Giải quyết tranh chấp:

Một phần của tài liệu BÁO cáo một số TRANH CHẤP điển HÌNH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 29 - 37)

Cơ sở giải quyết tranh chấp: Tranh chấp xảy ra tại thời điểm Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực, nên căn cứ để giải quyết là Luật Doanh nghiệp 1999 và Điều lệ công ty. Điều lệ cơng ty hồn tồn sao chép lại nội dung của Luật Doanh nghiệp 1999.

Luật Doanh nghiệp 1999 và Điều lệ công ty không quy định về thể thức, trình tự tiến hành họp và thơng qua quyết định Đại hội đồng cổ đông mà để Công ty quy định trong Điều lệ. Thực tế, các công ty cổ phần thường không chú ý đến quy định này nên chỉ quy định như Luật Doanh nghiệp mà khơng chi tiết thêm, vì vậy khơng có căn cứ để xác định thời điểm nào để xác định cuộc họp ĐHĐCĐ là đủ điều kiện để tiến hành một cách hợp

pháp? việc chủ tọa tuyên bố dừng cuộc họp như theo trình tự nào thì hợp pháp? Việc một số cổ đơng bỏ về, các cổ đông ở lại (chiếm 51.303% vốn điều lệ) bầu chủ tọa mới và tiếp tục cuộc họp có hợp pháp hay khơng, biên bản và nghị quyết cuộc họp trong trường hợp này có hợp pháp hay khơng?

Trong tranh chấp này, cuộc họp đã được triệu triệu tập theo đúng trình tự thủ tục, đáp ứng điều kiện có 51% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự. Như vậy, tại thời điểm khai mạc cuộc họp, cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/05/2006 là hợp pháp. việc biểu quyết bãi miễn Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát cũ và bầu Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát mới của Đại hội đồng cổ đông diễn ra trước khi Chủ tọa tuyên bố ngừng cuộc họp và một số cổ đông bỏ về là hợp pháp vì

- Đối với việc biểu quyết bãi miễn Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát cũ: Việc biểu quyết bãi miễn Hội đồng quản trị cũ đạt tỷ lệ 98,70%, bãi miễn Ban kiểm soát cũ đạt tỷ lệ 98,95%, vượt xa so với tỷ lệ tối thiểu 51% theo quy định của Điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp 1999.

- Đối với việc biểu quyết bãi bầu Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát mới: Trên thực tế việc bầu Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát mới đã thực hiện xong, người nào trúng cử, người nào thất cử đã thể hiện rõ tại Biên bản kiểm phiếu. Do đó, việc các cổ đơng tự ý bỏ về không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm phiếu. Nhóm cổ đơng ở lại chiếm 51,303% tổng số cổ phần có quyền biểu, nhóm này lại biểu quyết thông qua các vấn đề với tỷ lệ 100%, như vậy là đủ điều kiện tiến hành họp theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 1999 và đủ điều kiện để quyết định của Đại hội đồng cổ đơng có hiệu lực theo quy định Điểm a Khoản 2 Điều 77 Luật Doanh nghiệp 1999.

4. Nguyên nhân và bài học

Tranh chấp trên xảy ra do sự thiếu vắng các quy định chi tiết về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông tại Luật Doanh nghiệp 1999. Luật Doanh nghiệp 1999 trao quyền thỏa thuận cho các cổ đơng về trình tự, thủ tục tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, tuy nhiên đa số các công ty khơng ý thức được quyền này của mình nên thường là sao chép các quy định của Luật Doanh nghiệp để ban hành thành Điều lệ công ty mà không quy định chi tiết các quy định mà Luật Doanh nghiệp 1999 trao quyền tự thỏa thuận.

Về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:”Trong trường hợp Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác thì thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành theo quy định sau đây:

1. Trước ngày khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký việc dự họp Đại hội đồng cổ đông cho đến khi bảo đảm việc đăng ký đầy đủ các cổ đơng có quyền dự họp. Người đăng ký dự họp sẽ được cấp thẻ biểu quyết tương ứng với số vấn đề cần biểu quyết trong chương trình họp;

2. Chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được quy định như sau:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ toạ các cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên còn lại bầu một người trong số họ làm chủ toạ cuộc họp; trường hợp khơng có người có thể làm chủ toạ thì thành viên Hội đồng quản trị có chức vụ cao nhất điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp trong số những người dự họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp;

b) Trong các trường hợp khác, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp;

c) Chủ toạ cử một người làm thư ký lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;

d) Đại hội đồng cổ đông bầu ban kiểm phiếu không quá ba người theo đề nghị của chủ toạ cuộc họp;

3. Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngay trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định rõ và chi tiết thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

4. Chủ toạ và thư ký họp Đại hội đồng cổ đơng có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để điều khiển cuộc họp một cách hợp lý, có trật tự, đúng theo chương trình đã được thơng qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp;

5. Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết khơng tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, khơng có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp;

6. Cổ đông hoặc người được uỷ quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký. Chủ toạ không được dừng cuộc họp để những người đến muộn đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những biểu quyết đã tiến hành không bị ảnh hưởng;

7. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đơng có quyền:

a) Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh khác;

b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ toạ, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc khơng tn thủ các u cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng;

8. Chủ toạ có quyền hỗn cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng đã có đủ số người đăng ký dự họp theo quy định đến một thời điểm khác hoặc thay đổi địa điểm họp trong trường các trường hợp sau đây:

a) Địa điểm họp khơng có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;

b) Có người dự họp có hành vi cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp khơng được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp.

Thời gian hỗn tối đa khơng q ba ngày, kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc;

9. Trường hợp chủ toạ hỗn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đơng trái với quy định tại khoản 8 Điều này, Đại hội đồng cổ đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ toạ điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc và hiệu lực các biểu quyết tại cuộc họp đó khơng bị ảnh hưởng.

Luật Doanh nghiệp 2005 cũng quy định rõ hơn về Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Điều 105 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Trong trường hợp Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác thì thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích của cơng ty; 2. Hội đồng quản trị phải chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo quyết định của Đại hội đồng cổ đơng và các tài liệu giải trình dự thảo quyết định. Phiếu lấy ý kiến kèm theo dự thảo quyết định và tài liệu giải trình phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của từng cổ đơng;

3. Phiếu lấy ý kiến phải có các nội dung chủ yếu sau đây: …

4. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời phải có chữ ký của cổ đơng là cá nhân, của người đại diện theo uỷ quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông là tổ chức.

Phiếu lấy ý kiến gửi về công ty phải được đựng trong phong bì dán kín và khơng ai được quyền mở trước khi kiểm phiếu. Các phiếu lấy ý kiến gửi về công ty sau thời hạn đã xác định tại nội dung phiếu lấy ý kiến hoặc đã bị mở đều không hợp lệ;

5. Hội đồng quản trị kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến của Ban kiểm sốt hoặc của cổ đơng không nắm giữ chức vụ quản lý công ty.

Biên bản kiểm phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:….

Các thành viên Hội đồng quản trị và người giám sát kiểm phiếu phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của biên bản kiểm phiếu; liên đới chịu trách nhiệm

về các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không trung thực, khơng chính xác;

6. Biên bản kết quả kiểm phiếu phải được gửi đến các cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu;

7. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, toàn văn nghị quyết đã được thơng qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến đều phải được lưu giữ tại trụ sở chính của cơng ty;

8. Quyết định được thơng qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đơng bằng văn bản có giá trị như quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Như vậy, nguyên nhân gây tranh chấp tại Công ty Cổ phần SX_DV_TM đã được Luật Doanh nghiệp 2005 khắc phục. Luật Doanh nghiệp 2005 đã có một giải pháp khôn ngoan khi không tước quyền tự thỏa thuận của cổ đơng về thể thức, trình tự tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đơng vì vẫn cho cổ đơng tự thỏa thuận và ghi vào Điều lệ, tuy nhiên, để hướng dẫn hoặc phịng trường hợp Điều lệ khơng quy định thì thực hiện thể thức do Luật Doanh nghiệp 2005 quy định.

Tranh chấp số 08: tranh chấp giữa các cổ đông về việc bổ sung nội dung chương trình họp ĐHĐCĐ

1. Tóm tắt nội dung tranh chấp

Cơng ty cổ phần ĐA (sau đây gọi tắt là Cơng ty ĐA) được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, có 45% cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước do Tổng công ty X là đại diện chủ sở hữu.

Ngày 20/01/2007, Công ty ĐA đã tiến hành ĐHĐCĐ thường niên năm 2005 để thông qua 09 nội dung. Trong đó, có 08 nội dung và nằm trong chương trình nghị sự ban tổ chức đã gửi trước cho các cổ đơng theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp. Riêng nội dung thứ 9 là “Bán phần vốn Nhà nước của Tổng công ty X” được bổ sung vào chương trình ngay sau khi ĐHĐCĐ đã biểu quyết thơng qua 8 vấn đề trước đó. Khi ĐHĐCĐ thơng qua xong 8 vấn đề trước đó, đại diện của Tổng cơng ty X là ông Dũng mới đứng dậy yêu cầu ĐHĐCĐ biểu quyết việc TCT X bán phần vốn Nhà nước.

Ngày 02/3/2009, Công ty ĐA mới gửi Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ cho các cổ đông Đăng và Đức. Sau khi xem xét Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ, các ông Đăng và ông Đức thấy rằng phần nội dung thứ 09 ghi trong Biên bản họp không đúng với nội dung đã được ĐHĐCĐ thông qua. Nội dung thứ 9 trong Biên bản họp ĐHĐCĐ ghi là: “Bán phần vốn Nhà nước của Tổng cơng ty X”. Trong khi đó, ĐHĐCĐ chỉ thơng qua

việc “Bán bớt phần vốn Nhà nước của Tổng công ty X”. (Biên bản và Nghị quyết gửi cho nguyên đơn ghi thiếu chữ “bớt”).

Ngày 09/03/2009, các nguyên đơn đã đệ đơn khởi kiện bị đơn đến Tòa án nhân dân thành phố Y yêu cầu tuyên hủy toàn bộ biên bản và Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2005 vì: việc bổ sung nội dung thứ 9 vào chương trình họp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 99 và Khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp và có hành vi gian dối sửa chữa biên bản Nghị quyết mà không cho cổ đông biết.

Tuy nhiên Công ty ĐA chỉ đồng ý hủy phần nội dung thứ 9 là “Bán phần vốn Nhà nước của Tổng cơng ty X”. Cịn 8 nội dung khác khơng có căn cứ để hủy vì 8 nội dung này đã được ĐHĐCĐ đúng trình tự, thủ tục.

Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là TCT X cho rằng việc bổ sung nội dung thứ 9 vào chương trình họp là đúng quy định vì: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 102 Luật doanh nghiệp: ĐHĐCĐ có quyền thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm thơng báo mời họp. Do đó, việc đại diện TCT X đưa nội dung chuyển nhượng cổ phần và đại hội đã thảo luận bỏ phiếu và nhất trí nội dung chuyển nhượng cổ phần đó ngay tại phiên họp và đã thơng báo bán cho đối tác bên ngồi là tn thủ đúng quy định của pháp luật. Ngồi ra, theo Điều lệ Cơng ty ĐA năm 2005 Điều 29.7 quy định: Quyết định của Chủ tọa về vấn đề trình tự thủ tục tại đại hội là phán quyết cao nhất, mà chủ tọa đồng ý và đại hội đã biểu quyết thông qua với tỷ lệ 86,79% việc đại diện TCT X trình bày về việc bán phần vốn Nhà nước.

2. Vấn đề tranh chấp cần giải quyết:

· Trình tự thủ tục bổ sung nội dung vào chương trình họp ĐHĐCĐ.

3. Giải quyết tranh chấp

Cơ sở giải quyết tranh chấp: Tranh chấp xảy ra tại thời điểm Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, nên căn cứ để giải quyết là Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty. Thực tế Điều lệ cơng ty hồn tồn sao chép lại nội dung của Luật Doanh nghiệp 2005.

Theo quy định tại Điều 99 và Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2005 thì để bổ sung một nội dung nào đó và chương trình họp ĐHĐCĐ cần thực hiện 2 bước:

- Bước 1: Phải có kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp ĐHĐCĐ - Bước 2: ĐHĐCĐ chấp thuận bổ sung kiến nghị đó vào chương trình họp Xem xét việc bổ sung nội dung thứ 9 vào chương trình họp ĐHĐCĐ ta nhận thấy việc bổ sung này hồn tồn sai quy định về trình tự, thủ tục bổ sung. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 Luật Doanh nghiệp thì ”kiến nghị bổ sung phải được gửi đến công ty 3 ngày làm việc trước ngày khai mạc” nhưng tại cuộc họp ĐHĐCĐ thì đại diện TCT X mới đề nghị bổ sung. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 Luật doanh

nghiệp 2005 thì “kiến nghị bổ sung phải bằng văn bản” nhưng đại diện TCT X chỉ đứng dậy nói và yêu cầu ĐHĐCĐ thông qua việc TCT X bán bớt phần vốn nhà nước. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2005: “Chương trình và nội dung họp phải

Một phần của tài liệu BÁO cáo một số TRANH CHẤP điển HÌNH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w