Khó khăn, vướng mắc

Một phần của tài liệu 8d05d660d2b8c6dd109 (Trang 26 - 29)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Ưu điểm

2. Khó khăn, vướng mắc

2.1. Khó khăn, vướng mắc

- Nhìn chung cơ cấu, trình độ, phẩm chất năng lực lãnh đạo và điều hành, thực hiện công việc của đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Cơ cấu đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh còn chưa phù hợp. Cơ cấu về độ tuổi hiện nay chưa thoát khỏi tình trạng vừa hẫng hụt, vừa thiếu đồng bộ nhất là độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt còn cao. Phần lớn những người lần đầu tham gia giữ chức vụ chủ chốt có tuổi đời cịn cao so với quy định; nhiều nơi gặp khó khăn về đội ngũ thay thế; số người biết sử dụng cơng nghệ thơng tin cịn ít. Kỹ năng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, khả năng sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi nhiệm vụ, môi trường công tác của CBCC cấp xã cịn yếu, khơng ít CBCC cấp xã chưa nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao nên giải quyết cơng việc cịn mang tính chủ quan, tùy tiện, xử lý các vụ việc không đúng pháp luật, vi phạm chính sách của Đảng và Nhà nước. Một số cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã khơng nắm chắc các chính sách, pháp luật liên quan, nên lúng túng trong vận dụng để giải quyết công việc; lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt hiệu quả thấp. Nhiều trường hợp buông lỏng hoặc sai phạm trong quản lý, nhất là trên một số lĩnh vực như đất đai, ngân sách, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội. Một bộ phận CBCC cấp xã sa sút về phẩm chất đạo đức quan liêu, hách dịch và tham nhũng, tinh thần trách nhiệm kém có biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, mâu thuẫn ở cơ sở;

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cơ sở chủ yếu được đưa lên từ cơ sở; phần đa trong số đó chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, chủ yếu là qua các lớp bồi dưỡng hoặc các lớp tại chức, vừa làm vừa học thậm chí một số chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Một số cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn tuổi cao, năng lực hạn chế nhưng chưa đủ điều kiện về tuổi và năm cơng tác để nghỉ chế độ, nên khơng bố trí được cán bộ trẻ, có năng lực thay thế;

- Phần lớn đội ngũ CBCC cấp xã mỗi người giữ một chức vụ, chức danh nên việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng gặp khó khăn vì khơng có người để xử lý cơng tác chuyên môn ở đơn vị;

- Số lượng công chức cấp xã trong một số giai đoạn bị thừa, thiếu cục bộ do một số thay đổi các quy định của Trung ương;

- Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên trong năm 2019, 2020, các lớp bồi dưỡng chỉ thực hiện được bằng hình thức trực tuyến, chưa đạt hiệu quả cao như kế hoạch đề ra; công tác kiểm tra, giám sát cũng chưa thực hiện đúng Kế hoạch đã đề ra;

- Quy định về tiêu chuẩn đối với các chức danh cán bộ chuyên trách hiện nay tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường thị trấn hiện nay quá thấp khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của địa phương chưa thực sự đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu. Các nhóm đối tượng cán bộ ở mặt này hoặc mặt khác còn chưa đạt được các tiêu chuẩn theo quy định và còn nhiều bất cập; - Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị kiến thức, kỹ năng với chuyên môn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa sâu, còn nặng về lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn; chưa quan tâm nhiều đến kiến thức quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực; việc mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề có phần hạn chế;

- Cơng tác quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã còn bất cập. Các lớp bồi dưỡng cho cán bộ xã ở nhiều cơ sở đào tạo cùng thực hiện trong năm dẫn đến chồng chéo;

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cấp xã chưa đồng đều; kiến thức, năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới, nhất là kỹ năng quản lý nhà nước trong môi trường kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Một bộ phận cán bộ cấp xã chưa thật sự coi trọng việc học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ;

- Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Việc học đi đôi với hành ở một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế. CBCC cấp xã còn lúng túng khi vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những công việc cụ thể ở cơ sở. Chính sách hỗ trợ cho cán bộ cấp xã đi đào tạo, bồi

dưỡng theo quy định còn thấp nên việc đi đào tạo, bồi dưỡng cịn gặp nhiều khó khăn;

- Theo quy định, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức do Chính phủ, Bộ Nội vụ ban hành, hướng dẫn; tuy nhiên, một số ngành, lĩnh vực cũng có văn bản chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ cấp xã nói riêng theo ngành, lĩnh vực, vì vậy kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức không theo hệ thống.

2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Một bộ phận cán bộ có biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; thiếu gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, không trung thực, thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình, bng lỏng quản lý dẫn đến xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, tài chính ở địa phương. Một số cán bộ xã còn nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho tổ chức và công dân;

- Đội ngũ cán bộ cấp xã có nhiều người trưởng thành từ thực tiễn nhưng chưa được đào tạo bài bản; một số có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tác phong, lề lối làm việc chậm đổi mới; một số đồng chí tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ chưa cao, thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt; một số đồng chí năng lực cịn hạn chế, ngại học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ;

- Nhiều đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung còn chậm so với kế hoạch; việc củng cố, sắp xếp, bố trí cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở vẫn cịn bất cập; chất lượng cán bộ khơng đồng đều; công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, phân cơng nhiệm vụ và quản lý CBCC ở một số nơi chưa thật chặt chẽ;

- CBCC ở cơ sở thường xun được điều chuyển vị trí cơng tác, vì vậy số lượng cán bộ mới được bầu cử bổ nhiệm hoặc công chức mới được tuyển dụng chưa kịp thời được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định;

- Trong cơng tác quản lý, điều hành, chính quyền cơ sở chưa chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm, tìm biện pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc nảy sinh; đề xuất các giải pháp để trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung hồn thiện chính sách, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế;

- Nguồn kinh phí phân bổ cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu thực tế. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua mới chỉ đáp ứng được một phần cho công tác bồi dưỡng mà chưa tập trung đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu thực tế hiện nay;

- Một số giảng viên của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng xử lý tình huống, phương pháp giảng dạy còn nặng về lý thuyết;

- Nhận thức của một số lãnh đạo chính quyền cấp huyện, cấp xã về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa coi đây là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

2.3. Bài học kinh nghiệm

- Xây dựng được đội ngũ CBCC ở cơ sở có phẩm chất đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng thời đảm bảo tỷ lệ cơ cấu cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Cần tạo nguồn cán bộ là người tại chỗ để cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau đó về bố trí làm việc tại cấp xã.

- Kết hợp chặt chẽ công tác cán bộ với công tác tư tưởng, khen thưởng và xử lý kỷ luật nghiêm minh, chú trọng xây dựng ý thức trách nhiệm, lề lối tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật của CBCC cơ sở trong bộ máy chính quyền, nhất là cán bộ chủ chốt theo hướng sát dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC cấp xã nhằm đạt chuẩn theo quy định.

- Củng cố hệ thống chính trị cơ sở từ thôn, tổ dân phố, gắn bó giữa chính quyền cơ sở với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu 8d05d660d2b8c6dd109 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)