Vấn đề cần giải quyết:

Một phần của tài liệu BÁO cáo một số TRANH CHẤP điển HÌNH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 37 - 42)

· Quyết định bãi miễn Tổng Giám đốc cũ và bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới có hiệu lực khi nào?

3. Giải quyết tranh chấp

Cơ sở giải quyết tranh chấp: Tranh chấp xảy ra tại thời điểm Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, nên căn cứ để giải quyết là Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.

Theo quy định tại Điều lệ cơng ty thì Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật nên việc thay đổi Tổng Giám đốc đồng thời làm thay đổi người đại diện theo pháp luật. Nhưng theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP thì việc thay đổi người đại diện theo pháp luật phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua nên việc thay đổi Tổng Giám đốc cũng phải được Đại hội đồng cổ đơng thơng qua. Ngồi ra, theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 14 Điều lệ Cơng ty thì việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới của Hội đồng quản trị phải được Đại hội đồng cổ đơng phê chuẩn. Do đó, quyết định bãi miễn Tổng Giám đốc cũ và bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới chỉ có hiệu lực khi được ĐHĐCĐ thông qua.

4. Nguyên nhân và bài học

Quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP và Điểm e Khoản 2 Điều 14 Điều lệ mẫu hiện nay rất bất cập và gây ảnh hưởng lớn đến quản trị công ty.

Câu hỏi đặt ra là nếu ĐHĐCĐ không phê chuẩn việc bổ nhiệm Giám đốc/Tổng Giám đốc của HĐQT thì sao? Lúc này sẽ có tình trạng cơng ty không bổ nhiệm được Giám đốc/Tổng giám đốc do sự không đồng thuận giữa HĐQT và ĐHĐCĐ dẫn đến gián đoạn hoạt động kinh doanh do phải chờ HĐQT giới thiệu người khác và đợi xin ý kiến cổ đông b��ng văn bản hoặc triệu tập họp ĐHĐCĐ (nếu HĐQT và ĐHĐCĐ khơng đồng thuận thì q trình này kéo dài khơng xác định). Trường hợp, Giám đốc/Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật việc hậu quả còn nặng nề hơn nữa.

Theo này Khoản 3 Điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật phải có bản sao biên bản, quyết định của ĐHĐCĐ về việc thay thế người đại diện theo pháp luật. Đối chiếu với quy định của Luật Doanh nghiệp ta thấy chỉ có hai trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật do ĐHĐCĐ cũng quyết định: (i) Thay đổi Chủ tịch là người đại diện theo pháp luật thành Giám đốc/Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật và ngược lại; (ii) Chủ tịch HĐQT do ĐHĐCĐ bầu trực tiếp và là người đại diện theo pháp luật. Các trường hợp khác, việc thay đổi người đại diện theo pháp luật đều là thay đổi Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc đều thuộc thẩm quyền quyết định của HĐQT.

Nhưng cơ quan đăng kinh kinh doanh lập luận rằng quy định này phù hợp với Khoản 15 Điều 22 Luật Doanh nghiệp.

Khoản 15 Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rằng chữ ký của người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần là một phần nội dung Điều lệ công ty cho nên nếu công ty cổ phần thay đổi người đại diện theo pháp luật thì chữ ký của người đại diện theo pháp luật trong Điều lệ cơng ty sẽ phải thay đổi theo. Do đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cho rằng việc thay đổi người đại diện theo pháp luật sẽ kéo theo việc thay đổi nội dung Điều lệ cơng ty vì chữ ký của người đại diện theo pháp luật cũng là một nội dung của Điều lệ, mà thay đổi nội dung Điều lệ công ty phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ tối thiểu là 75% số cổ phần có quyền biểu quyết có mặt tại cuộc họp thơng qua.

Như vậy, quy định chữ ký người đại diện theo pháp luật là một phần nội dung Điều lệ công ty tạo ra những hệ quả pháp lý rất nghiêm trọng.

Hộp 4: Ví dụ minh họa

Nếu một cá nhân làm người đại diện theo pháp luật và cá nhân đó sở hữu 25,1% cổ phần có quyền biểu quyết thì việc thay đổi người đại diện theo pháp luật phải trông chờ vào sự đồng ý của cá nhân đó, có nghĩa là cá nhân đó phải tự nguyện từ bỏ địa vị người đại diện theo pháp luật thì mới có thể thay đổi được. Vì, theo phân tích trên thì khi thay đổi người đại diện theo pháp luật đồng nghĩa với việc thay đổi nội dung Điều lệ công ty nên theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp thì phải được ít nhất 75% cổ phần có quyền biểu quyết có mặt tại cuộc họp thơng qua. Với tỷ lệ này thì rõ ràng cá nhân sở hữu 25,1% đã đủ cổ phần để có thể phủ quyết việc thay đổi mình.. Nói cách khác, quy định này mâu thuẫn với quy định về quyền bổ nhiệm Giám đốc của HĐQT và lúc này, HĐQT chỉ có quyền tiến cử/ đề cử Giám đốc/Tổng Giám đốc.

PHẦN III. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT TỪ THỰC TIỄN CÁC TRANH CHẤP ĐIỂN HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

I.

Nguyên nhâ n

Qua nghiên cứu các tranh chấp nói trên, chúng tơi có một số phát hiện về nguyên nhân và đặc điểm của các tranh chấp liên quan đến thực hiện Luật doanh nghiệp như sau.

Một là, đa số các tranh chấp phát sinh ở các cơng ty được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước. Theo suy luận của chúng tơi, thì ngun nhân các doanh nghiệp sau cổ phần hóa thường có tranh chấp vì các doanh nghiệp này chứa đựng các nguy cơ sau:

· Chính sách CPH và các văn bản pháp luật về CPH có nhiều điểm bất hợp lý tạo nên sự khơng minh bạch và cũng là nguyên nhân phát sinh tranh chấp.

· Các quy định về cổ đông sáng lập và hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập là người lao động trong doanh nghiệp có nhiều điểm khơng hợp lý, vơ hình chung đã tạo cho người lao động trở thành “ông chủ bất đắc dĩ”.

· Thói quen cũ trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp, mang nặng cách thức của quản lý hành chính trong bộ máy quản lý nhà nước của đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa là một nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa họ với những cổ đông, nhà đầu tư mới – những người có tư duy và cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại, theo cơ chế thị trường.

· Khác với doanh nghiệp thơng thường, được thành lập bởi một nhóm nguời có sự quen biết, cùng chung mục đích, và việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ rõ

ràng và sự hợp tác được thiết lập trên cơ sở cùng có lợi, doanh nghiệp cổ phần hóa giống như một “miếng bánh” nơi mà các cổ đông muốn dành phần lớn trong miếng bánh đó. Đó chính là mầm mống của những mâu thuẫn. Mâu thuẫn này thường thấy đó là mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đơng.

Các nguy cơ trên dần dần đã được khắc phục bằng các quy định mới về cổ phần hóa và quy định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2005.

Hai là, các thành viên, cổ đông và người quản lý trong công ty không hiểu rõ (hoặc không tuân thủ) và đúng đắn quyền, nghĩa vụ cũng như cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong cơng ty. Chính vì lý do đó, mà các thành viên, cổ đông và đồng thời là nhà quản lý thường hay lạm dụng quyền do không thực hiện quyền của mình theo đúng trình tự, thủ tục. Và cũng chính vì khơng hiểu cách thức bảo vệ quyền của mình khi bị vi phạm nên thường lựa chọn tòa án để giải quyết ngay sau khi hai bên không thống nhất với nhau. Rất nhiều tranh chấp sẽ không xảy ra nếu các bên, kể cả công ty hiểu rõ và hiểu đúng quy định của Luật doanh nghiệp thì tranh chấp cũng khơng xảy ra, ví dụ tranh chấp về quyền nhận cổ tức nói trên.

Ba là, một số tranh chấp thường phát sinh sau một thời gian hoạt động, đặc biệt một vài năm khi cơng ty làm ăn có lãi. Có thể nói nguyên nhân là do thời gian đầu các nhà đầu tư mới chỉ chủ yếu tìm kiếm cơ hội kinh doanh để đảm bảo sự phát triển và ổn định công ty; việc phân chia quyền lợi – nghĩa vụ không rõ ràng; quyết định của họ thường mang tính cá nhân, thường bỏ qua các yêu cầu thủ tục của luật; họ quên mất việc thiết lập ngay từ đầu một bộ máy quản trị doanh nghiệp minh bạch, đúng pháp luật.

Bốn là, trình tự, thủ tục giải quyết của tịa án thường kéo dài. Thơng thường một vụ án phải đi qua ít nhất hai lần xét xử – sơ thẩm và phúc thẩm. Các phán quyết của tòa, trong nhiều trường hợp chưa rõ ràng, cịn chung chung và rất khó thực hiện trên thực tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, phán quyết của tịa thường xử cho mỗi bên thắng một ít. Chính vì phán quyết khơng khả thi, khơng rõ ràng thì có thể lại là ngun nhân làm cho các tranh chấp không thể kết thúc[3].

Năm là, việc không tuân thủ đúng pháp luật nói chung và khơng tn thủ Luật Doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt trong việc góp vốn và quản trị doanh nghiệp là mầm mống làm phát sinh tranh chấp. Điển hình là các trường hợp “cam kết” góp vốn nhưng khơng góp; góp vốn nhưng khơng cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; triệu tập họp khơng đúng trình tự, thủ tục; tự ý cách chức ông này, bỗ nhiệm ông kia,....

Sáu là, một phần tranh chấp phát sinh là do cách hành xử không đúng đắn của các cơ quan nhà nước có liên quan.

II.

Kiến nghị

Từ những nguyên nhân nói trên, nhóm tác giả có một số khuyến nghị để làm giảm tối đa tranh chấp hoặc cách thức giải quyết tốt nhất.

Trước hết, doanh nghiệp phải được hiểu là một thực thể pháp luật và tồn tại độc lập với các bên thứ ba và ngay cả với nhà đầu tư. Doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ riêng. Nhà đầu tư là thành viên hay cổ đông không sở hữu doanh nghiệp, mà họ chỉ sở hữu một phần vốn – tức là sở hữu những quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tương ứng với tỷ lệ vốn sử hữu của mình. Nhà đầu tư có thể thay đổi, nhưng doanh nghiệp vẫn tồn tại. Như vậy, khi các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động kinh doanh thì phải hiểu đó là họ thực hiện nhân danh doanh nghiệp và vì lợi ích của doanh nghiệp nói chung; tất nhiên họ có động lực để làm vì lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp.

Hai là, nắm vững, hiểu rõ và có ý thức tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp là hết sức cần thiết đối với các nhà đầu tư – thành viên, cổ đông và nhà quản lý. Các nhà đầu tư – thành viên, cổ đông và nhà quản lý không chỉ phải hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, mà cịn phải hiểu rõ và đúng đắn “cách thức” thực hiện quyền và bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ khi họ biết và hiểu cách thức thực hiện quyền của mình thì mới tránh được các trường hợp lạm quyền. Nếu thành viên, cổ đơng đồng thời là người quản lý thì họ cịn phải phân biệt và tách biệt rõ vai trò của họ khi nào hành động với tư cách là thành viên, cổ đơng; khi nào thì nhà quản lý, tránh sự nhầm lẫn.

Ba là, ngay từ đầu công ty nên xây dựng một bản điều lệ tốt và thiết lập một khung quản trị đúng pháp luật và minh bạch. Việc quản lý điều hành doanh nghiệp phải tuân thủ đúng các quy định cũng như yêu cầu của Luật, Điều lệ và các quy chế quản trị nội bộ. Khơng nên “duy tình” hoặc dùng mối quan hệ gia đình chi phối trong việc quản trị, điều hành doanh nghiệp.

Bốn là, việc sử dụng tòa án chỉ nên là giải pháp cuối cùng khi khơng cịn một giải pháp nào tốt hơn. Theo chúng tôi, khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể nhờ ngay chính cơ quan trong cơng ty như ban kiểm sốt hoặc luật sư hịa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài. Chỉ khi không thể giải quyết được bằng các cách trên thì mới nên khởi kiện ra tòa án (lưu ý đến thời hiệu khởi kiện nếu sử dụng tố tụng Toà án). Năm là, nâng cao hiểu biết của các cơ quan nhà nước có liên quan đến thực hiện Luật doanh nghiệp, đặc biệt là cơ quan ĐKKD và hệ thống tịa án. Tịa án, cần tích cực hơn nữa, chủ động hơn trong việc trao đổi, nắm vững các quy định của Luật doanh nghiệp. Sáu là, Cần xây dựng mới hệ thống pháp luật kinh doanh và hệ thống xét xử hiệu quả phù hợp với lộ trình hội nhập WTO; vì hiện nay việc xét xử khiếu kiện kéo dài, tốn kém… thêm vào đó các phán quyết của Tồ án khơng được nghiêm chỉnh thực hiện, khơng có các biện pháp cưỡng chế hữu hiệu hay khơng thể thi hành án được.

III. KẾT LUẬN

Tập hợp các tranh chấp điển hình trong doanh nghiệp được tiếp cận dưới nhiều giác độ và trong suốt quá trình 10 năm thi hành Luật doanh nghiệp; bao gồm các tranh chấp được biên soạn từ các bản án của Toà án Việt Nam, các tranh chấp thực tế phát sinh và được giải quyết thơng qua các biện pháp hành chính, các tranh chấp khác được sưu tầm và tuyển chọn qua báo chí, thực tế tiếp xúc và tư vấn, trao đổi với khách hàng sẽ trở thành cẩm nang cho các nhà đầu tư khi bắt tay vào khởi sự kinh doanh và/hoặc các nhà đầu tư đã và đang mong muốn xây dựng cho mình một khung quản trị Cơng ty hiệu quả.

Giảm thiểu các tranh chấp trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh, góp phần thúc đẩy hoạt động của cơng ty, tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngồi ở mức chi phí thấp hơn. Với việc tăng cường quản trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn sẽ góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững.

Có thể nhận thấy rằng, với nỗ lực tuyên truyền về Luật Doanh nghiệp 1999, và Luật Doanh nghiệp 2005 và những nỗ lực cải tiến, hồn thiện khung khổ pháp luật nói chung, các tranh chấp trong doanh nghiệp Việt Nam đã giảm dần về số lượng cũng như mức độ phức tạp của các tranh chấp. Đặc biệt, những tranh chấp giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước và sự can thiệp hành chính trái thẩm quyền của cơ quan nhà nước vào các công ty nhà nước đã cổ phần hóa đã giảm đáng kể. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay, cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía để giảm thiểu tranh chấp trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam.... Các giải pháp bao gồm: Nâng cao nhận

thức về bản chất, nội dung và ý nghĩa của khung quản trị công ty; thay đổi cách thức và nâng cao hiệu lực thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước; nâng cao nhận thức về vai trị của người quản lý cơng ty; cải thiện chế độ cơng khai hóa thơng tin; cơng khai hóa và giám sát có hiệu quả các giao dịch với các bên có liên quan và củng cố vai trò, nâng cao hoạt động của Ban kiểm sốt, chắc chắn sẽ góp phần cải thiện chất lượng và hiệu lực thực tế của quản trị cơng ty ở nước ta. Đó cũng là điều rất cần thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế trong điều kiện hội nhập./

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CÁC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI CỦA BÁO CÁO I. Mục đích của Báo cáo

II. Phạm vi của Báo cáo.

PHẦN II: MỘT SỐ TRANH CHẤP ĐIỂN HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Tranh chấp 01: về quyền dự họp và trình tự, thủ tục triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ

Tranh chấp số 02: Tranh chấp về chuyển nhượng phần vốn góp và phân chia lợi nhuận

Một phần của tài liệu BÁO cáo một số TRANH CHẤP điển HÌNH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w