Khâu nạp hỗ hợp ruột bầu được thực hiện bằng lao động thủ công (1). Việc nén hỗ hợp và tạo hốc gieo được thực hiện bằng thiết bị phụ trợ là trục lăn có các vấu tạo hốc (2). Khâu gieo hạt (3): gieo hạt nhờ chổi quét trên sàng có kích thước các mắt sàng phù hợp với kích thước hạt. Khâu phủ hạt (4): người cơng nhân phủ một lớp cát lên bề mặt các hạt gieo.
Với việc ứng dụng một số dụng cụ phụ trợ đơn giản như trục nén tạo hốc, sàng và chổi gieo hạt…điều kiện làm việc của công nhân đã được cải thiện, năng suất lao động đạt khá cao (khoảng 2 triệu cây giống/1 công nhân trong năm) gấp 7-10 lần so với phương thức sản xuất ở nước ta hiện nay.
Ở một số nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, Áo, Phần Lan, Canada… đã áp dụng triệt để cơ giới hóa vào các khâu trong dây chuyền cơng nghệ trên. Sau khi trộn đất ( than bùn ) với một số chất hữu cơ, vô cơ khác tạo thành hỗn hợp ruột bầu được các băng tải hoặc gầu tải vận chuyển đến nạp vào Bun ke. Qua hệ thống định lượng trên Bun ke, hỗn hợp được nạp đều đặn vào khay xếp trên băng tải phía dưới
Các máy làm việc theo nguyên lý là ép trực tiếp nhờ cơ cấu tay biên quay, dùng lực ép của các lò xo hoặc rung lắc để tạo độ chặt và tạo hốc gieo trong các bầu.
Hiện nay công nghệ tạo bầu đi theo hai hướng:
Hướng thứ nhất: Sản xuất bầu mềm có kích cỡ khác nhau. Các bước công việc tạo bầu gồm: tạo hỗn hợp ruột bầu, trải vỏ bầu, nạp hỗ hợp, quấn, dán, cắt từng bầu theo kích thước định trước.Các khâu này được cơ giới hóa, tự động hóa trên một liên hợp máy chuyên dùng.
Hướng thứ hai: Sản xuất bầu khay với công nghệ tương tự như các nước có nền cơng nghệ phát triển.
Những năm gần đây, trên thế giới đang có xu hướng dùng bầu khay để gieo ươm cây giống trong thời kỳ đầu ở các vườn ươm.Theo xu hướng này các khâu công việc dễ dàng cơ giới hóa, năng suất lao động khá cao,sản xuất tập trung với quy mô lớn, chất lượng cây con rất đảm bảo, ngồi ra bầu khay có thể tái sử dụng nhiều năm ( khoảng 5 năm ) nên không gây ô nhiễm môi trường.
Trong dây chuyền sản xuất bầu khay thường có các loại thiết bị nghiền sàng, trộn, đóng bầu và thiết bị vận chuyển liên tục.
Ở một số vườn ươm cây giống có quy mơ vừa và nhỏ,người ta vẫn sử dụng dây chuyền bán cơ giới trong đó có thiết bị bán cơ giới hổ trợ khâu tạo bầu.Thụy Điển áp dụng dây chuyền này có thể sản xuất khoảng 5-7 triệu cây giống trong khi chỉ cần có 2 công nhân.
I.2.1 Các loại bầu ươm cây giống trên thế giới
Một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Anh…đã sử dụng loại bầu dinh dưỡng không vỏ được làm bằng cách ép hỗn hợp ruột bầu (đất, phân bón vơ cơ và một số chất liên kết như xơ dừa, vôi, cát, than trấu, mùn cưa…) tạo thành khối định hình nhờ sự kết dính của chính vật liệu hỗn hợp ruột bầu. Theo kết quả nhiên cứu của viện nghiên cứu và phát triển những sản phẩm của lâm nghiệp đã đưa ra các dạng hỗn hợp (tính theo đơn vị thể tích) tạo bầu khơng vỏ như sau:
- 3 đất + 1 xơ dừa; - 3 đất + 1 trấu; - 5 đất + 1 vôi;
- 5 đất +1/2 vôi + 1/2 tro trấu, - 5 đất + 1/2 vôi + 1/2 tro gỗ; - 4 đất + 1 trấu + 1 vôi;
- 5/2 đất + 5/2 cát + 1/2 vôi + 1/2 tro gỗ.
Hỗn hợp trên được trộn đều với nước cho tới khi nhuyễn (không quá khô cũng như không quá ướt) sau đó cho vào khn nén.
Với phương pháp này rất dễ dàng cho việc áp dụng cơ giới hóa và khơng gây ơ nhiễm môi trường…