CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.2. Thực trạng nước sạch tại Việt Nam
Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước, đặc biệt là nước sạch đang trong tình trạng báo động. Những hệ lụy về thiếu nước sạch đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Dưới đây là một số dẫn chứng về thực trạng nước sạch tại Việt Nam:
- Lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840 m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000 m3/người/năm của Hội tài nguyên nước quốc tế.
- Theo đánh giá của Tổng cục môi trường, mỗi ngày cả nước khai thác hàng triệu m3 nước ngầm cung cấp cho hơn 300 nhà máy khai thác thành nước sinh hoạt. Nhưng đáng lo ngại là nguồn nước ngầm đang đối mặt với vần đề ô nhiễm từ việc bị xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh cho tới ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng do việc khai thác tràn lan thiếu quy hoạch, bảo vệ nguồn nước. - Phần lớn nước sinh hoạt cho các thành phố, thị xã đều lấy từ sông, suối. Với tốc
độ phát triển cơng nghiệp và đơ thị hố như hiện nay, mối đe doạ đến chất lượng nước nguồn cung cấp cho các nhà máy cũng gia tăng. Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.
- Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài ngun - Mơi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.
- Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, 80% các bệnh đường ruột trên thế giới đề bắt nguồn từ nguồn nước khơng an tồn. Nhưng tại Việt Nam vẫn cịn hơn 2,73 triệu hộ dân (chiếm 14,8%), trong đó nhiều người đang phải sử dụng nước không hợp vệ sinh cho nhu cầu sinh hoạt.
- Còn đối với các nguồn nước ngầm, lượng nước ngầm giờ đây ngày càng bị ô nhiễm do lượng chất thải và nước thải trong sinh hoạt. Ở những khu dân cư, nằm cạnh những làng nghề truyền thống như làm nhang, dệt nhuộm, thu gom chất phế thải, đúc đồng, thuộc da…nguồn nước ngầm lại càng bị ô nhiễm nặng nề hơn.