Nhận xét chung về tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty vận tải thuỷ I:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vận tải Thuỷ I (Trang 25 - 28)

- Đối với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty :

1. Nhận xét chung về tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty vận tải thuỷ I:

KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ I

1. Nhận xét chung về tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty vận tải thuỷ I: Công ty vận tải thuỷ I:

Qua gần 40 năm tồn tại và phát triển, Công ty Vận tải thuỷ I đã không ngừng cố gắng, phấn đấu vươn lên, vượt qua những giai đoạn khó khăn, thăng trầm và đã tạo cho mình một chỗ đứng khá vững vàng trên thị trường vận tải thuỷ. Trong công tác quản lý và sử dụng vốn, Công ty cũng đã đạt được những thành công nhất định. Một trong những hiệu quả lớn mà Công ty đã đạt được là tạo công ăn, việc làm thường xuyên, ổn định với thu nhập bình quân khá (hơn 700.000 đồng/ người) cho hơn 1000 lao động. Đây là một hiệu quả mang tính Xã hội song lại có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại của Công ty.

Tuy nhiên trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn của Công ty những năm gần đây vẫn tồn tại nhiều khó khăn, có tác động xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Đó là:

1.1. Các tài sản cố định của Công ty đang trong tình trạng cũ nát, lạc hậu nhưng chưa được đầu tư, đổi mới đúng mức. nhưng chưa được đầu tư, đổi mới đúng mức.

Năm 2001, tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng đáng kể (tăng 6.794 triệu đồng, tương đương 19,97% so với năm 2000) nhưng vốn cố định của Công ty lại bị giảm sút ( giảm 2.488 triệu đồng ). Trong khi đó, hầu hết các tài sản cố định của Công ty đã hao mòn gần 70%, đặc biệt các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị là những tài sản chiếm tỷ trọng lớn, phục vụ trực tiếp hoạt động chính của Công ty là kinh doanh vận tải, sửa chữa và bốc xếp cũng chỉ còn hơn 30% giá trị so với ban đầu. Bên cạnh đó, các hoạt động sửa chữa, nâng cấp và đầu tư mới các tài sản này của Công ty chưa được quan tâm đúng mức, cũng đang trên đà giảm sút nhiều.

Tình trạng tài sản cố định như vậy càng làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, dẫn đến mất các khách hàng, nguồn hàng lớn, ảnh hưởng không tốt tới kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động này.

1.2. Vốn lưu động của Công ty còn bị ứ đọng quá nhiều tại khâu thanh toán với khách hàng. với khách hàng.

Trong khi vốn cố định giảm sút thì vốn lưu động của Công ty lại tăng rõ rệt (năm 2001 vốn lưu động của Công ty tăng 9.282 triệu đồng so với năm 2000) nhưng hầu hết lại bị khách hàng chiếm dụng. Do tình trạng khách hàng nợ đọng tiền cước vận tải và tiền mua xi măng ngày càng nghiêm trọng khiến vốn lưu động của Công ty bị ứ đọng một chỗ, không vận động, gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2001 các khoản phải thu khách hàng của Công ty đã tăng 8.369 triệu đồng, đưa tổng số nợ của khách hàng lên 16.014 triệu đồng, chiếm 76,2% trên tổng vốn lưu động. Số vốn này không những không tạo ra lợi nhuận cho Công ty, mà còn làm phát sinh thêm các chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ như chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý, chi phí điện thoại, thư tín, công tác phí ... và chi phí sử dụng vốn khi Công ty phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều như vậy cũng tạo ra nhiều nguy cơ mất vốn hơn cho Công ty.

1.3. Hiện tại Công ty đang trong tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh.

Những năm gần đây nhu cầu vốn lưu động của Công ty tăng mạnh do Công ty mở thêm một số hướng kinh doanh mới như kinh doanh xi măng, vận chuyển thiết bị và cung ứng vật liệu xây dựng cho công trình nhà máy điện Phả Lại 2, kinh doanh vận tải ở phía Nam .... Chính vì thế năm 2001 Công ty đã phải tăng vay ngắn hạn lên đáng kể. Nợ ngắn hạn năm 2001 là 23.900 triệu đồng, tăng 6.113 triệu đồng so với năm 2000. Trong đó, ngoài các khoản Công ty đi chiếm dụng của người khác, Công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng thêm gần 3 tỷ đồng với lãi suất khá cao, đưa tổng vay ngắn hạn lên 7.945 triệu đồng. Trong khi đó, với tình trạng vốn bị khách hàng chiếm dụng như trên cùng với kết quả kinh doanh không mấy khả quan của Công ty những năm 2000 và 2001 cho thấy vốn vay chưa thực sự tạo ra hiệu quả, càng làm tăng thêm rủi ro cho Công ty.

Ngoài ra, với tình trạng tài sản cố định như phân tích cho thấy nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cũng tăng lên. Thế nhưng nguồn vốn thường xuyên của Công ty, gồm các khoản vay dài hạn và vốn chủ sở hữu, là những nguồn có tính ổn định cao, thường được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định lại tăng không đáng kể. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 tăng 1,5% còn vay dài hạn lại giảm 0,8% so với năm 2000. Mặt khác tổng nguồn vốn thường xuyên của Công ty hiện nay

là 16.229 triệu đồng nhỏ hơn giá trị tài sản cố định 2.032 triệu đồng cho thấy Công ty đang sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Điều này càng làm tăng rủi ro cho vốn của công ty. Nếu Công ty sử dụng vốn không hiệu quả thì khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán Công ty sẽ phải dùng tài sản của mình để trả nợ.

Như vậy tình hình trên cho thấy nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là rất lớn, song vẫn chưa được đáp ứng bằng những nguồn phù hợp.

1.4. Cơ cấu lực lượng lao động của Công ty còn nhiều bất hợp lý.

Hiện nay trong cơ cấu lao động của Công ty bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn, bất hợp lý. Tổng số lao động quá đông, nhiều người không có việc làm trong khi một số chức danh, nghề nghiệp lại thiếu. Đó là:

- Khối vận tải thừa thuyền viên nhưng lại thiếu thuyền trưởng, thuyền phó.

- Khối các xí nghiệp sửa chữa, bốc xếp thừa lao động phổ thông nhưng thiếu các cán bộ kỹ thuật.

- Khối văn phòng Công ty, bộ phận gián tiếp thì đông, cán bộ có năng lực cho các phòng vận tải, ban đại lý xi măng lại thiếu nhiều.

Ngoài ra còn một bộ phận lao động thường xuyên ốm đau, không làm việc được, một số công nhân viên sắp đến tuổi về hưu... Bộ phận lao động thừa này hầu như không có việc làm, không tạo ra của cải vật chất song Công ty vẫn phải trả chi phí nhân công và các chi phí quản lý khác. Trong khi đó các bộ phận thiếu cán bộ có trình độ và năng lực lại chưa phát huy hết hiệu suất hoạt động, làm giảm hiệu quả chung của Công ty .

Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Có thể nói những khó khăn, tồn tại hiện nay trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Vận tải thuỷ I là những nguyên nhân chủ yếu khiến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn rất thấp. Điều này cho thấy Công ty cần có biện pháp khắc phục các khó khăn, tồn tại này.

Từ thực tế trên, tôi muốn thông qua bài luận này, đề xuất với Công ty một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vận tải Thuỷ I (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w