- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.2.1.1. Những ưu điểm
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đánh giá: Dưới SLĐ của Thành ủy Hà Nội, “cấp ủy, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở đã có sự thống nhất, xuyên suốt về ý chí và hành động trong đẩy mạnh cơng tác PCLP, NĐĐ cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương gương mẫu, quyết liệt đấu tranh PCLP". Nhìn chung, trong thời gian qua SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP đã đạt được nhiều ưu điểm, cả về nội dung và PTLĐ.
* Về nội dung lãnh đạo
Thành ủy Hà Nội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCLP trên địa bàn một cách bài bản, khoa học, quyết liệt trên tất cả các nội dung:
Một là, Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ các chủ trương,
mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác PCLP trên địa bàn Thành phố
Từ năm 2013 đến nay, công tác PCLP luôn được Thành ủy Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, đồng thời tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện, chú trọng vào các giải pháp phòng ngừa, đẩy mạnh cải cách hành chính và phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý lãng phí và đạt được nhiều kết quả tích cực. Thành ủy đã chú trọng việc tổng kết thực tiễn, lựa chọn, chuẩn bị ban hành các chủ trương sát đúng với tình hình gắn chặt với điều kiện thực hiện. Các chủ trương, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ giải pháp thực hiện công tác PCLP trên địa bàn Thành
phố Hà Nội được xác định không chỉ từ chủ trương nghị quyết mà chú trọng xây dựng chương trình hành động, thành lập Ban chỉ đạo Chương trình số 07- Ctr/TU, với quyền hạn, trách nhiệm cụ thể và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy.
Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các định hướng về PCLP, trên cơ sở các phương hướng, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế -xã hội, PCTN, LP, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng bộ và các nghị quyết của Đảng về PCTN, LP.
Thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/TU về Nâng cao hiệu quả công tác PCTN; THTK, CLP giai đoạn 2016-2020, Hà Nội để thực hiện các nội dung nâng cao hiệu quả công tác PCTN; THTK, CLP. Đồng thời, Thành ủy dựa trên cơ sở thực tế ở Thành phố Hà Nội, định hướng Ban Chỉ đạo xác định nhiệm vụ trọng tâm và chương trình hành động hàng năm. Nhờ đó, Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/TU đã thực hiện rất tốt các nhiệm vụ của mình cũng như thể hiện được vai trị chỉ đạo đối với các cơ quan, đơn vị, có tính quyết định đến thành công trong thực hiện các chuyên đề của Chương trình 07-Ctr/TU.
Hai là, Thành ủy đã lãnh đạo chính quyền, MTTQ các tổ chức CT-XH cụ
thể hóa chủ trương của Thành ủy thành chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện đồng bộ và toàn diện
Hàng năm, căn cứ Chương trình, kế hoạch cơng tác của Thành ủy, Ban Chỉ đạo Chương trình 07-Ctr/TU, UBND Thành phố đã ban hành các kế hoạch, chương trình để thực hiện trên tồn Thành phố [110], chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp PCLP và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lãng phí, tiêu cực. UBND Thành phố cũng đã ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu
chuẩn, định mức, chế độ quản lý chuyên ngành thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Thành phố theo quy định của Luật THTK, CLP và yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong các lĩnh vực như: Quản lý tài chính - ngân sách, quản lý; sử dụng tài sản nhà nước; quản lý giá, phí, lệ phí trên địa bàn; huy động, quản lý nguồn vốn thuộc chương trình xây dựng nơng thơn mới… làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng, chi tiêu ngân sách của các cơ quan, tổ chức thuộc Thành phố và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí [Chi tiết xem Phụ lục 1]
UBND Thành phố giao Sở Tài chính hướng dẫn các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý, sử dụng tài sản công, quy định chế độ hội nghị, hội thảo, tiếp khách, cơng tác phí; quy định về quản lý, sử dụng xe ô tô đảm bảo cơng khai, minh bạch, đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ, đạt hiệu quả và mục tiêu tiết kiệm đã đề ra.
Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tăng cường rà soát các chế độ, định mức, tiêu chuẩn ban hành mới 614 văn bản; sửa đổi, bổ sung 154 văn bản về PCLP, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là chi tiếp khách, lễ tân, đi cơng tác nước ngồi[96].
Để thực hiện tốt cơng tác phịng ngừa, phát hiện hành vi lãng phí, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với chính quyền Thành phố tập trung hướng dẫn chỉ đạo thực hiện “Năm kỷ cương hành chính”; đẩy mạnh cơng tác giám sát, phản biện xã hội, phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, HĐND Thành phố, Ban Dân vận Thành ủy tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật của Trung ương và Thành phố, nhất là cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Thành ủy lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chủ động làm tốt cơng tác phịng ngừa như: thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động các cơ quan được đẩy mạnh; rà soát luân chuyển cán bộ…
lãnh đạo phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức CT-XH tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần phịng ngừa và phát hiện lãng phí
Hàng năm, Ban Thường vụ Thành ủy triển khai kế hoạch và thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát theo Điều 30 Điều lệ Đảng, trong đó, nội dung PCTN, LP được chú trọng. Thành ủy, các cấp ủy trong giai đoạn 2016-2020 đã kiểm tra đối với 9.810 lượt tổ chức đảng, 4.309 đảng viên; giám sát 4.786 lượt tổ chức đảng, 3.900 đảng viên; trong đó, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã triển khai 138 đoàn iểm tra 839 lượt tổ chức đảng và 18 đoàn giám sát 84 tổ chức đảng trực thuộc về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 08 chương trình cơng tác lớn, 5 nhiệm vụ chủ yếu và 3 khâu đột phá của Thành ủy, trong đó năm 2019, Thành ủy kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình 07-CTr/TU của Thành ủy.
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí được tăng cường. Đã có 2.313 tổ chức, đơn vị triển khai kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động. Thanh tra các cấp đã triển khai 1.673 cuộc, phát hiện vi phạm và kiến nghị xử lý gần 1,4 nghìn tỷ đồng ; hơn 40ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm, rút kinh nghiệm đối với 207 tập thể, 429 cá nhân; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 21 vụ; xử lý 192 vụ/657 bị cáo bị truy tố các tội danh về tham nhũng[96].
Việc kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện công tác PCLP, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường, nhất là giải quyết những vướng mắc, tồn đọng từ nhiều năm được tập trung chỉ đạo giải quyết như: rà soát số kết luận được thực hiện sau thanh tra tồn đọng từ 2011 đến 2016; rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người cần tập trung theo dõi, kiểm tra, đôn đốc giải quyết.
Thành ủy lãnh đạo tổ chức đảng các cấp chủ động xây dựng các kế hoạch tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý những lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí như cơng
tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, tài chính… thể hiện ở các văn bản như: Quyết định số 30-QĐ/BCĐ ngày 06/3/2018 thành lập Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/TU; Kế hoạch số 36-KH/BCĐ và Quyết định số 37-QĐ/BCĐ ngày 30/5/2018 về kiểm tra THTK, CLP trong quản lý đầu tư một số dự án, cơng trình trọng điểm của Thành phố; Báo cáo số 244-BC/TU ngày 02/01/2018 về kết quả kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế- xã hội và kiến nghị của kiểm toán Nhà nước năm 2016 đến tháng 11 năm 2017… Kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát các năm được Thành ủy ban hành gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện đều có nội dung kiểm tra tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực. Tính riêng năm 2017, Ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Thành phố đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 119 tổ chức đảng và 381 đảng viên, đã có 312 cuộc thanh tra, kết luận 212 cuộc, qua đã phát hiện vi phạm 35,8 tỷ đồng và 18,58 ha đất, kiến nghị thu hồi 32,8 tỷ đồng và 17.695 m2 đất; kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm với 57 tập thể và 116 cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến vi phạm [7].
Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn tiếp tục triển khai thực hiện Quy định số 217-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT-XH” và Quy định số 218-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị “về MTTQ Việt Nam, các đoàn thể CT- XH và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
Thành ủy đã ban hành và triển khai Quyết định 2200-QĐ/TU ngày 25/5/2017 về Quy chế tiếp xúc, đối thoại giữa NĐĐ cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm phát huy vai trị, trách nhiệm trong cơng tác PCLP.
Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, Thường trực HĐND, các ban HĐND
Thành phố giám sát và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát về kết quả triển khai Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe công cộng; giám sát đối với một số quận, huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý đất đai…; phản biện xã hội 05 vấn đề mà UBND Thành phố trình HĐND Thành phố tại các kỳ họp. Hướng dẫn MTTQ các quận, huyện, thị xã chỉ đạo MTTQ xã, phường, thị trấn đẩy mạnh hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng ở các cơ sở. Kết quả tính riêng năm 2017 đã tổ chức giám sát được 17.462 cuộc, phát hiện 2460 vụ vi phạm, chuyển đề xuất, kiến nghị 2.356 vụ cho các cơ quan có thẩm quyền, giải quyết, kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 11.132 m2 đất [113].
Bốn là, Thành ủy đã lãnh đạo xử lý một số vụ việc, hành vi lãng phí hoặc
có biểu hiện lãng phí
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Thành ủy đã lãnh đạo rà soát, kiểm tra và xử lý các vụ việc, hành vi lãng phí hoặc có biểu hiện lãng phí, xem xét ý kiến tham mưu của Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/Tu và và kiến nghị của kiểm tốn nhà nước, tiến hành chỉ đạo, kiểm tra, xử lý việc THTK, CLP trong quản lý đầu tư một số dự án trọng điểm của Thành phố như: dự án “Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) – Giai đoạn I…[46]. Thành ủy chỉ đạo Ban Chỉ đạo cũng thành lập các đoàn kiểm tra theo Kế hoạch số 36-KH/BCĐ và Quyết định số 37-QĐ/BCĐ ngày 30/5/2017 về việc THTK, CLP trong đầu tư một số cơng trình, dự án trọng điểm của Thành phố, tiến hành kiểm tra nhiều dự án Dự án Cơng viên hồ điều hịa Nhân Chính, Thanh Xuân; Dự án đường vành đai 3,5; Dự án đầu tư trang thiết bị PCCC, cứu nạn cứu hộ cho 10 Phịng Cảnh sát Phịng cháy chữa cháy hiện có; Dự án Xây dựng cầu vượt [11]; dự án “Xây dựng Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định cơng nghệ Hịa Lạc”[47].
Qua kiểm tra, thanh tra cho thấy, cấp ủy, chính quyền các đơn vị đều xác định việc PCLP là nhiệm vụ quan trọng, đã quan tâm phổ biến và triển khai
công tác một cách chủ động, đã phát hiện nhiều vấn đề, hạn chế trong cơng tác PCLP như tình trạng lãng phí, thất thốt trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn xảy ra ở nhiều khâu của quá trình đầu tư; nhiều lĩnh vực trong một số dự án cịn chậm, thực hiện khơng triệt để dẫn đến tình trạng thi cơng chậm tiến độ cịn phổ biến, chậm được khắc phục…[11]. Đối với một số dự án, đã kết luận một số yêu cầu của Đoàn kiểm tra về việc giảm trừ cấp phát thanh toán đối với giá trị khối lượng hoàn thành, giảm giá giá trị dự toán,… tiết kiệm được hàng tỷ đồng cho ngân sách [11]. Việc trực tiếp chỉ ra những hạn chế, những kết quả, kết luận kiểm tra cụ thể đã có tác dụng rất tốt trong giáo dục, phịng ngừa sai phạm; tạo sự đồng tình, ủng hộ, tin tưởng của nhân dân.
Năm là, Thành ủy đã tăng cường sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công
tác PCLP
Công tác sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm được Thành ủy lãnh đạo đưa vào kế hoạch, chương trình làm việc của cấp ủy đảng các cấp trong Thành phố, các cơ quan, đơn vị trong toàn HTCT và thực hiện thường xuyên qua các năm và các kỳ. Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/TU tổng hợp và báo cáo Thành ủy về các mặt công tác PCLP định kỳ 6 tháng, một năm, giữa nhiệm kỳ và nhiệm kỳ [8, 10, 12].
* Về phương thức lãnh đạo
PTLĐ của Thành ủy và các cấp ủy đảng nói chung, PTLĐ của Thành ủy và các cấp ủy đảng đối với cơng tác PCLP nói riêng được đổi mới.
Một là, Thành ủy chú trọng lãnh đạo công tác PCLP bằng việc ban hành
các văn bản nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch… về PCLP
Trong các hội nghị, các nội dung bàn bạc được thảo luận dân chủ, thẳng thắn, tập trung, thể hiện được trách nhiệm và trí tuệ của tập thể; các vấn đề được kết luận rõ ràng và văn bản hóa kịp thời các nội dung quan trọng để chỉ đạo triển khai thực hiện. Các văn bản được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện một các bài bản, khoa học và quyết liệt, thể hiện ở các văn bản lãnh đạo,
chỉ đạo chuyên đề về PCLP nói riêng, PCTN, LP nói chung như: Kế hoạch số 43-KH/TU ngày 28/4/2017 thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCTN, LP; Kế hoạch số 17- KH/BCĐ ngày 20/4/2017 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 07-Ctr/TU về thơng tin, tuyên truyền về công tác PCTN, THTK, CLP giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 54-KH/TU ngày 24/7/2017 và Quyết định số 2372-QĐ/TU ngày