Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác 0.5 Nêu ngắn gọn hình ảnh trong bài thơ và nhận định nêu ở đề bài 0

Một phần của tài liệu HSG BUỔI 1 văn 9 (Trang 50 - 54)

- Tác phẩm đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc Đặc biệt hơn thông điệp nhân văn của Nguyễn Dữ được xây dựng bởi các yếu tố nghệ thuật đặc sắc như: Xây dựng tình huống truyện độc đáo; Dẫn dắt tình huống truyện hợp lý Khắc họa các chi tiết ấn tượng như chi

Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác 0.5 Nêu ngắn gọn hình ảnh trong bài thơ và nhận định nêu ở đề bài 0

Thân bài 8.0

Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dịng hồi tưởng, cảm xúc về bà: 1.25

Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” như một dấu ấn khơng bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. (Trích thơ dẫn chứng) 0.25

Bếp lửa ''chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”. 0.25

Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí ức. 0.25

Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lịng của người nhóm lửa, lại rất chính xác với cơng việc nhóm bếp cụ thể. 0.25

Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: Tình thương tràn đầy của cháu được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của bà. 0.25

Kỉ niệm tuổi thơ bên cạnh bà là cuộc sống có nhiều gian khổ:

Cái đói cơ hồ đã ám ảnh trong văn chương Việt Nam một thời, đói đến nỗi phải ăn đất sét (trong văn Ngơ Tất Tố), những trăn trở về miếng ăn luôn dằn vặt trang viết của Nam Cao…

“Đói mịn đói mỏi”, “khơ rạc ngựa gầy”- những chi tiết thơ đậm chất hiện thực đã tái hiện lại hình ảnh xóm làng xơ xác, tiêu điều cùng những con người vật lộn mưu sinh. Trải qua cái đói quay, đói quắt Bằng Việt mới viết được những câu thơ chân thực đến thế! 0.5

Ấn tượng nhất đối với cháu trong những năm đói khổ là mùi khói bếp của bà mùi khói đã hun nhèm mắt cháu để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”.– 0.25 Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà:

“Tám năm ròng cháu sống cùng bà” – tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, dưỡng ni tâm hồn từ tấm lịng của bà, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình u thương (dẫn chứng

Kháng chiến bùng nổ, “Mẹ cùng cha công tác bận không về”, bà vừa là cha, lại vừa là mẹ. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, về những đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc. Bà ln bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên. 0.25

Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về (dẫn chứng)

Tiếng chim tu hú bước vào thơ Bằng Việt như một chi tiết để gợi nhắc nhà thơ về những kỉ niệm ấu thơ được sống bên bà. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lịng người trỗi dậy những hịa niệm, nhớ mong.

Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm màu bàng bạc của khơng gian hồi niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích.

Đọng lại trong kỉ niệm của người cháu là 0.75

Chi tiết thơ đậm chất hiện thực, thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” đem đến cảm nhận về hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh. Đặc biệt là lời dặn cháu của bà đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh (dẫn chứng). 0.5

Bà là chỗ dựa cho cháu, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến, góp phần vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Tình cảm bà cháu hịa quyện trong tình yêu quê hương, Tổ quốc. (dẫn chứng) 0.25

Hình ảnh bà và những kỷ niệm tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa 1.25 Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lịng bà. Ngọn lửa là kỉ niệm ấm lịng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu (dẫn chứng) 0.5

Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian: “rồi sớm rồi chiều”, các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến. Điệp ngữ - ẩn dụ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào (dẫn chứng) 0.5

=> Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái qt. Bà khơng chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. 0.25

Một phần của tài liệu HSG BUỔI 1 văn 9 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(82 trang)