.1 Tổng quan về bầu đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp để cải tiến thiết kế và chế tạo máy đóng bầu đất ươm cây giống nhằm nâng cao năng suất hoạt động (Trang 44 - 48)

Bầu ươm cây giống hiện nay có nhiều loại như bầu cứng treo, bầu giấy tổ ong, bầu khay tuy nhiên sử dụng nhiều nhất là loại bầu có vỏ mềm làm từ Polyetylene loại mỏng 0,2 mm có dạng hình trịn với các kích cỡ khác nhau ( đường kính từ 6-18 cm, cao từ 10 – 25 cm. Nhìn chung tồn tại hai loại là loại có đáy và loại thủng đáy.

Hình 2.1: Bầu ươm cây giống

Nguồn:http:// http://www.tuiuomcay.com

Nguyên liệu làm bầu ươm: Thành phần ruột bầu bao gồm đất và phân bón, đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Phân bón thường dùng là phân vô cơ (lân, đạm) và phân hữu cơ đã ủ hoai (phân chuồng. than bùn, phân xanh, phân vi sinh vật).Tùy theo tính chất, đặc tính sinh vật học của cây ươm mà tỉ lệ pha trộn đất và các loại phân vơ cơ có khác nhau và có 2 loại là bầu ươm có đất và khơng có đất.

Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu làm bầu ươm: tùy vào từng khu vực vùng miền, điều kiện khí hậu…mà sẽ có tỷ lệ phối trộn khác nhau để cho cây giống phát triển tốt ví dụ như bầu xồi ở phía Nam (20% đất + 50% mụn dừa + 20% trấu + 5% phân dơi + 5%

Các loại vật liệu làm ruột bầu:

* Đất sạch:

- Đất sạch là một loại đất trồng được sản xuất từ mụn dừa qua quá trình xử lý cơng nghiệp kết hợp vi sinh thành một loại đất hữu cơ.

- Có các đặc tính ưu điểm sau: tươi xốp, thống khí, dễ thấm nước, giữ ẩm cao, không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, sau 6 tháng sử dụng trở nên mùn hóa. Có thể nén với nhiều hình dạng khác nhau, nhằm thích hợp cho nhiều kiểu trồng, từng trang trại, sân vườn. Do đó đất sạch được sử dụng rộng rãi làm chất trồng cho nhiều loại cây khác nhau.

Hình 2.2: Đất sạch

Nguồn: http://www.nonghoc.com

- Các dạng đất sạch: dạng viên nén trịn, dạng viên nén vng, bao 5 lít, bao 25 lít, bao 50 lít, bao 100 lít.

- Quy trình sản xuất đất sạch: Gom mụn dừa đi sàn lọc, phân loại rồi đem ngâm trong bể nước một tuần đến 1o ngày để xả chất, sau đó là q trình tách ẩm. Các loại X0, X1, X2, X3 sẽ được thanh trùng và trộn chất dinh dưỡng vào do thường được sử dụng trong nước.

*Xơ dừa:

- Xơ dừa là phần vỏ của trái dừa được xé ra. Xơ dừa có nhiều ứng dụng: phủ bề mặt chống nóng, chống xói mịn, tăng độ ẩm, tạo điều kiện cho đất xốp.

- Xơ dừa là nguyên liệu tự nhiên sẵn có tuyệt vời để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.Một trong những công dụng của xơ dừa là có thể thay thế cho đất trồng

Xơ dừa có nhiều tác dụng như:

- Giúp q trình phân hủy từ hữu cơ sang vơ cơ sẽ nhanh hơn. Rất phù hợp đối với các chủng loại cây ngắn ngày.

- Tạo phát thải CO2 cho cây trồng hấp thụ trao đổi chất.

- Cải tạo cho những khu vực có kết cấu đất quá chặc nhằm tạo độ thơng thống lưu chuyển khơng khí cho đất, đồng thời giúp lưu giữ lâu nguồn nước tưới tạo độ ẩm cho đất mà không bị úng ngập.

- Hoặc làm giá thể chất nền cho cây con trong vườn.

- Người ta có thể kết hợp với các vật liệu khác nhờ vào thiết bị trộn và cấp liệu.

Hình 2.3: Xơ dừa

Nguồn: http://www.nonghoc.com *Mụn xơ dừa

- Mụn sơ dừa được chế biến từ vỏ của trái dừa bao gồm cả phần bụi xơ dừa và sợi xơ dừa. Những thành phần này hoàn toàn tự nhiên được dùng cho nhiều mục đích từ công nghiệp,nông nghiệp.Sản phẩm hữu cơ thân thiện môi trường.Môi trường sẽ không bị tổn hại khi sử dụng mụn dừa để trồng trọt.

- Mụn xơ dừa là chất nền tuyệt vời cho sự phát triển của rễ cây. Và vì thế, chúng ta có thể cấy ghép trực tiếp trong mụn dừa mà không cần phải qua bất kỳ quá trình sử lý hay sử dụng tác nhân nào khác.

- Không giống với việc trồng cây trong môi trường đất sạch, mụn xơ dừa giữ áp suất khơng khí cao, thậm chí khi được bão hịa hồn tồn. Mặc dù mụn dừa có nhiều áp suất khơng khí hơn khi bị bão hịa hồn tồn nhưng độ ẩm của mụn dừa vẫn cao hơn nhiều mơi trường trồng trọt có pha chất dinh dưỡng.

- Theo thời gian, mụn dừa sẽ làm tăng công suất của vùng đệm nhằm giúp cây trồng chống chịu được khi thiếu phân và nước trong thời ngắn.

Hình 2.4: Mụn dừa

Nguồn: http://www.nonghoc.com *Tro trấu:

- Thành phần hóa học của vỏ trấu thay đổi theo loại thóc, mùa vụ canh tác, thổ những của từng vùng miền. Nhưng hầu hết trong vỏ trấu chứa trên 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro.

- Vỏ trấu đốt than tồn tính là loại than nhiệt phân gọi là biochar đốt từ vỏ trấu là phương tiện cải tạo đất rất tốt, nghĩa là đốt cho thành than đen chứ khơng thành tro để bón cho cây trồng.

- Vỏ trấu đốt than bị phân hủy và tồn tại nhiều năm trong đất, nhờ đó đất tươi xốp được nhiều nước cho đất ẩm hơn, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các hệ sinh vật hoạt động giúp cải tạo đất bạc màu và có nhiều dinh dưỡng cho cây phát triển.

- Chọn tro trấu để trồng cây nên lựa mua loại tro trấu hạt to, loại người ta chỉ đốt sơ qua, chuyên dụng trồng cây.

- Loại tro này dễ nhận biết, tro màu đen sẫm, hạt to, nắm vào tay sẽ nghe tiếng sột soạt.

Tùy theo mục đích của người sử dụng và yêu cầu sản xuất mà người dùng chọn vật liệu trộn, sau khi chọn vật liệu trộn hợp lý thì cho hỗn hợp vật liệu vào máy để hỗn hợp vật liệu hòa trộn vào nhau, việc tiếp theo là cấp liệu cho máy đóng bịch theo dây chuyền sản xuất.

Hình 2.5: Tro trấu

Nguồn: http://www.nonghoc.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp để cải tiến thiết kế và chế tạo máy đóng bầu đất ươm cây giống nhằm nâng cao năng suất hoạt động (Trang 44 - 48)