Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành ủy đối với cơng tác phịng, chống lãng phí

Một phần của tài liệu Luận án THÀNH ủy hà nội LÃNH đạo CÔNG tác PHÒNG, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 140 - 146)

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

100 200 300 400 500 600 700 800 900Xây dựng, ban hành và thực hiện

4.2.3. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành ủy đối với cơng tác phịng, chống lãng phí

cơng tác phịng, chống lãng phí

Đổi mới PTLĐ Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo PCLP trong điều kiện hiện nay. Trong thời gian qua, PTLĐ của Thành ủy và các cấp ủy đảng đối với các lĩnh vực nói chung, đối với cơng tác PCLP nói riêng được đổi mới. Thành ủy đã lãnh đạo Đảng bộ và Nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW khóa XII, Kết luận 74-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức trong tồn hệ thống; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt được nhiều kết quả tích cực. Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy luôn chủ động quán triệt và gương mẫu đi đầu thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc. Trong điều kiện hiện nay, khi lãng phí để lại hậu quả nặng nề về tài chính, thiệt hại lớn về vật chất, gây bức xúc trong dư luận xã hội với mưu mơ ngày càng phức tạp, khó đốn định thì Hà Nội càng phải tiếp tục đổi mới PTLĐ của Thành ủy đối với các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tham nhũng, lãng phí.

Đổi mới việc lãnh đạo thông qua các văn bản do Thành ủy ban hành

Trước hết, đối với việc lãnh đạo thông qua các văn bản do Thành ủy ban hành, có thể nâng cao chất lượng các nghị quyết, quyết định lãnh đạo đối với từng nhiệm vụ, nội dung PCLP ở địa phương. Các nghị quyết, quyết định phải

đảm bảo phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xu thế hội nhập quốc tế, điều kiện và khả năng thực tế của địa phương. Có thể có nghị quyết chuyên đề chung cho PCTN, LP hoặc nghị quyết về PCLP nhưng vấn đề đáng chú ý là phải coi trọng cả PCTN và PCLP vì trong thực tế, PCLP thường ít được coi trọng (ngay cả trong các văn bản của Đảng), thậm chí khơng tương xứng với PCTN, thậm chí thiếu nhất qn (tiêu đề thì có đề cập cả PCTN, LP nhưng nội dung thì chỉ nói về PCTN). Trong khi đó, nhiều trường hợp, lãng phí có liên hệ mật thiết với tham nhũng và hậu quả của lãng phí cũng khơng thua kém gì so với lãng phí, đơi khi có những trường hợp cịn nghiêm trọng hơn. Các nghị quyết, quyết định được ban hành phải là sản phẩm trí tuệ tập thể, được bàn bạc, thảo luận dân chủ trước khi ban hành. Việc ban hành nghị quyết phải đúng quy trình, đảm bảo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đổi mới quy trình ban hành, đảm bảo chặt chẽ, khoa học, phát huy cao độ trí tuệ, bản lĩnh, tính sáng tạo của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố. Đổi mới, nâng cao năng lực dự báo, tầm nhìn chiến lược trong xây dựng, ban hành các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án cơng tác của Thành ủy và cấp ủy các cấp.

Đổi mới việc phân công công việc trong Ban chấp hành và phân định rõ mối quan hệ công tác của các tổ chức trong HTCT trong thực hiện nhiệm vụ công tác PCLP

Đây là nội dung tiếp nối để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Khi đã ban hành các văn bản của Đảng thì việc phân công đảng viên, cấp ủy viên thực hiện hay chủ trì thực hiện có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả thực hiện chủ trương của Đảng. Thành ủy cần khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của tập thể Thành ủy và trách nhiệm của từng đồng chí Thành ủy viên đối với nhiệm vụ PCLP tại Thành phố Hà Nội. Việc phân công cho mỗi thành ủy viên thường thể hiện trước hết trong quy chế làm việc của Thành ủy. Vì thế cần xây dựng quy chế và xác định trách nhiệm cá nhân của từng đồng chí cấp ủy viên, trước

hết là NĐĐ, thành viên trong Ban Thường vụ. Quy chế, quy định phải tường minh, dễ kiểm tra, dễ xác định và quy kết trách nhiệm.

Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc của cấp ủy trực thuộc theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương, chú trọng khâu tổ chức thực hiện quy chế làm việc, các quy định, quy trình cơng tác, trong đó có nhiệm vụ cơng tác PCLP. Giữ vững ngun tắc tập trung dân chủ, thực hiện tự phê bình và phê bình, phát huy vai trị, trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức và NĐĐ cấp ủy, đơn vị. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các tổ chức trong HTCT gắn với phân công, phân cấp mạnh cho cơ sở, mở rộng dân chủ đi liền với trật tự, kỷ cương trong Đảng và trong xã hội. Đặc biệt, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định tập thể cấp ủy nhưng phải gắn chặt với phân công "cá nhân phụ trách", kể cả nơi thực hiện chế độ thủ trưởng phải thực hiện nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một người, một người chịu trách nhiệm chính, cơng khai cho dân biết để giám sát và quy trách nhiệm nếu để xảy ra lãng phí.

Chú trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, khắc phục bệnh bảo thủ, quan liêu, trì trệ… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, tính chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả, thích ứng với mơ hình tổ chức mới và phù hợp với tình hình thực tiễn của Thủ đơ. Thành ủy cũng cần quan tâm tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng các cấp trong Thành phố đối với chính quyền, MTTQ các tổ chức CT-XH cùng cấp trong thực hiện PCLP, phát huy hơn nữa vai trị của các lực lượng trong cơng tác PCLP, nhất là vai trò giám sát.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền PCLP đối với HTCT và nhân dân Thủ đô

Tuyên truyền và phải kiên trì tuyên truyền về tác hại của tham nhũng, lãng phí mới tạo ra được dư luận xã hội PCTN, LP. Ngay cả tuyên truyền cũng

không coi nhẹ tuyên truyền PCLP kém hơn so với PCTN. Thành ủy lãnh đạo cơng tác tun truyền nói chung và tuyên truyền PCLP trong nội bộ tổ chức đảng, MTTQ và các đoàn thể CT-XH, trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong toàn xã hội. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, khắc phục tính hình thức trong công tác tuyên truyền, vận động của Thành ủy Hà Nội và cấp ủy các cấp trong công tác PCLP, cần thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản như: nâng cao tính khoa học, đầy đủ, minh bạch và kịp thời cung cấp trong thông tin về công tác PCLP cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cần công khai đầy đủ, kịp thời các dự án, cơng trình, quy chế, quy định về mọi lĩnh vực liên quan đến lãng phí để nhân dân biết, giám sát việc thực hiện. Đổi mới nội dung, cách thức triển khai tuyên truyền, vận động; thường xuyên chủ động nắm bắt tư tưởng, thái độ của các tầng lớp nhân dân trong xã hội đối với lãng phí và cơng tác PCLP; gắn kết chặt chẽ công tác tuyên truyền với nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội và nâng cao tính chủ động trong đấu tranh phịng, chống “diễn biến hịa bình” và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên, khơng để lãng phí trở thành mục tiêu chống phá của các phần tử cơ hội, thế lực thù địch.

Theo đó, thơng tin tun truyền liên quan đến công tác PCLP cần đa dạng, việc cung cấp thông tin phải kịp thời, đúng đối tượng và đúng thời điểm. Các cơ sở đảng cần có sự nhận diện thơng tin thật sáng suốt. Thơng tin có giá trị nhất định khi nó có thể thay đổi niềm tin và hành động nhưng nó cũng có thể phản tác dụng khi xuất hiện không đúng thời điểm, không phù hợp với đối tượng. Cùng với việc mở rộng nội dung và minh bạch thơng tin cần phải thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước nhưng phải tránh tình trạng lợi dụng quy định để “mật hóa” văn bản, bưng bít thơng tin gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Cần chuyển hướng mạnh mẽ từ thông tin một chiều, định hướng từ trên xuống dưới sang chú trọng thông tin hai chiều. Tăng cường đối thoại, lắng nghe thông tin thực tiễn từ cơ sở. Thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội để có những

giải pháp phát huy mặt tích cực; kịp thời chấn chỉnh và uốn nắn những biểu hiện tiêu cực...

Tiến hành công tác tuyên truyền thông qua mạng internet một cách trực diện, liên tục, xây dựng những kênh thông tin trên môi trường mạng vừa tin cậy đối với Đảng và Nhà nước, vừa thân thiện với cộng đồng mạng để thực hành công tác thông tin, tuyên truyền một cách nhanh nhạy, hiệu quả. Tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản đi liền với việc tăng cường SLĐ của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Việc gắn kết chặt chẽ công tác tuyên truyền công tác PCLP với nhiệm vụ phát triển tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội... nhằm theo sát diễn biến, góp phần kịp thời xử lý, giải quyết các tình huống. Thực tiễn địi hỏi cơng tác tuyên truyền cần và phải có mặt trong cả các tiến trình, sự kiện, hiện tượng, phong trào để có tiếng nói có sức thuyết phục, có tác động thực tế. Phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân trong đấu tranh PCLP. Cần có quy định cụ thể về các dự án lớn, các cơng trình, đề án có liên quan và có nguy cơ lãng phí cao phải được tổ chức phản biện xã hội do MTTQ chủ trì. Thơng qua các cơ quan truyền thông, tạo dư luận xã hội lên án, phê phán mạnh mẽ những hành vi lãng phí nguồn lực xã hội, nhất là lãng phí do tham nhũng và gắn với tham nhũng để vụ lợi.

Đề cao PTLĐ thơng qua vai trị, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và tác phong quyết liệt của NĐĐ

Đặc biệt, đề cao vai trị, trách nhiệm nêu gương, thực hiện “nói đi đơi với làm”, thống nhất tư tưởng và hành động, khắc phục tình trạng độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân và các biểu hiện suy thoái, tiêu cực. Nêu gương là một trong những PTLĐ của Đảng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ, đảng viên Thủ đô phải nhận thức đầy đủ và rèn luyện, thực hành một cách thường xuyên, xứng đáng với kỳ vọng to lớn của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cả nước nhìn về Thủ đơ ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất

cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đơ ta thành một Thủ đơ bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”[71, tr. 78], “Nhân dân Thủ đơ ta có truyền thống cách mạng vẻ vang và lòng nồng nàn yêu nước, tôi chắc rằng đồng bào Thủ đô sẽ hăng hái phấn đấu làm cho mọi ngành hoạt động của Thủ đô ngày thêm phát triển, để làm gương mẫu, để dẫn đầu cho nhân dân cả nước ta trong cơng cuộc củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong khắp nước ta; để xây dựng một đời sống sung sướng, tươi đẹp, thái bình mãi mãi cho con cháu chúng ta”[71, tr. 91].

Các cá nhân Thành ủy viên đều là cán bộ chủ chốt, có vị trí quan trọng, thường là NĐĐ trong nhiều cơ quan, đơn vị trọng yếu của Thành phố, có sức ảnh hưởng lớn trong HTCT và xã hội, vì vậy, có trách nhiệm khơng nhỏ trong PCLP. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải không ngừng tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, ý thức, trách nhiệm đi đầu và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị; kiên quyết PCTN, LP, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác. NĐĐ phải thật sự gương mẫu trong chấp hành các quy định của Đảng, Luật THTK, CLP, nhất là thực hiện trách nhiệm của NĐĐ được quy định rất cụ thể trong Luật. Bên cạnh đó, NĐĐ phải dành thời gian thỏa đáng để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCLP tại địa phương cơ quan, đơn vị mình.

Cấp ủy các cấp tăng cường công tác chỉ đạo giáo dục, kiểm tra, giám sát, quản lý, phân công nhiệm vụ và định kỳ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên. Thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng, phát hiện kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm về đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, có biện pháp cụ thể để phòng ngừa, giáo dục, giúp đỡ và xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, đảng viên sai phạm.

Cấp ủy các cấp và mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm và thực chất Quyết định số 3814-QĐ/TU, ngày 16-5-2018, của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, về “Việc ban hành Quy định khung tiêu chí đánh giá hằng tháng đối

với cán bộ, cơng chức, viên chức, lao động hợp đồng trong HTCT TP Hà Nội”. Cốt lõi là thúc đẩy liêm chính cơng vụ, tạo sự chuyển biến về chất trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả mọi mặt công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động. Trong đó, cần cụ thể hóa các tiêu chí ý thức tổ chức kỷ luật, lề lối làm việc, thực hiện quy tắc ứng xử với các nội dung THTK,CLP. Hiệu suất làm việc được nâng lên cũng là nội dung trọng tâm trong công tác PCLP trong sử dụng lao động và thời gian lao động trong bộ máy nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trong Đảng, nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy các cấp; kiên quyết chống bệnh phơ trương, hình thức, quan liêu, giảm hội họp, THTK, CLP.

Một phần của tài liệu Luận án THÀNH ủy hà nội LÃNH đạo CÔNG tác PHÒNG, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 140 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)