Đánh giá sự thực hiện đường lối

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TỪ 1992 ĐẾN NAY VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 31)

3.1. Ưu điểm.

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta đã có nhiều đổi mới góp phần xây dựng và từng bước hồn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được phân định rõ hơn, phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà nước được từng bước kiện toàn, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức, bộ máy; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức để tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân; phát huy dân chủ; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân.

Đảng đã thường xuyên coi trọng việc đổi mới và tự chỉnh đốn, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong điều kiện mới.

Tóm lại, gần 30 năm qua, hệ thống chính trị đã thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng, đặc biệt quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hóa được phát huy.

Các kết quả đạt được đã khẳng định đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổi mới hệ thống chính trị nói riêng là đúng đắn sáng tạo phù hợp với thực tiễn bước đầu đáp ứng yêu cầu của tình hình mới khắc phục dần những khuyết, nhược điểm của hệ thống chun chính vơ sản trước đây. Kết quả đổi mới hệ thống chính trị đã góp phần làm nên thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của cơng cuộc đổi mới ở nước ta.

25

3.2. Nhược điểm.

Tuy nhiên trong thực tế vận hành hệ thống chính trị nước ta cịn nhiều nhược điểm. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa ngang tầm với địi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới.

Tình trạng bng lỏng sự lãnh đạo của đảng nhất là bao biện làm thay chưa phát huy tốt vai trò của các cơ quan nhà nước mặt trận tổ quốc các đoàn thể chính trị xã hội vẫn cịn diễn ra ở một số cấp Ủy tổ chức Đảng.

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước. Kết quả cải cách nền Hành chính Quốc gia còn rất nhiều hạn chế. Phương thức tổ chức phong cách hoạt động của mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội vẫn chưa thốt khỏi tình trạng hành chính sơ cứng, nạn tham nhũng cịn trầm trọng.

Vai trò giám sát phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cịn yếu, chưa có cơ chế thật hợp lý để phát huy vai trò này. phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị cịn chậm đổi mới có mặt lúng túng.

26

PHẦN KẾT LUẬN

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể cấu thành bởi các thiết chế chính trị, có mối quan hệ và tương tác với nhau theo các cơ chế, nguyên tắc vận hành nhất định để thực thi quyền lực chính trị. Hệ thống chính trị ở mỗi quốc gia có cách tổ chức và vận hành khác nhau, mang những đặc trưng riêng, phụ thuộc vào hồn cảnh lịch sử, văn hóa…của quốc gia đó. Tuy nhiên, hệ thống chính trị vẫn bị chi phối và tuân theo những nguyên tắc và giá trị chung, có tính phổ biến. Hệ thống chính trị Việt Nam tuy mới hình thành và phát triển cùng với quá trình xây dựng đất nước, nhưng đã đáp ứng được ở mức độ nhất định những địi hỏi của mơi trường xã hội, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và đóng góp đáng kể vào sự thành cơng của cơng cuộc đổi mới.

Do cịn những bất cập và hạn chế, hệ thống chính trị Việt Nam vẫn đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương giải pháp cịn có sự ngập ngừng, lúng túng, thiếu dứt khốt, khơng triệt để. Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, cịn chậm trễ so với đổi mới kinh tế. Lý luận về hệ thống chính trị và về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta còn nhiều điểm chưa sáng tỏ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.

2. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980,1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TỪ 1992 ĐẾN NAY VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)