Những nguyên tắc cơ bản quá trình đổi mới

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TỪ 1992 ĐẾN NAY VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 28)

Trong suốt quá trình đổi mới, cần có sự điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu khách quan của xã hội, đòi hỏi phải thực hiện tốt những nguyên tắc cơ bản ở nước ta như sau:

- Nguyên tắc thứ nhất, đổi mới hệ thống chính trị tức là đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; cũng như mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị hợp pháp trong hệ thống chính trị; chứ khơng được thay đổi mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa, khơng chấp nhận “đa ngun chính trị, đa đảng đối lập”, gây rối lọan xã hội.

- Nguyên tắc thứ hai, đổi mới là nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Trong q trình tiến hành cơng cuộc đổi mới, một vấn đề có tính ngun tắc là phải ln ln kiên định vai trị lãnh đạo, vị thế cầm quyền của Đảng; đồng thời làm tốt công tác xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa

23

xã hội. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của tồn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; không dao động trong bất cứ tình huống nào. Kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội, đổi mới vơ ngun tắc.

- Nguyên tắc thứ ba, đổi mới theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, thông qua các cơ quan dân cử, các đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

- Nguyên tắc thứ tư, đổi mới hệ thống chính trị nhằm tạo điều kiện cho việc ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đây được xem là nguyên tắc quan trọng nhất để từng bước đổi mới vững chắc, tránh sự nóng vội, chủ quan và có thể sai lầm về mặt chính trị.

- Nguyên tắc thứ năm, đổi mới phải gắn liền với quyết tâm phòng chống quan liêu, tham nhũng. Quan liêu, tham nhũng là bệnh khơng thể tránh khỏi trong q trình thực hiện đổi mới. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt suy thoái về đạo đức, lợi dụng nhiều sơ hở, hạn chế, khuyết điểm trong quá trình thực hiện đổi mới để vụ lợi cá nhân; Làm ảnh hưởng to lớn niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Như Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: Tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phải gắn liền với quyết tâm phòng chống quan liêu, tham nhũng là nguyên tắc cần kíp mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta quyết tâm thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

24

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TỪ 1992 ĐẾN NAY VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)