tươi/sống đạt 530 triệu USD, tăng 15%; tôm hùm tươi/sống đạt 239 triệu đô la, tăng 9%; cua tươi/sống đạt 413 triệu USD, tăng 1%…
Cá cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc, trong đó, nhiều lồi cá nhu cầu nhập khẩu đang tăng mạnh. Chẳng hạn, nhập khẩu cá hồi tươi Đại Tây Dương đạt 357 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái; cá halibut nguyên con đông lạnh đạt 159 triệu USD, tăng 44%; cá tra philê đông lạnh đạt 144 triệu USD, tăng 27%; cá thu đông lạnh đạt 110 triệu USD, tăng 46%(Nông Nghiệp Việt Nam 1/9, Thanh Sơn) đầu trang
Nguyên nhân xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục giảm
Giá trị xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ giảm là do trong năm 2018, thị trường này đã nhập khẩu tương đối lớn lượng cá tra của Việt Nam và hiện vẫn chưa tiêu thụ hết…
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu cá tra trong 7 tháng năm 2019 giảm 5,5%, đạt 1,13 tỷ USD. Tháng 7/2019, giá trị xuất khẩu cá tra giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, cho tới hết tháng 7/2019, giá trị xuất khẩu cá tra của 5 tháng liên tiếp đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trong tháng 7, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ đạt 25,6 triệu USD, giảm 56,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 7/2019, tổng giá trị đạt 167,6 triệu USD, giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Mặc dù Hoa Kỳ vẫn đứng thứ 2 trong nhóm thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam nhưng từ nay tới hết năm 2019, xuất khẩu cá tra sang thị trường này dự báo sẽ còn tiếp tục giảm trong các tháng tới. Bên cạnh đó, nhiều rào cản kỹ thuật và thương mại tại thị trường này đang được dựng lên đối với nhiều nguồn cung cá thịt trắng; trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam.
Theo ơng Trương Đình H, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, nguyên nhân giá trị xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ giảm là do trong năm 2018, thị trường này đã nhập khẩu tương đối lớn lượng cá tra của Việt Nam và hiện vẫn chưa tiêu thụ hết, đồng thời giá cá tra thời gian qua giảm, dẫn đến sự sụt giảm chung của thị trường này. Có thể nói, nhu cầu tiêu thụ cá tra của thị trường Mỹ vẫn ở mức như vậy. Thời gian tới, việc xuất khẩu cá tra sang thị trường này có tăng hay khơng cịn phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ tiêu thụ hết số lượng cá tra đã nhập khẩu trước đó. (VietQ 31/8, Thanh Minh) đầu trang
Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tăng trưởng ổn định
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Nhật Bản vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu (NK) tôm lớn thứ 2 của Việt Nam trong nửa đầu năm nay.
Theo VASEP, Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) đã giúp tạo điều kiện thuận lợi về thuế quan cho XK thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản. Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ tháng 1-2019 cũng sẽ giúp cho tôm Việt Nam gia tăng lợi thế tại thị trường này.
Theo các cam kết của Nhật Bản tại CPTPP, đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam trong đó có tơm đơng lạnh và tơm chế biến được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. (Cơng An Nhân Dân 31/8, PV) đầu trang