Hoàn thiện khung pháp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) (Trang 72)

3.3. Kiến nghị đố ới Chính phủ và Ngân hàng Nhàn ước

3.3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý

Khi nền kinh tế có sự chuyển biến ngược chiều không như mong muốn, thông qua các chuyên gia tư vấn cũng như các kiến nghị hợp lý của các doanh nghiệp, các ngân hàng, Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng rà sốt lại toàn bộ hệ thống

khung pháp lý điều tiết hệ thống ngân hàng hiện tại trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng thương mại, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, cần có đề xuất sửa đổi Nghị định 163 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Bộ luật dân sự về việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản tại các NHTM hiện nay; cần thống nhất quan điểm và quy định cụ thể về thế chấp và bảo lãnh trong hoạt động tín dụng ngân hàng của tòa án, thi hành án, NHNN, cơ quan cơng chứng, Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất.

Nhằm giúp duy trì sự ổn định tài chính của các ngân hàng, NHNN cần áp đặt những hạn chế pháp lý đối với các định chế tài chính như: giới hạn dư nợ tín dụng, quy định tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn trong cho vay dài hạn. Xử phạt về sự không tuân thủ như báo cáo nợ quá hạn, cho vay hơn 15% vốn tự có…

3.3.2.2.Nâng cao hoạt động thanh tra, kiểm soát, giám sát ngân hàng

NHNN đóng vai trị là cơ quan giám sát ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Vì vậy NHNN được quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với TCTD khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm được trách nhiệm quan trọng này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của NHNN.

Trước hết, hồn thiện mơ hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo chiều dọc từ trung ương xuống địa phương và có sự độc lập tương đối về điều hành và

hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN. Quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra dựa trên cơ sở ứng dụng những yêu cầu cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an tồn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thơng tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.

Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ.

Xây dựng và triển khai khn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp các rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các TCTD theo tiêu chuẩn CAMEL.

3.3.2.3 Hoàn thiện hệ thống thơng tin tín dụng trong hoạt động ngân hàng

Nhằm từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng trong hoạt động ngân hàng, NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thơng tin tín dụng cho CIC, phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thơng tin tín dụng khơng đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những trường hợp phát hiện thơng tin khơng chính xác, NHTM phải chịu phạt vi phạm hành chính cũng như bồi thường thiệt hại cho NHTM khác đã sử dụng thơng tin khơng chính xác đó gây ra. Bên cạnh đó cần có quy định khen thưởng đối với các NHTM chấp hành tốt quy chế hoạt động thơng tin tín dụng nhằm động viên các NHTM nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Thông tin cung cấp nên có cả phần nhận xét định tính về khách hàng vay bên cạnh các chỉ tiêu định lượng như hiện nay, chi tiết về các khoản có liên quan, ví dụ như: tư cách người vay, tình hình bảo lãnh vay vốn, TSBĐ, dư nợ vay và chất lượng tín dụng trong các thời kỳ.

CIC nên tăng cường chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thơng tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó định kỳ hàng q có thơng báo tồn ngành về nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế.

3.3.2.4. Hoàn thiện quy định về xếp hạng khách hàng của ngân hàng thương mại

Hiện nay, chưa có quy định thống nhất về mục tiêu, phương pháp xếp hạng khách hàng, dẫn đến tình trạng mỗi ngân hàng xây dựng một quy chế xếp hạng riêng. Hậu quả là cơ sở dữ liệu không tập trung và không được chia sẻ giữa các ngân hàng, gây lãng phí nguồn lực. Các ngân hàng cần sớm nhận thấy khó khăn tiềm ẩn khi độc lập phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình. Đó là khơng thể so sánh được thơng tin xếp hạng tín dụng giữa các NHTM. NHNN và Hiệp hội ngân hàng cần có những định hướng cụ thể trong việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chung cho cả hệ thống.

NHNN cần nhanh chóng đặt lộ trình và u cầu các ngân hàng nghiêm chỉnh thực hiện dần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm chuẩn hóa và thống nhất. Định kỳ, hướng dẫn các TCTD bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng mới. Trong giai đoạn đầu, những TCTD chưa đủ khả năng triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, phải sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của một tổ chức độc lập có uy tín do NHNN chỉ định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp đối với Chính phủ và NHNN để nhằm hồn thiện chính sách, hệ thống pháp luật…góp phần giúp cho VPBank cũng như hệ thống NHTM hồn thiện và hiệu quả hơn trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Luận văn đã nêu một cách đầy đủ, xúc tích các khái niệm về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng để người đọc hiểu rõ hơn về mặt lý thuyết. Ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra một số kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới để từ đó làm bài học cho VPBank cũng như các NHTM nói chung.

Tác giả đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Phân tích được các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của VPBank trong thời gian qua để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank cũng như tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn và sử dụng cho các nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, đề tài nghiên cứu khơng thể tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô, các Anh, Chị đồng nghiệp và bạn đọc.

Xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Ngân hàng Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Văn Sĩ, người đã dành nhiều công sức và thời gian để hướng dẫn và giúp tác giả hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kiểm toán hợp nhất Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng năm 2010, 2011, 2012.

2. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng năm 2010, 2011, 2012.

3. Trương Quốc Cường, Đào Minh Phúc, Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi ro tín

dụng ngân hàng thương mại - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia.

4. Hạ Thị Thiều Dao (2010), Giám sát Ngân hàng theo Basel 2 và việc tuân thủ của Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 15.

5. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. 6. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao Động Xã

Hội.

7. Lê Văn Hùng (2007), Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo đức, Tạp chí Ngân hàng, số 6.

8. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và số 19/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

10. Nguyễn Đào Tố (2008), Xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, Tạp chí Ngân hàng, số 6.

11. Văn bản nội bộ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng liên quan đến hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro.

- 70 -

PHỤ LỤC CÁCH THỨC XẾP HẠNG TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK

Hạng và năng lực tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Stt Tổng điểm Hạng của khách hàng

Xác xuất có nợ xấu của từng bộ xếp hạng tín dụng (PD)

Diễn giải năng lực tín dụng Auto loan Housing loan Unsecure loan Other loans 1 >=700 A+ 0,11% 0,00% 0,11% 0,20% Năng lực tín dụng rất tốt 2 680-699 A 0,29% 0,27% 0,29% 0,36% Năng lực tín dụng tốt 3 660-679 B+ 0,68% 0,43% 0,68% 0,62% Năng lực tín dụng khá 4 640-659 B 1,64% 0,78% 1,64% 1,08% Năng lực tín dụng trung bình khá 5 620-639 C+ 3,96% 1,52% 3,96% 1,95% Năng lực tín dụng trung bình 6 600-619 C 9,22% 2,92% 9,22% 3,39% Năng lực tín dụng dưới trung bình 7 <600 D 17,88% 7,39% 17,88% 13,31% Năng lực tín dụng kém

Bảng chỉ tiêu đánh giá xếp hạng đối với khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu đánh giá Quy ước Đơn vị

1. Tuổi của người vay Số Năm

2. Trình độ học vấn cao nhất của khách hàng Chữ

3. Nghề nghiệp Chữ

4. Kinh nghiệm làm việc của người vay Số Năm

5. Kinh nghiệm làm việc của người vay ở vị trí hiện tại Số Năm

6. Tình trạng cư trú Chữ

7. Số người phụ thuộc Số Người

8. Thu nhập hàng năm của người đứng tên vay vốn Số VND

9. Thu nhập hàng năm của những người đồng vay/bảo lãnh

trả nợ Số VND

- 71 -

Chỉ tiêu đánh giá Quy ước Đơn vị

11. Tổng phương án xin vay Số VND

12. Nhóm nợ cao nhất của khách hàng tại các TCTD (bao

gồm cả VPBank) trong vòng 3 năm gần đây Chữ

13. Tổng nợ (kể cả khoản vay đang xét) Số VND

14. Tổng giá trị tài sản tích lũy Số VND

15.Khách hàng hiện đang sử dụng các sản phẩm/dịch vụ nào

của VPBank? Chữ

16. Loại TSBĐ Chữ

17. Mức biến động về giá trị tài sản bảo đảm có thể xảy ra

trong thời gian vay Số %

18. Hạn mức cao nhất trong các thẻ tín dụng của khách hàng Số VND

19. Tình trạng hơn nhân của khách hàng Chữ

20. Tổng số tiền trả nợ hàng tháng của khách hàng Số VND 21. Khoản vay kinh doanh hay phi kinh doanh Chữ

22. Ngày đăng ký xe hình thành từ vốn vay

Ngày tháng năm

23. Tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ (LTV) Số %

24. Loại hình cơng ty đang làm việc Chữ

1. Tuổi của người vay

- Tuổi của người vay được tính trịn năm từ thời điểm ngày/tháng/năm sinh của khách hàng tới thời điểm khách hàng được xếp hạng tín dụng.

- Nguồn thơng tin: Chứng minh thư nhân dân hoặc các giấy tờ chứng minh nhân thân khác của khách hàng.

2.Trình độ học vấn của khách hàng

- Trình độ học vấn của khách hàng được xác định trên cơ sở cấp học vấn cao nhất của khách hàng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, bao gồm:

A - Tiểu học B - Cấp 2/Trung học cơ sở C - Cấp 3/Trung học phổ thông D - Chứng chỉ nghề/Trung cấp E - Cao đẳng F - Đại học G - Sau đại học

H - Mù chữ/Khơng bằng cấp/Khơng có thơng tin

- Nguồn thơng tin: Theo kê khai trên Giấy đề nghị vay vốn của khách hàng hoặc giấy tờ chứng minh trình độ học vấn của khách hàng (nếu có).

3.Nghề nghiệp

- Nghề nghiệp của khách hàng được xác định là vị trí cơng việc tạo ra thu nhập chính của khách hàng tại thời điểm được đánh giá, bao gồm:

A - Cán bộ cấp quản lý

B - Cán bộ cấp chuyên viên/nhân viên C - Lực lượng vũ trang (cơng an, bộ đội…) D - Kinh doannh có đăng kí

E - Nghỉ hưu

F - Kinh doanh tự do/lao động thời vụ G- Thất nghiệp/khơng có việc làm

- Nguồn thông tin: dựa vào kê khai của khách hàng trên Giấy đề nghị vay vốn (GĐNVV) và giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập chính của khách hàng (ví dụ: quyết định lương…)

4.Kinh nghiệm làm việc của người vay

- Kinh nghiệm làm việc của người vay được tính bằng tổng thời gian làm việc thực tế của khách hàng tính đến thời điểm được xếp hạng tín dụng, khơng bao gồm khoảng thời gian gián đoạn công việc như đi học…

- Nguồn thông tin: Theo kê khai của khách hàng trên giấy đề nghị vay vốn. 5.Kinh nghiệm làm việc của người vay ở vị trí hiện tại

- Kinh nghiệm làm việc của người vay ở vị trí hiện tại được tính bằng tổng thời gian kể từ khi khách hàng bắt đầu công tác tại vị trí hiện tại đến thời điểm khách hàng được xếp hạng tín dụng, ưu tiên cơng việc tạo thu nhập chính để trả nợ cho ngân hàng.

- Nguồn thông tin: dựa vào GĐNVV và thẩm định thực tế đối chiếu với các giấy tờ hợp lệ như hợp đồng lao động, quyết định lương…

6.Tình trạng cư trú

- Tình trạng cư trú của khách hàng được xác định là nơi cư trú thường xuyên của khách hàng và/hoặc tình trạng bất động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng, bao gồm:

A - Nhà riêng và không đang bị sử dụng để đảm bảo cho bất cứ nghĩa vụ nào: Đáp ứng cả 02 điều kiện

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp đứng tên của người vay/vợ (chồng) người vay hoặc được cơ quan nhà nước xác nhận.

+ Nhà này không đang bị cầm cố hay thế chấp tại bất cứ cơ quan/tổ chức, cá nhân nào.

B - Nhà riêng và thế chấp: Đáp ứng 02 điều kiện

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp đứng tên của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w