là mở rộng khối lượng cho vay. Tăng trưởng tín dụng cao nhất ở năm 2007 (53.89%), do thị trường bất động sản phát triển, các Ngân hàng thương mại tập trung cho vay vào lĩnh vực này tăng cao. Đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng có
xu hướng tăng chậm lại và giảm đáng kể so với năm 2007, chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng của năm 2007. Sang năm 2009, tín dụng đã tăng mạnh trở lại, tăng 1,6 lần so với năm 2008, tín dụng tăng là do chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Trong hai năm 2010 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống trở lại, đặc biệt trong năm 2011, tín dụng chỉ tăng trưởng 13%. Tín dụng tăng trưởng chậm là do lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp trong nước gặp phải khó khăn do ảnh hưởng của suy thối kinh tế thế giới, hàng tồn kho nhiều, nên các doanh nghiệp ngại vay vốn, cộng thêm quy định của NHNN tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng thương mại đến cuối năm 2011 không được vượt quá 20% nên các Ngân hàng thương mại hạn chế cho vay, do đó năm 2011 tín dụng tăng trưởng rất thấp. Đặc biệt, năm 2012, tín dụng chỉ tăng trưởng 8.91%, tăng thấp nhất trong các năm, mặc dù lạm phát đã giảm nhưng tình hình kinh tế trong nước vẫn cịn khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho chưa được giải phóng, vẫn tồn đọng nhiều, doanh nghiệp khơng có nhu cầu vay vốn. Trong năm 2013, tăng trưởng tín dụng được cải thiện đáng kể từ 0.1% vào cuối Q1 lên 4.51% vào cuối Q2 và đạt 6,24% vào cuối Q3. Nguyên nhân tăng trưởng chính trong năm 2013 đến từ nhóm NHTMCP có thế mạnh về mảng bán lẻ như VPB, STB, ACB và EIB. BIDV và MBB là hai Ngân hàng thương mại bán bn có mức tăng trưởng nổi trội trong chín tháng 2013 , trong khi các NH có cổ phần Nhà nước chi phối cịn lại khơng đạt được mức tăng khả quan. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2012, nhìn chung tín dụng tồn ngành có sự tăng trưởng tốt trong Q2 và Q3 với kỳ vọng tín dụng sẽ tiếp tục được cải thiện dần trong những tháng cuối năm do tác động của yếu tố mùa vụ cũng như nỗ lực đẩy mạnh tín dụng của các NH lớn. Nhìn chung, tín dụng đối với nền kinh tế tăng nhanh qua các năm, trong đó tỷ trọng cho vay phần lớn tập trung ở khối NHTM Nhà Nước (chiếm hơn 50% dư nợ cho vay của toàn hệ thống qua các năm), tiếp đến là các NHTM cổ phần (khoảng 40%), các khối cịn lại chiếm tỷ trọng cho vay khơng đáng kể .
53.89 42.08 39.57 31.10 27.70 25.44 25.43 13.00 5.89 8.91 5.03 8.4 8.7 8.48 7.7 6.31 5.32 6.78 5.146.24 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng tín dụng (%) Tăng trưởng GDP (%)
2.2.2.3.Một số đánh giá
Trong những năm qua, có 3 thời điểm tăng trưởng tín dụng tăng rất nhanh vượt quá con số 40%/năm là 2004, 2007 và 2009. Thực tế thì tín dụng nội địa đã tăng đến 53.89% trong năm 2007. Chính sự tăng quá mức này, đã gây áp lực lên mức giá và hệ quả là lạm phát năm 2008 lên đến 23%. Đáng chú ý hơn, chính áp lực tăng giá của năm 2008, dẫn đến việc thắt chặt tín dụng nội địa trong năm 2008 (25.43%), khiến vốn kinh doanh trở nên khan hiếm, gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh. Tương tự với tăng trưởng nhanh của tín dụng nội địa năm 2009. Đây là hệ quả của các gói kích thích kinh tế (đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất) nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế do tác động của khoảng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng nội địa tới 37.53% trong năm 2009 (tương tự như 45% trong năm 1999), nhưng sản lượng chỉ tăng trưởng ở mức 8%. Điều này có thể do một phần của gói tăng trưởng tín dụng nội địa này khơng hiệu quả, trong khi đó đã tạo áp lực tăng giá năm 2010.
Hình 2.1. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến 2013
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục thống kê)
Từ năm 2011 – 2013, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại đã dần bộc lộ những hạn chế, tăng trưởng tín dụng thấp, rủi ro tín dụng gia tăng, nợ xấu tăng
liên tục mặc dù lạm phát đã giảm, lãi suất cho vay hạ nhiệt, tỷ giá hối đối ổn định. Những khó khăn, bất cập được tích lũy sau nhiều năm dần bộc phát và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, điển hình là khối lượng nợ xấu khổng lồ mà hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đang tìm cách xử lý.
2.2.3. Rủi ro tín dụng và nợ xấu
2.2.3.1. Rủi ro tín dụng
Tăng trưởng tín dụng q nóng trong những năm gần đây đã tạo ra sức ép cho nền kinh tế. Đặc biệt năm 2004, 2007 và 2009 tăng trưởng mạnh xấp xỉ 40%. Bên cạnh đó, sự tụt dốc của thị trường chứng khốn và diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản cùng với sự xuất hiện tín dụng đen đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, để lại hậu quả là rủi ro tín dụng nói chung và nợ xấu nói riêng tích lũy qua nhiều năm.
Có rất nhiều tiêu chí để nhận diện rủi ro tín dụng, song rủi ro tín dụng hiện nay tập trung chủ yếu vào vấn đề nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Nguyên nhân là do khối lượng nợ xấu ngày một nhiều, và mặc dù NHNN đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhưng nợ xấu Ngân hàng thương mại khơng có dấu hiệu giảm, ngược lại ngày càng gia tăng. Do đó, để phân tích rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2013, tác giả tập trung đi sâu phân tích tình hình nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
2.2.3.2. Tình hình nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm
2004 đến 2013
Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu hết các quốc gia, các hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính. Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nói riêng. Điều này đặt ra u cầu cho tất cả các nước cần phải có những biện pháp xử lý và ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh. Trong q trình phát
triển, hệ thống tài chính của nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng, phát sinh khối lượng nợ xấu rất lớn.
Nợ xấu gia tăng
Từ năm 2004 đến năm 2007, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể, từ mức 2,85%/năm xuống còn 2,00%/năm. Nhưng năm 2008, tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại (3,50%/năm), tăng hơn gấp đôi so với năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng là do phát sinh nợ xấu từ tín dụng bất động sản. Tín dụng bất động sản năm 2007 tăng cao, các Ngân hàng thương mại tập trung cho vay vào lĩnh vực bất động sản, và khi bong bóng bất động sản vỡ tan, thị trường bất động sản xuống giá, người vay không trả được nợ làm phát sinh nợ xấu. Sang năm 2009 và năm 2010, tỷ lệ nợ xấu đã được cải thiện, giảm xuống còn 2,2%/năm. Đến năm 2011, lạm phát tăng cao, để hạn chế lạm phát, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, quy định tăng trưởng tín dụng khơng được vượt quá 20%, dẫn đến các Ngân hàng thương mại hạn chế cho vay, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn, làm nợ xấu tăng.
Hình 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013
(Nguồn: Số liệu báo cáo thường niên của NHNN qua các năm)
Tuy nhiên, các con số trên chưa chắc đã phản ánh hết nợ xấu của các Ngân hàng thương mại. Theo tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Rating đánh giá tỷ lệ nợ xấu
của Việt Nam là 13% trong khi con số này do NHNN tính tốn chỉ là 2,37% (tính đến 20/6/2011). Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 4,62% và là mức cao nhất trong các năm qua, mặc dù các Ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay, tình hình lạm phát đã được cải thiện và giảm đáng kể, nhưng doanh nghiệp vẫn khó khăn, tình hình kinh doanh giảm sút, doanh thu sụt giảm, khơng có nguồn thu để trả nợ Ngân hàng thương mại, vì vậy mà nợ xấu tăng cao vào trong năm 2012 – 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng nợ xấu bình quân trong 9 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với năm trước. Trong đó, nếu khơng thực hiện cơ cấu nợ và không xử lý bằng dự phòng rủi ro trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu tồn hệ thống đến cuối tháng 9/2013 lên tới 12,7%.
Nợ xấu có nguy cơ mất vốn chiếm tỷ trọng lớn
Nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại không chỉ tăng nhanh trong thời gian qua mà nguy cơ mất vốn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nợ khơng đủ tiêu chuẩn, khiến nợ xấu của ngành Ngân hàng thương mại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo BCTC của mười sáu NHTM tính đến thời điểm 30/09/2013, so với thời điểm cuối năm 2012, nợ có khả năng mất vốn của các Ngân hàng thương mại đặc biệt tăng rất mạnh. Cụ thể, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ cho vay khách hàng của SHB đang ở mức cao nhất với 5,5%, tiếp đến là của PG bank là 5,25%, của NamVietBank với 4,21%; của Saigonbank là 2,78%, của PhuongNambank là 2,29%, của Techcombank là 1,98%, của Vietinbank là 1,57%; của Vietcombank là 1,07% . Nợ có khả năng mất vốn của các Ngân hàng thương mại khác trong khi đó cũng xấp xỉ mức 1% trên dư nợ cho vay khách hàng như là 0,70% của BIDV; của Eximbank là 0,94%; của MB là 1,2%...tuy nhiên số tuyệt đối lại thuộc về Vietinbank với 5.431 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn
Hình 2.3. Nợ có khả năng mất vốn vốn của 16 NHTMVN tại thời điểm 30/9/2013
(Nguồn: http://www.vietfin.net/tinh-hinh-no-xau-cua-cac-tctd-9t-2013/)
Nợ xấu chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản
Tính đến 31/05/2013, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản là 6,53%, cao hơn so với mức 5,39% của thời điểm 31/12/2012, trong đó tổng dư nợ bất động sản khoảng
237.509 tỷ đồng3. Bên cạnh đó, theo tính tốn của VAMC, khoảng tháng 10/2013,
tổng số nợ xấu VAMC mua được là 6.500 tỷ đồng, trong đó nợ xấu bất động sản
chiếm đến 67%4. Qua đó có thể thấy, tỷ trọng nợ xấu bất động sản đang ngày càng
tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, nợ xấu bất động sản đang ngày một trầm trọng hơn do khả năng thu hồi thấp, đặc biệt là trong tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản trong giai đoạn này.
3. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trích dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, gửi Chính phủ ngày
09/08/2013. Xem tin tại: http://vneconomy.vn/20130809121055877P0C17/ca-du-no-va-no-xau-
bat-dong-san-deu-tang.htm
4 . Phỏng vấn ơng Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam (VAMC). Xem tin tại: http://vneconomy.vn/2013102103391445P0C6/no-xau-da-
Hình 2.4. Cơ cấu nợ xấu của VAMC tại thời điểm 20/10/2013
Nguồn: http://vneconomy.vn/2013102103391445P0C6/no-xau-da-mua-khong-lien-
quan-den-vinashin.htm
Ngoài ra, vấn đề cần lưu ý là bất động sản cũng là nguồn thế chấp tài sản lớn nhất của các doanh nghiệp cũng như người dân trong việc vay vốn của Ngân hàng thương mại. Theo những tính tốn của NHNN trong năm 2012 thì tỷ lệ thế chấp bằng BĐS chiếm khoảng 60% tổng tài sản đảm bảo của các Ngân hàng thương
mại5. Khi thị trường BĐS suy giảm, những khoản nợ xấu, nợ quá hạn được thế chấp
bởi bất động sản sẽ rất khó thanh lý. Việc thanh lý mạnh các tài sản thế chấp sẽ khiến cho giá BĐS bị suy giảm thêm và làm trầm trọng thêm tình hình nợ xấu của nền kinh tế.
Mặc dù NHNN đang yêu cầu rút tỷ lệ tín dụng phi sản xuất, trong đó chủ yếu là bất động sản . Tuy nhiên, với tình hình thị trường khó khăn như hiện nay thì khả năng nợ xấu trong bất động sản sẽ cịn tăng lên.
Nhìn chung, trong năm 2013 thì nợ xấu được xem là vấn đề nghiêm trọng và khẩn cấp đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Dù biết rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nào cũng tạo ra nợ xấu cho các Ngân hàng thương mại. Khi kinh
5 . Trả lời của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ngày 11.4.2012 tại cuộc họp báo về những điều chỉnh chính sách, trọng tâm là lãi suất và cơ chế tín dụng mới. Xem tin tại:
tế khó khăn, doanh nghiệp hay hộ gia đình vay một lượng tiền lớn thì khả năng rơi vào tình trạng không thể trả được nợ cũng cao, dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng thương mại gia tăng. Nhưng đối với Việt Nam, tuy chưa phải là một cuộc khủng hoảng tài chính thực sự nhưng nợ xấu cũng hết sức trầm trọng. Đây là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế phát triển lệch lạc và sự yếu kém chung của toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại. Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam với con số cao như hiện nay bởi đã trải qua một q trình tích lũy lâu dài trong nền kinh tế. Nguyên nhân sâu xa của sự tăng mạnh nợ xấu phải kể đến những