Mô tả các biến

Một phần của tài liệu Phân tích tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động ngành dệt may ở việt nam (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Mô tả các biến

3.3.1.Biến phụ thuộc (Labpro10)

Biến năng suất lao động (Labpro10) được đo lường bằng giá trị gia tăng trên mỗi lao động. Theo Tổng cục thống kê (2011), năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bằng tổng giá trị gia tăng tính bình qn trên một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là trong một năm và có đơn vị tính là triệu đồng.

Labpro10 = Tổng giá trị gia tăng / Tổng số lao động trung bình (3.4)

3.3.2. Các biến giải thích

a) Vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động (Cap10)

Biến Cap10 được định nghĩa là vốn đầu tư cố định trung bình trên mỗi lao động của doanh nghiệp và có đơn vị tính là triệu đồng. Trong nghiên cứu này, vốn đầu tư cố định trung bình của doanh nghiệp được đo lường bằng các tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vơ hình, tài sản cố định thuê tài chính và chi phí cơ bản xây dựng dở dang của doanh nghiệp2. Kỳ vọng rằng, năng suất lao động doanh nghiệp sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động, tức hệ số hồi quy mang dấu dương.

b)Chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động (Cost10)

Biến Cost10 được định nghĩa là các khoản chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động năm 2010 và có đơn vị tính là triệu đồng. Biến này được đo lường bằng chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác của doanh nghiệp. Trong đó, chi phí quản lý kinh doanh gồm chi phí bán hàng (chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, chi phí hội nghị khách hàng, quảng cáo sản phẩm...) và chi phí quản lý doanh nghiệp (chi về lương nhân viên bộ phận quản lý, chi phí vật liệu văn phịng, chi phí dịch vụ mua ngồi...); chi phí khác bao gồm các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán

2 3

Theo tài liệu “Giải thích nội dung và cách ghi phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp” của Tổng Cục thống kê (2010)

tài sản cố định; tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh3… Kỳ vọng rằng, năng suất lao động doanh nghiệp sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động, tức hệ số hồi quy mang dấu dương.

c) Lao động trung bình trong năm (Labor10)

Biến Labor10 được định nghĩa là số lượng lao động trung bình làm việc trong năm 2010 của doanh nghiệp và có đơn vị tính là người. Biến này được đo lường bằng trung bình cộng của lượng lao động đầu năm và cuối năm làm việc trong doanh nghiệp. Kỳ vọng rằng, hệ số của biến lao động mang dấu dương.

d) Số năm hoạt động của doanh nghiệp (Age_Ent)

Biến Age_Ent được định nghĩa là là số năm hoạt động của doanh nghiệp tính đến thời điểm năm 2010, đơn vị tính: năm và được tính bằng cơng thức sau:

Age_Ent = Nam 2010 – Nam SXKD (3.5)

Trong đó: Nam SXKD là năm doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh. Kỳ vọng rằng, doanh nghiệp hoạt động có thâm niên càng cao thì có năng suất lao động cao, tức hệ số hồi quy của biến số năm hoạt động doanh nghiệp mang dấu dương.

e)Biến vị trí doanh nghiệp (Dlocation)

Biến Dlocation được định nghĩa là vị trí tọa lạc trụ sở chính của doanh nghiệp, là biến giả. Biến giả Dlocation có giá trị là 1 nếu doanh nghiệp có trụ sở chính tại các tỉnh, thành có mật độ đầu tư nước ngoài cao4 và nhận giá trị 0 nếu thuộc các vùng khác5. Các tỉnh này bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và các tỉnh xung quanh các trung tâm công nghiệp lớn (bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà

4

Vùng phát triển

Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Dương)6. Kỳ vọng rằng, những doanh nghiệp có trụ sở tại các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh trọng điểm về phát triển cơng nghiệp có năng suất lao động cao hơn so với các doanh nghiệp hoạt động ở vùng cịn lại, có nghĩa là hệ số hồi quy của biến này mang dấu dương.

f) Biến hình thức sở hữu doanh nghiệp (Fshare)

Biến giả Fshare thể hiện hình thức sở hữu của doanh nghiệp, là biến giả. Biến Fshare nhận giá trị 1 nếu là doanh nghiệp FDI (liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) và nhận giá trị 0 nếu thuộc doanh nghiệp trong nước. Trong mơ hình này, biến Fshare kiểm sốt ảnh hưởng của doanh nghiệp FDI (không kể liên doanh

hay 100% vốn nước ngồi) tới năng suất lao động của doanh nghiệp nói chung. Kỳ vọng rằng, FDI có tác động tích cực đến năng suất lao động doanh nghiệp, tức hệ số hồi quy mang dấu dương.

3.4. Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu Khảo sát điều tra doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Enterprise Survey [VES]) được thực hiện bởi Tổng cục thống kê vào năm 2010. Cuộc khảo sát này thu thập các dữ liệu của tất cả các doanh nghiệp trong cả nước thuộc các hình thức sở hữu khác nhau (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, hợp tác xã) hoạt động trong tất cả các ngành sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; khai khống, cơng nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hồ khơng khí; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; xây dựng; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tơ, xe máy và xe có động cơ khác; vận tải, kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; thông tin và truyền thơng; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; giáo dục và đào tạo;

6

Việc xác định các tỉnh, thành này hồn tồn dựa vào số liệu đã có trong cuộc điều tra khảo sát doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 mà không dựa vào phân vùng kinh tế trọng điểm của các báo cáo khác.

nghệ thuật, vui chơi và giải trí; hoạt động dịch vụ khác;…) với số lượng khoảng 249.254 doanh nghiệp. Trong đó, có 6.545 doanh nghiệp thuộc khu vực FDI, chiếm 2,63% tổng số doanh nghiệp, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước có 3.345 doanh nghiệp, chiếm 1,34% và doanh nghiệp thuộc sở hữu ngồi quốc doanh có 239.364 doanh nghiệp, chiếm 96,03%. Số lượng doanh nghiệp được khảo sát trong năm 2010 là rất lớn, tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào dữ liệu các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành dệt may với 5.453 doanh nghiệp.

Do thiếu thông tin một số biến chính của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may nên dữ liệu nghiên cứu từ 5.453 doanh nghiệp giảm xuống còn 1.237 doanh nghiệp với đầy đủ thơng tin các biến cần phân tích. Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm 27,7% tổng số doanh nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh chiếm 3,7% và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 68,6%.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động ngành dệt may ở việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w