Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 HUYỆN CHÂU THÀNH A - TỈNH HẬU GIANG (Trang 59 - 61)

IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

1.1. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho hệ thống tổ chức trong lĩnh vực môi trường quản lý về môi trường cho hệ thống tổ chức trong lĩnh vực môi trường

- Đối với các dự án khi triển khai thực hiện căn cứ vào quy mơ, loại hình sản xuất để tiến hành đánh giá tác động môi trường hoặc thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Đối với công tác quản lý nhà nước về môi trường: Thực hiện tốt chương trình quản lý mơi trường, bao gồm các nội dung về hoàn thiện việc nâng cao năng lực quản lý bảo vệ mơi trường; chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; quản lý thẩm định đánh giá tác động môi trường; quản lý chất thải công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; quản lý môi trường nông nghiệp và

53 nông thôn, đô thị và các khu dân cư tập trung; quản lý chất thải y tế độc hại, quản lý đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên; quản lý môi trường các nguồn tài nguyên như: nước, đất, khơng khí.

1.2. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường

- Tăng cường ứng dụng các công nghệ và thiết bị đáp ứng nhu cầu phân tích, đánh giá các yếu tố mơi trường. Khẩn trương ứng dụng công nghệ và thiết bị tin học để nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và phổ biến các quy định về môi trường đến đối tượng giám sát và quản lý.

- Các doanh nghiệp, tổ chức và hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản xuất nông nghiệp phải quan tâm đầu tư để đổi mới, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, chế biến nông nghiệp. Cần liên kết, hợp tác triển khai những mơ hình mới về chọn tạo giống, quy trình sản xuất, chế biến, xử lý môi trường nuôi trồng, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, xuất khẩu trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp và tập trung cho các sản phẩm chủ lực là lúa gạo, trái cây.

- Giám sát kỹ phần đánh giá môi trường và giải pháp xử lý chất thải, nước thải trong các dự án đầu tư, kiên quyết loại bỏ các dự án không đáp ứng yêu cầu về môi trường. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp sản xuất có yếu tố có thể gây ơ nhiễm mơi trường để kịp thời xử lý và khắc phục.

1.3. Giải pháp bảo vệ và cải tạo đất đai

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng cách chuyển đổi các mơ hình sản xuất hiệu quả, giá trị gia tăng cao.

- Kết hợp các hình thức canh tác phù hợp với từng loại đất khác nhau trên địa bàn nhằm phát huy tối đa tiềm năng nguồn tài nguyên đất đai.

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai thực tế trên địa bàn huyện nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, tránh khai thác quá mức làm thối hóa đất.

- Sử dụng màng phủ, xây dựng nhà lưới, nhà kính, áp dụng phương pháp canh tác mới tiết kiệm nước tưới, bón phân bằng đường ống… trong sản xuất rau sạch, rau an toàn.

- Hạn chế sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nơng nghiệp – thủy sản, tích cực làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như sinh học, nơng học, hóa học, cơ học… và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu. Tái tạo lớp phủ thực vật để bảo vệ độ phì nhiêu của đất, thực hiện tuần hồn hữu cơ trong đất. Trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao kết hợp kết hợp quy trình canh tác đúng kỹ thuật nhằm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.

54 giao thông nhằm tăng khả năng che phủ đất, góp phần cải tạo mơi trường đơ thị cũng như nông thôn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 HUYỆN CHÂU THÀNH A - TỈNH HẬU GIANG (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)