- Cách kết thúc truyện như vậy có thể chấp nhận được vì khơng trái với tinh thần nhân đạo của văn học Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới giá trị hiện thực và logic phát triển của cốt truyện
2.3. Về kết thúc của nhà văn
- Kết thúc truyện Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện được tinh 2.0 thần nhân đạo và khát vọng của con người về cuộc sống: Vũ Nương không chết, nàng được sống một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc dưới thủy cung, nàng hiện hồn về gặp Trương Sinh là để minh oan, để khẳng định tình cảm thủy chung của mình. - Kết thúc truyện còn cho thấy sự vận dụng sáng tạo truyện dân gian của 2.0 nhà văn. Tác giả đã sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo và lối kể chuyện dân gian để thể hiện tư tưởng của mình. Bên cạnh giá trị nhân đạo, truyện cịn có giá trị hiện thực sâu sắc. Nếu tác giả để cho Vũ Nương trở về với cuộc sống thực tại thì nàng cũng khơng thể có được hạnh phúc với một người chồng đa nghi, độc đoán cùng những định kiến nặng nề của xã hội đương thời.
- Kết thúc truyện như vậy là hồn tồn hợp lí vì nó vừa thể hiện được tư tưởng của tác giả, vừa đảm bảo tính lơgic của cốt truyện đồng thời phản ánh một cách chân thực, khách quan số phận của người phụ nữ trong xã hội phong 2.0 kiến.
3. Đánh giá khái quát 1.0
Câu 2 (6 điểm). Suy nghĩ của em về câu chuyện sau (viết bài nghị luận ngắn):
Sau trận động đất và sóng thần kinh hồng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tơi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em.
Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dịng nước mắt. Thấy em lạnh, tơi cởi chiếc áo khốc chồng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em: “Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khơ, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: “Bởi chắc cịn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cơ chú phát chung cho cơng bằng.” (Dẫn theo báo Dân trí điện tử)
* Nêu được ý nghĩa của câu chuyện: Thể hiện tình yêu thương ấm áp, sự đồng cảm, sẻ chia giữa những con người đang ở trong hoàn cảnh éo le, hoạn nạn. Điều này có thể thấy qua nghĩa cử cao đẹp của nhân
vật “tôi” đối với em nhỏ cũng như suy nghĩ, việc làm đáng trân trọng của em bé bất hạnh. 1,5
Bàn luận về vấn đề tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống:
- Trong cõi đời, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị cao quý, là điều cần thiết mà ai cũng phải hướng tới. (VD minh họa). 0,75 - Trong hồn cảnh khó khăn, hoạn nạn, lịng nhân ái càng cần thiết để sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh. (VD minh họa). 0,75
- Lẽ “cơng bằng” trong khó khăn, hoạn nạn là biểu hiện cao nhất của tình yêu thương giữa con người với con người. (VD minh họa). 0,75
- Phê phán những kẻ sống vơ cảm, ích kỉ, thờ ơ với cộng đồng. 0,75
* Liên hệ bản thân và rút ra bài học: