Thực trạng CVTD tại NH NN&PTNT – AGRIBANK chi nhánh Thanh Hóa từ năm

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM mở RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH NNPTNT AGRIBANK CHI NHÁNH số 2 THANH hóa (unicode encoding conflict) (Trang 36 - 56)

từ năm 2010-21012

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động CVTD tại Việt Nam

Chúng ta đã biết, hoạt động CVTD ở Việt Nam trong thời gian gần đây mới được các NH thực sự quan tâm, mặc dù hoạt động CVTD đã xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm 1990 và phát triển vào những năm 1993 – 1994 tập trung chủ yếu là cho vay trả góp. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay này là áp dụng quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/02/1994 của thống đốc NHNN ban hành: “Thể lệ cho vay vốn phát triển KT gia đình và CVTD”. Theo quyết định này, thì một trong những điều kiện được vay vốn là: “Cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trả trợ cấp cho viên chức đó cam kết trích lương, trợ cấp hàng tháng trả nợ cho tổ chức tín dụng nếu đến hạn người vay không trả được nợ gốc và lãi”. Như vậy, có thể hiểu đối tượng của cho vay ở đây chỉ hạn chế trong phạm vi cán bộ công nhân viên chức của cơ quan Nhà nước mới có đủ điều kiện vay vốn là rất khắt khe, chặt chẽ.

Sau một thời gian hoạt động, do các điều kiện khách quan cũng như do sự xuất hiện các vướng mắc trong hoạt động này khiến cho các NHTM rất lúng túng và ngại, CVTD mất dần đi. Các NH không còn quan tâm đến CVTD nữa khi Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 328/1998/QĐ – NHNN1 ngày 30/09/1998 “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”(sau này được thay thế bằng quyết định 284/2000/QĐ – NHNN1 ngày 25/08/2000) thay thế cho toàn bộ các thể lệ tín dụng đã có từ trước đó kể cả CVTD. Theo quyết định này “… việc bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN”. Ngoài ra, Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1998 quy định: “… việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay và việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với khách hàng thực hiện theo quy định của Chính phủ” (trích chương III, mục 2, điều 52, khoản 3 – luật các tổ chức tín dụng). Tuy nhiên, Chính phủ lại chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, việc thực hiện cho bảo đảm tiền vay vẫn thực hiện theo quy chế cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn NH ban hành theo quyết định số 217/QĐ – NH1 ngày 17/08/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam, Do đó, việc cho vay không có đảm bảo chưa có cơ sở thực hiện. Lúc này, hoạt động CVTD đã không có điều kiện phát triển nữa.

Xét thấy nhu cầu vay vốn này là hợp lý và phù hợp với chr trương kích cầu mở rộng CVTD của Chính phủ (năm 1999), Nghị định số 185/1999/NĐ – CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo, hoàn toàn không quy định cụ thể trường hợp nào thì các NH được phép cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, thì CVTD bắt đầu phát triển từ đây. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau từ các cơ quan có liên quan đến quyền lợi của người lao động về việc NH trích lương hàng tháng để trả nợ cho khoản vay là chưa phù hợp ảnh hưởng đến đời sống của người vay. Khi mà NHNN ra công văn số 938/CV – CSTT3 “… Về việc cho vay phục vụ đời sống đảm bảo an toàn vốn của các TCTD bằng biện pháp thu nợ từ lương, trợ cấp của cán bộ công nhân viên” ngày 03/12/1999 thì đã tạm ngừng hình thức cho vay đối với cán bộ công nhân viên.

Để khắc phục tình trạng này, ngày 29/12/1999, Chính phủ đã ban hành nghị định số 178/1999/NĐ – CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực kể từ ngày 13/01/2000. Trong nghị định có quy định về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Theo nghị định này, các NH được phép cho vay có bảo lãnh bằng hình thức tín chấp của tổ chức đoàn thể cho cá nhân – hộ gia đình. Trên cơ sở nghị định cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế cho vay cán bộ công nhân viên và để việc triển khai thực hiện thuận lợi, góp phần mở rộng tín dụng và đáp ứng nhu cầu vốn cho cán bộ công nhân viên, NHNN đã ban hành Công văn số 34/CV – NHNN1 ngày 07/01/2000 “ Về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác” hướng dẫn các TCTD cho vay không có đảm bảo bằng tài sản và thu nợ từ nguồn thu nhập thường xuyên.

Tiếp sau đó là hàng loạt các quy định về hình thức cho vay này là: Văn bản số 98/CV – NHNN1 ngày 28/10/2000 của Thống đốc NHNN hướng dẫn cho phép NHTM cho vay không bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và thu nhập khác; Quyết định số 266/2000/QĐ – NHNN ngày 18/08/2000 của NHNN về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các NHTM Cổ phần, Công ty tài chính cổ phần và NH Liên doanh; Quyết định 284/2000/QĐ – NHNN ngày 25/08/2000 về Quy chế cho vay của các TCTD với khách

pháp bảo đảm tiền vay của TCTD theo nghị quyết số 11/2000/NQ – CP của Chính phủ.

Hiện nay, các NH thực hiện CVTD áp dụng theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN “ Về việc ban hành quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” ngày 31/12/2001 và có hiệu lực từ ngày 01/02/2002 thay thế cho quyết định số 284/2000/QĐ – NHNN1 ngày 25/08/2000 của Thống đốc NHNN. Theo quy định tại điều 7 – điều kiện vay vốn có quy định: TCTD xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện như sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật”; “Có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết” và “Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp quy định của pháp luật”

2.2.1.2. Những văn bản luật do NH NN&PTNT ban hành

Riêng đối với NH NN&PTNT Việt Nam hoạt động CVTD cũng sớm được quan tâm phát triển. Biểu hiện là NH cũng đã ban hành những quyết định về CVTD nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của dân cư và tuân thủ theo đúng quy định của NHNN Việt Nam và của Chính phủ. Cụ thể như sau:

+ Văn bản số 2375/NHNN – 05 ngày 18/10/1999 của NH NN&PTNT Việt Nam về CVTD đối với cán bộ công nhân viên, cho vay đời sống trong hệ thống NH NN&PTNT Việt Nam.

+ Quyết định số 37/NHNN – 05 ngày 10/01/2000 “ Về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác”. Văn bản này cụ thể hóa văn bản số 34/CV – NHNN1 ngày 07/01/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

+ Quyết định số 06/QĐ – HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị NH NN&PTNT Việt Nam ngày 18/01/2001 về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NH NN&PTNT Việt Nam. Quyết định quy định riêng về cho vay với khách hàng của NH NN&PTNT Việt Nam theo Quyết định 284/2000/QĐ – NHNN1 ngày 25/08/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

+ Quyết định số 72/QĐ – HĐQT – TD của Chủ tịch Hội đồng quản trị NH NN&PTNT Việt Nam ngày 31/02/2002 về việc ban hành quy định cho vay đối với

khách hàng trong hệ thống NH NN&PTNT Việt Nam ngày 31/02/2002 về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NH NN&PTNT Việt Nam ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN thay thế cho Quyết định 06/QĐ – HĐQT.

+ Văn bản số 1235/NH Nông Nghiệp – TD ngày 17/05/2002 “ Về hướng dẫn phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng” của Thống đốc NH NN&PTNT Việt Nam.

+ Các văn bản hướng dẫn kèm theo với các Quyết định, Quy chế cho vay của hệ thống NH NN&PTNT Việt Nam; Các văn bản hướng dẫn quy trình tín dụng với các hình thức tín dụng NH của NH NN&PTNT Việt Nam…

Hiện nay, hoạt động CVTD của NH NN&PTNT Việt Nam áp dụng theo Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 và quyết định số 72/QĐ – HĐQT – TD của Chủ tịch hội đồng quản trị NH NN&PTNT Việt Nam ngày 31/03/2002. Các quyết định số 284/2000/QĐ – NHNN1 ngày 25/08/2000 của Thống đốc NHNN, văn bản số 34/CV – NHNN1 ngày 07/01/2000 và quyết định số 06/QĐ – HĐQT ngày 18/01/2001 cuả Chủ tịch hội đồng quản trị NH NN&PTNT Việt Nam đã hết hiệu lực thi hành.

2.2.2 Các hình thức CVTD

Cho vay mua nhà - xây dựng - sửa nhà

Đối tượng cho vay

AGRIBANK - Thanh Hóa chỉ áp dụng loại hình cho vay này đối với cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu vay vốn mua sắm các trang thiết bị; mua nhà, mua nền nhà theo đất đã được quy hoạch để xây dựng nhà mới, mua căn hộ, xây dựng, sửa chữa hoặc nâng cấp nhà.

Điều kiện cho vay

Khách hàng phải thỏa mãn những điều kiện cho vay nói chung (nếu vay để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà trên diện tích đất thuộc quyền sở hữu lâu dài, ổn định của mình thì không quy định tỷ lệ vốn tự có).

Thời hạn cho vay

Thời gian vay vốn 180 tháng.

Hạn mức cho vay

Cho vay mua ô tô

Đối tượng cho vay

Hình thức cho vay này được áp dụng đối với các cá nhân có nhu cầu mua xe ô tô để sử dụng làm phương tiện cá nhân trong gia đình không nhằm mục đích kinh doanh, cho thuê thỏa mãn các điều kiện cho vay của AGRIBANK Thanh Hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện cho vay

Ngoài những điều kiện cho vay nói chung, khách hàng tham gia hình thức này còn phải thỏa mãn điều kiện sau: có đăng ký ô tô theo quy định của pháp luật, có nguồn gốc hợp pháp, thời gian được phép lưu thông còn lại theo quy định của pháp luật phải từ 7 năm trở lên.

Thời hạn cho vay

Thời hạn vay được xác định căn cứ vào nguồn vốn và kế hoạch trả nợ của khách hàng nhưng hạn mức tối đa là 72 tháng.

Hạn mức cho vay

Tùy theo khả năng trả nợ của người vay do AGRIBANK Thanh Hóa xác định, số tiền cho vay tối đa bằng 100% giá trị hóa đơn bán xe đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Cho vay cán bộ nhân viên

Đối tượng cho vay

Hình thức này áp dụng đối với những cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp, tổ chức có ký kết thỏa thuận hợp tác với AGRIBANK Thanh Hóa về việc cho cán bộ nhân viên vay vốn (Đơn vị hợp tác).

Điều kiện cho vay

Ngoài những điều kiện cho vay nói chung, khách hàng tham gia hình thức này còn phải thỏa mãn điều kiện sau: cán bộ, công chức, người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn nhưng thời hạn còn lại của hợp đồng lao động phải dài hơn thời hạn vay vốn và đã có thời gian làm việc tại Đơn vị hợp tác ít nhất là 12 tháng; có thu nhập hàng tháng gồm lương, thưởng và các khoản phụ cấp (theo bảng lương chính của Đơn vị hợp tác) tối thiểu là 1.000.000 đồng đối với cán bộ nhân viên làm việc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp,

các cơ quan đoàn thể và 2.000.000 đồng đối với cán bộ nhân viên làm việc tại các Đơn vị hợp tác khác.

Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay tối thiểu là 12 tháng và tối đa là 36 tháng.

Hạn mức cho vay

Căn cứ vào thu nhập (lương, thưởng và phụ cấp) hàng tháng của cán bộ nhân viên.

Cho vay kinh doanh hộ cá thể

Đối tượng cho vay

Đối tượng áp dụng là hộ kinh doanh cá thể và cá nhân khác có nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu động thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và hộ gia đình làm kinh tế gia đình.

Điều kiện cho vay

Ngoài những điều kiện cho vay nói chung, khách hàng tham gia hình thức này còn phải thỏa mãn điều kiện sau: khách hàng phải đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải đăng ký) và hoạt động sản xuất kinh doanh tối thiểu 2 năm theo cùng ngành nghề (không kinh doanh những mặt hàng vi phạm pháp luật). Sản xuất kinh doanh những mặt hàng có khả năng quay vòng vốn nhanh. Khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi và chuyển toàn bộ hoạt động giao dịch tài khoản về AGRIBANK Thanh Hóa.

Thời hạn cho vay

Căn cứ vào khả năng tài chính và dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, nhưng không quá 36 tháng.

Hạn mức cho vay

Căn cứ theo nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, số tiền vay tối đa là 1/3 nhu cầu vốn kinh doanh bình quân.

Cho vay cầm cố chứng khoán

Đối tượng cho vay

Đối tượng áp dụng là pháp nhân hoặc cá nhân có nhu cầu cầm cố chứng khoán (chứng khoán cầm cố phải là chứng khoán có khả năng chuyển nhượng, không thuộc

loại chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng hoặc không có khả năng chuyển nhượng tại thời điểm cầm cố).

Điều kiện cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài những điều kiện cho vay nói chung, khách hàng tham gia hình thức này còn phải thỏa mãn điều kiện sau: khách hàng phải có kinh nghiệm kinh doanh và đầu tư chứng khoán tối thiểu 12 tháng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và mở tài khoản tại công ty chứng khoán mà AGRIBANK ký hợp đồng hợp tác (đối với cầm cố chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán).

Thời hạn cho vay

Căn cứ vào mục đích vay vốn và nguồn trả nợ của khách hàng.

Hạn mức cho vay

Số tiền cho vay tối đa bằng 50% giá trị chứng khoán do AGRIBANK Thanh Hóa định giá.

Cho vay kinh doanh bất động sản

Đối tượng cho vay

Hình thức này áp dụng đối với những cá nhân vay vốn nhằm mục đích kinh doanh BĐS mà nguồn trả nợ từ nguồn BĐS khác.

Điều kiện cho vay

Ngoài những điều kiện cho vay nói chung, khách hàng tham gia hình thức này còn phải thỏa mãn điều kiện sau: khách hàng phải có tài sản đảm bảo tiền vay đối với cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS phải là: tiền gửi, giấy tờ có giá hoặc BĐS do AGRIBANK Thanh Hóa quy định. Không áp dụng cho cá nhân đầu tư, kinh doanh BĐS trong trường hợp nguồn trả nợ là việc bán BĐS hình thành từ vốn vay.

Thời hạn cho vay

Thời hạn vay tối đa 180 tháng.

Hạn mức cho vay

Số tiền vay tối đa bằng 90% nhu cầu vốn của khách hàng.

Các trường hợp khác sẽ do Hội đồng tín dụng quyết định nếu khoản vay đảm bảo an toàn.

2.2.3. Đối tượng và điều kiện CVTD tại NH NN&PTNT chi nhánh số 2 – Thanh Hóa

Đối tượng cho vay

AGRIBANK Thanh Hóa CVTD đối với tất cả các khách hàng cá nhân và hộ gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của họ như: mua nhà, sửa chữa, nâng cấp nhà, mua ô tô, cho vay lương, kinh doanh chứng khoán… và những khách hàng này phải đảm bảo đủ những điều kiện nhất định của NH.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM mở RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH NNPTNT AGRIBANK CHI NHÁNH số 2 THANH hóa (unicode encoding conflict) (Trang 36 - 56)