1.3.1.Khái niệm
Hiệu quả quản trị là mức độ đạt được trong q trình điều hành và thực hiện các chính sách, chiến lược và mơ hình quản trị đã đề ra. Các nhà quản trị định kỳ
đánh giá tồn diện cơng tác quản trị để biết được hiệu quả đạt được như thế nào; xem xét quy trình quản trị có bị vướng mắc, trở ngại ở khâu nào; các công cụ, phương pháp quản trị có phù hợp hay cần phải sửa đổi, bổ sung…
Hiệu quả quản trị RRTD là mức độ đạt được trong q trình điều hành và thực hiện các chính sách, chiến lược và mơ hình quản trị RRTD đã đề ra. Quản trị RRTD chỉ mang lại hiệu quả nếu cơ chế quản trị rủi ro được xây dựng trên nền tảng khoa học được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Hiệu quả quản trị nói chung và hiệu quả quản trị RRTD nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một NHTM có cơng tác quản trị RRTD không hiệu quả hoặc không đạt hiệu quả tối đa sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng, việc kiểm sốt RRTD khơng tốt sẽ dẫn đến nợ xấu gia tăng đồng nghĩa với việc dự phịng rủi ro tăng lên, hiệu quả hoạt động tín dụng giảm sút, từ đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng khơng đạt được kết quả mong muốn. 1.3.2.Ý nghĩa nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
- Đối với các NHTM: Việc nâng cao hiệu quả quản trị RRTD góp phần đảm bảo và làm gia tăng lợi nhuận; có khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn, tăng vịng quay vốn tín dụng, tạo thêm nguồn vốn, từ đó mở rộng khả năng cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác; tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại khác do khơng thu hồi được vốn đã cho vay; giúp các NHTM thu hút nhiều khách hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, qua đó tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín ngân hàng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM trên thị trường.
- Đối với nền kinh tế: Việc nâng cao hiệu quả quản trị RRTD giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an tồn và hiệu quả, góp phần cải thiện khả năng phịng chống của hệ thống tài chính từ những tác động tiêu cực của thị trường tài chính thế giới. Giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Từ đó tạo ra nhiều cơng ăn việc làm,
làm giảm thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế.
1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
- Hệ thống pháp lý: Rủi ro pháp lý là loại rủi ro rất khó để kiểm sốt, sự thay đổi liên tục các văn bản pháp luật trong khoảng thời gian ngắn khiến các ngân hàng khơng kịp ứng phó; hoặc sự chồng chéo, không nhất quán giữa các văn bản pháp luật nên khi vận dụng vào thực tiễn bị vướng mắc và bất cập. Chẳng hạn, việc xử lý TSBĐ (Bất động sản) tại các ngân hàng hiện nay đang gặp vướng mắc, một phần do trình độ và khả năng của cán bộ ngân hàng nhưng phần lớn do thủ tục pháp lý phức tạp, cơ chế pháp lý chưa phù hợp. Chính hệ thống pháp lý không đồng bộ làm cho hoạt động quản trị RRTD của các NHTM không đạt được hiệu quả tối đa.
- Nguồn nhân lực: Đây là nhân tố rất quan trọng và quyết định các nhân tố khác trong hoạt động quản trị RRTD. Nguồn nhân lực mà đặc biệt là HĐQT và Ban Tổng Giám đốc có trình độ học vấn và chun mơn cao sẽ đưa ra các định hướng, chiến lược và mục tiêu hoạt động hiện đại, tiên tiến và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, nhân viên được đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành sẽ hấp thụ và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của ngân hàng. Hiện nay ở một số NHTM, Lãnh đạo quản trị ngân hàng theo cảm tính, khơng chun nghiệp, mang tính kinh nghiệm, chưa chú trọng cơng tác quản trị rủi ro,… cán bộ tín dụng thiếu khả năng, kỹ năng dự báo kinh tế, thị trường, phân tích tình hình tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp. Chế độ đãi ngộ khơng hợp lý, không giữ chân được nhân tài.
- Công nghệ: Yếu tố công nghệ cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản trị RRTD, nó là một cơng cụ hỗ trợ hữu hiệu trong quản trị RRTD. Một ngân hàng có cơng nghệ yếu kém, lạc hậu sẽ ảnh hưởng lớn và làm trì trệ mọi hoạt động. Cụ thể, hệ thống máy tính và các trang thiết bị cũ, lỗi thời; các chương trình máy tính, phần mềm ứng dụng, phần mềm bảo vệ, bảo mật về dữ liệu và thông tin không được đảm bảo, cải tiến và cập nhật theo yêu cầu thực tiển;
phương thức quản trị công nghệ không phù hợp;…sẽ gây ra nhiều khó khăn và trở ngại trong hoạt động quản trị RRTD.
- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng về danh mục cho vay, lãi suất, định giá TSBĐ,… nếu không được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn sẽ tác động không nhỏ đến hiệu quả quản trị RRTD. Chẳng hạn, lãi suất cho vay khơng được xác định dựa trên chi phí vốn, mức độ rủi ro và mức lợi nhuận hợp lý của ngân hàng nghĩa là các ngân hàng không định giá khoản vay trên cơ sở đảm bảo lãi cho vay đủ bù đắp chi phí biên của vốn, chi phí quản lý khoản vay, phần bù rủi ro và lợi nhuận hợp lý. Việc định giá khoản vay được thực hiện một cách cảm tính hoặc cứng nhắc dựa vào mức lãi suất chung cho tất cả khách hàng, việc lượng hóa độ rủi ro của khách hàng, dự án gặp khó khăn khi ngân hàng khơng có phần mềm và đầy đủ thông tin để thực hiện, các thông số của thị trường dùng trong đo lường (hệ số bêta, xếp hạng tín dụng,…) chưa có cơ quan chun nghiệp để xác định.
- Phương thức quản trị RRTD: Phương thức quản trị RRTD bao gồm phương pháp, công cụ và mơ hình quản trị RRTD mà các nhà quản trị sử dụng để nhận diện, phân tích, đo lường và đánh giá RRTD nhằm kiểm sốt và hạn chế RRTD ở mức chấp nhận được. Vì vậy, nếu ngân hàng sử dụng phương thức quản trị RRTD khơng phù hợp thì việc kiểm sốt RRTD sẽ khơng hiệu quả. Hiện nay đã có nhiều NHTM chú trọng hơn đến quản trị rủi ro và thực hiện mơ hình quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel nhưng vẫn còn nhiều NHTM chưa xây dựng được mơ hình thích hợp để lượng hóa RRTD. Một số NHTM đang áp dụng chương trình chấm điểm tín dụng hoặc hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường RRTD nhưng mỗi ngân hàng tự xây dựng và không theo một quy chuẩn chung phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu và thơng tin khách hàng: Chương trình quản lý dữ liệu và nguồn cung cấp thông tin khách hàng cũng là yếu tố quan trọng và có tính nền tảng trong hoạt động quản trị RRTD. Các NHTM hiện nay cố gắng đầu tư các chương trình quản lý cơ sở dữ liệu nhưng nhìn chung vẫn chưa hồn thiện, nguồn cung cấp thơng tin chưa chính xác và cịn nghèo nàn, thông tin đầu vào cần thiết phục vụ việc ra quyết định của ngân hàng chưa được thu thập, lưu trữ và xử lý hiệu
- 20 -
quả, thơng tin khách hàng lấy từ các nguồn phi chính thức. Từ đó việc phân tích tín dụng và đo lường rủi ro thiếu chính xác dẫn đến hiệu quả quản trị RRTD của các NHTM hiện nay khơng cao.
1.3.4.Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
Hiệu quả quản trị RRTD thể hiện mức độ hồn thành cơng tác quản trị RRTD của NHTM thông qua các chỉ tiêu về kết quả như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ khả năng bù đắp RRTD,…Duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu hợp lý, trong giới hạn cho phép nghĩa là RRTD được kiểm soát, hoạt động quản trị RRTD đạt hiệu quả cao. Ngồi ra, các tiêu chí về ngun nhân như: trình độ nguồn nhân lực, trình độ cơng nghệ (cả về máy móc thiết bị, cơ sở dữ liệu và phương thức quản trị điều hành), chính sách và chiến lược hoạt động,…cũng cần phải được xem xét khi đánh giá hiệu quả quản trị RRTD. Một ngân hàng có trình độ nguồn nhân lực cao, chun nghiệp và năng động; trình độ cơng nghệ tiên tiến, hiện đại và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế,… sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả quản trị RRTD.
-Tỷ lệ nợ quá hạn:
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ trên chỉ đề cập đến những khoản nợ đã quá hạn, mà không đề cập đến những món vay có một kỳ hạn đã quá hạn (lúc này, toàn bộ dư nợ từ kỳ hạn đó trở về sau sẽ bị chuyển nợ quá hạn). Như vậy, chính xác hơn, ta có:
Tổng dư nợ có nợ quá hạn
Tỷ lệ dư nợ quá hạn = x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Nợ quá hạn (Non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Một cách tiếp cận khác, nợ q hạn là những khoản tín dụng khơng hoản trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để bảo đảm
- 21 -
quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành 4 nhóm (từ nhóm 2 đến nhóm 5):
- Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày : Nợ cần chú ý - Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày : Nợ dưới tiêu chuẩn - Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày : Nợ nghi ngờ
- Nợ quá hạn trên 361 ngày : Nợ có khả năng mất vốn
- Tỷ lệ nợ xấu:
Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu (Bad debt): là những khoản nợ quá hạn từ 91 trở lên mà khơng địi được và không được tái cơ cấu.
Nợ xấu là khoản nợ mang các đặc trưng:
- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.
- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
- Tài sản bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trãi nợ gốc và lãi.
- Hệ số rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ cho vay
Hệ số rủi ro tín dụng = x 100%
Tổng tài sản có
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.
- Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng = x 100% Dư nợ cho kỳ báo cáo
- Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Dự phịng RRTD được trích lập
Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = x 100%
Nợ q hạn khó địi
1.4.Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới
1.4.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc
Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại tại nước này thường xuất phát từ:
- Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu – mà khơng đánh giá nguồn trả nợ chính.
- Trình độ chuyên mơn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.
- Coi nhẹ các tiêu chuẩn an tồn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Khơng văn bản hố thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.
- Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,…Khơng có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.
Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc. 1.4.2.Kinh nghiệm của Nhật Bản
Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng khơng thể hoạt động tốt được. Cho dù ngân hàng đóng vai trị hỗ trợ đối với các ngành cơng nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp khơng khỏe mạnh, thì khơng chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng. Mặt khác, do khơng có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thốt nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.
Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hỗn những biện pháp dứt khốt đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải được thay thế.
1.4.3.Kinh nghiệm của Mỹ
Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Mỹ cho thấy, để việc kiểm sốt rủi ro tín dụng hiệu quả cần: