.4 Hình dáng khung xương chân

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống cỡ số trang phục phần 1 (Trang 26)

Những đặc điểm trên có tầm quan trọng khi thiết kế quần áo. Những người có khuyết điểm ở khung xương chân không nên mặc quần bó sát hoặc váy ngắn.

2.1.2 Cấu tạo hệ cơ

Cơ tạo nên hình khối cho từng phần trên cơ thể người.

Phân loại theo cấu trúc gồm:

Cơ trơn là các cơ nằm dọc vách ngăn các cơ quan bên trong và

mạch máu.

Cơ chằng gồm cơ ngang và cơ dọc.

Cơ xương có khoảng 600 cơ.

Phân loại theo hình thức gồm:

 Cơ rộng (cơ thân)..

 Cơ ngắn (ở giữa các phần của xương sống và xương sườn). Mỗi một cơ đều bắt đầu và kết thúc bằng dây chằng dính chặt với

các xương, khớp xương, tâm mạc hay da.

Cơ chia làm ba phần: cơ đầu và cổ, cơ thân, cơ chi.

a. Cơ đầu và cổ

Hai nhóm này gộp lại thành một nhóm chính gồm ba phần:

 Cơ nét mặt: làm cho nét mặt thay đổi gồm cơ trán, cơ cao mày, cơ mũi,,… nằm dưới da và trên xương mặt.

 Cơ nhai: cơ cắn, cơ thái dương.  Cơ quay cổ: cơ ức.

b. Cơ thân

Cơ ngực, cơ bụng, cơ lưng và cơ phía sau cổ. Cơ ngực đóng vai trị rất quan trọng của tay, ngực khi chuyển động, nó tạo nên hình khối cho lồng ngực. Cơ bụng là cơ hoành quan trọng. Cơ lưng và cơ sau cổ là các cơ quan trọng phía sau cơ thể.

c. Cơ chi: gồm cơ chi trên (cơ đai vai, cơ cánh tay, cơ bàn tay), cơ

chi dưới (cơ hông, đùi, chân, cơ bàn chân).

 Cơ chi trên có cơ đai vai và nhóm cơ nối tay vào thân. Cơ tay có cơ cánh tay, cơ bàn tay, cơ cẳng tay. Cơ trước tay và cơ sau tay quan trọng trong cử động tay.

 Cơ chi dưới có cơ đai hơng và cơ chổng. Cơ mông to nối phần chi dưới và xương chậu. Cơ đùi, cơ cẳng chân, cơ bàn chân, hai đầu cơ tiếp nối với xương đùi. Cơ cẳng chân nằm dọc theo chiều dài cẳng chân. Cơ bụng phía sau quyết định hình dạng chân. Cơ bàn chân là cơ ngắn nhất.

Tóm lại, hình dáng bên ngồi và các kích thước cơ thể người phụ thuộc vào cấu trúc của xương, sự phát triển của bắp thịt cũng như các cơ quan chức năng trong cơ thể và sự phân bố của mỡ. Tuy nhiên khi nghiên cứu sự phát triển hình thể người, nhiều tác giả chỉ rõ: cơ thể người phát triển nhanh đặc biệt là xương.

Cơ thể thay đổi phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi. Cùng một lứa tuổi, giới tính cũng có sự thay đổi khác nhau. Điều này có ý nghĩa thiết thực khi ta cần xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể người.

2.2.1 Đặc điểm hình thái cơ thể người theo lứa tuổi

Hình thái cơ thể người thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của mỗi lứa tuổi.

A. Các thời kỳ phát triển

Có thể chia thời kỳ phát triển của một cơ thể làm ba thời kỳ lớn: thời kỳ phôi thai, thời kỳ cơ thể tăng trưởng và thời kỳ phát triển sau trưởng thành.

1. Thời kỳ phôi thai

Thời kỳ này bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh cho tới khi em bé lọt lòng. Nghĩa là thời kỳ sống trong tử cung trung bình kéo dài 9 tháng 10 ngày.

Thời kỳ này chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1. Giai đoạn phát triển của phôi

Trong 2 tháng đầu. Đặc điểm của giai đoạn này là sự phân cắt và biệt hóa của trứng thành các lá thai chuẩn bị cho sự hình thành cơ thể.

Giai đoạn 2. Giai đoạn phát triển của thai

Từ tháng thứ 3 đến khi sinh.

Giai đoạn này não và tủy phát triển mạnh cho đến tháng thứ năm và tháng thứ sáu. Hệ cơ phát triển mạnh vào lúc trước khi sinh.

2. Thời kỳ tăng trưởng sau khi sinh

Thời kỳ này bắt đầu từ lúc mới sinh tới lúc trưởng thành, nghĩa là lúc cơ thể hầu như ổn định, ít thay đổi về hình thái cũng như sinh lý.

Thời kỳ này có thể chia thành năm giai đoạn:

Giai đoạn 1. Giai đoạn thiếu nhi bé, bắt đầu từ mới sinh đến 2 tuổi rưỡi

Ở giai đoạn này, em bé có thân hình trịn trĩnh, bụ bẫm, đầu to, chi ngắn, thân dài, đặc biệt chiều cao phát triển mạnh với tốc độ mà không giai đoạn nào sánh kịp.

Sau một năm kể từ khi sinh, chiều cao trẻ tăng gần gấp rưỡi từ 40% đến 50%. Ở Việt Nam, lúc mới đẻ, chiều cao của trẻ em nam cao 48,64 cm ± 1,22 và trẻ em nữ là 48.35cm ± 1.22; sau một năm, chiều cao lần lượt là 70,40cm ± 2,72 và 71.00 ± 3.92.

Về cân nặng trẻ tăng gấp ba lần. Lúc mới đẻ là 3,07kg ± 0,32 đối với nam và 3.02 kg ± 0.35 đối với nữ, sau một năm cân nặng lần lượt là 8,16kg ± 0,62 và 7.73kg ± 0.89.

Vòng đầu trong suốt giai đoạn này sấp xỉ bằng vịng ngực. Trẻ sơ sinh Việt Nam có vịng đầu là 31.33 ± 1.67cm và vịng ngực là 31.84 ± 1.14cm. Đến cuối giai đoạn này nghĩa là lúc trẻ được 30 tháng, thì vịng đầu là 48.94 ± 1.74cm và vòng ngực là 49.74 ± 2.23cm. Trong khi đó ở người lớn, vịng ngực trung bình lớn hơn vịng đầu là 25cm.

Ngực trịn do đường kính trước sau sấp xỉ đường kính ngang ngực. Lúc trẻ được 2 tháng tuổi, đường kính trước sau ngực là 9.40 ± 0.82cm và đường kính ngang ngực là 10.97 ± 0.66cm. Trong khi đó ở người lớn, ngực dẹt (đường kính trước sau nhỏ hơn đường kính ngang ngực nhiều): kích thước lần lượt là 16.1 ± 1.18cm và 23.2 ± 1.12cm.

Vịng bụng ở giai đoạn này có đặc điểm là lớn hơn vòng ngực (lúc sơ sinh, vòng bụng là 37.42 ± 3.94 cm và lúc 2 tuổi rưỡi là 45cm), đặc biệt là trong thời gian một năm đầu. Do chưa đi lại ở tư thế đứng thẳng nhiều, nên độ cong của cột sống không rõ ràng lắm như ở người lớn.

Giai đoạn 2. Giai đoạn thiếu nhi trung bình, bắt đầu từ 2 tuổi rưỡi đến 7 tuổi

Ở giai đoạn này tốc độ lớn chậm hơn so với giai đoạn trước, giai đoạn này nằm trong thời gian chấm dứt thời kỳ mọc răng sữa đến lúc bắt đầu thời kỳ mọc răng vĩnh viễn.

Các đặc điểm về tỷ lệ các phần thân thể cũng vẫn giống như ở giai đoạn thiếu nhi bé, nhưng có gần về phía người lớn hơn: đầu vẫn còn to tương đối và thân vẫn dài tương đối hơn chi. Vòng đầu ở giai đoạn này trung bình là từ 49cm (lúc 33 tháng) tới 50cm (lúc 6 tuổi), trong khi đó vịng ngực từ 50.5 cm đến 52 cm.

Tóm lại ở giai đoạn này, đứa trẻ vẫn còn đáng bụ bẫm và trịn trĩnh, tuy khơng được bằng ở giai đoạn thiếu nhi bé.

Giai đoạn 3. Giai đoạn thiếu nhi lớn

Bắt đầu từ 7 tuổi đến lúc xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì (10 - 11 tuổi đối với nữ, 11 - 13 tuổi đối với nam).

Đặc trưng của giai đoạn này là sự mất tính bụ bẫm và bắt đầu có dáng dấp người lớn.

Đứa trẻ ““gầy”” đi nhiều. Lý do vì ở thời kỳ này, đứa trẻ lớn nhiều về chi dưới và ít về bề ngang. Ngực khơng trịn mà bắt đầu bè ngang, bụng bé lại, vai nở ra. Kích thước đầu hầu như khơng tăng lên nữa trong giai đoạn này. Trán khơng dơ trịn như hai giai đoạn trên mà bắt đầu hơi vát. Tầng mặt giữa và dưới bắt đầu phát triển làm cho khn mặt có vẻ khơn ngoan và biết suy nghĩ hơn. Đây là tuổi với “ “những câu hỏi tại sao”” của đứa trẻ.

Tóm lại hình thái trẻ trong giai đoạn này là chuyển tiếp từ giai đoạn bụ bẫm ngây thơ sang giai đoạn cứng cáp biết suy nghĩ của người lớn.

Giai đoạn này chia hai kỳ:

6 - 7 tuổi: kỳ dậy thì bé, phát triển tương đối chậm về chiều ngang. 7 tuổi trở lên: phát triển mạnh về bề ngang và chậm bề cao, tăng 1,2cm/năm (theo thống kê năm 1969 ở Thái Bình) trong khi ở các tuổi khác mỗi năm tăng 3,4cm.

Giai đoạn 4. Giai đoạn thiếu niên

Từ lúc bắt đầu dậy thì đến lúc hết dậy thì (từ 15 - 16 đối với nữ, 17 - 18 đối với nam).

Đặc điểm giai đoạn này có hai kỳ rõ rệt: kỳ tiền dậy thì và kỳ dậy thì chính thức, được đánh dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt ở nữ. Giai đoạn này kéo dài khoảng 5 năm.

Thời kỳ tiền dậy thì, kéo dài khoảng 2 năm. Đặc điểm thời kỳ này là sức lớn về chiều cao vọt lên (trung bình tăng 7,8cm/năm) trong khi cân nặng không tăng lên nhiều. Chiều cao tăng chủ yếu do chi dưới dài ra rất nhanh trong khi đó thân như ngắn lại và bé làm cho trẻ có dáng rất gầy,

mảnh khảnh, trông lêu khêu, vụng về. Đây là tuổi tác mà các bậc cha mẹ thường đánh giá con em mình là ““đoảng””. Về mặt sinh lý, do phát triển quá nhanh về bề dọc mà ít về bề ngang, nên ngực hẹp. Trong khi đó tim to ra nhanh chóng. Đó là thời kỳ ““tim to sinh lý””. Chính ở thời kỳ này, trẻ em dễ thổn thức, cảm động. Đồng thời cũng là giai đoạn dễ phát sinh ra các tật của cột sống như gù, vẹo, v.v.

Thời kỳ dậy thì, tiếp theo thời kỳ tiền dậy thì. Thời kỳ này được đặc trưng bởi sự xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên đối với nữ, và sự xuất tinh đầu tiên đối với nam do sự trưởng thành của các cơ quan sinh dục. Trong đó chủ yếu là buồng trứng và tinh hồn.

Ngoài ra việc phát hiện tuổi dậy thì cịn có thể dựa vào sự xuất hiện các dấu hiệu sinh dục phụ như sự phát triển lông mu, mọc râu, vỡ giọng và sự tăng vọt chiều cao thời kỳ trước dậy thì, v.v,….

Tuổi dậy thì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan bên ngồi. Khí hậu, thời tiết và địa lý có ảnh hưởng đáng kể. Người ở xứ nóng, thời kỳ dậy thì sẽ đến sớm hơn ở xứ lạnh. Trẻ em châu Âu sống ở các vùng có khí hậu nóng bước vào tuổi dậy thì sớm hơn ở các vùng có khí hậu lạnh trong cùng một đất nước. Thể dục và sự lao động cũng làm sớm tuổi dậy thì. Chiến tranh có thể làm chậm ngày thấy kinh đầu tiên, thậm chí mất kinh. Đối với người Việt Nam, tuổi dậy thì đối với nữ trung bình là 13 tuổi rưỡi và ở nơng thơn là 16 tuổi 3 tháng. Rõ ràng điều kiện sinh hoạt có ảnh hưởng tuổi dậy thì.

Giai đoạn 5. Giai đoạn thanh niên

Giai đoạn này tiếp theo giai đoạn sau dậy thì cho đến khi cơ thể bước vào tuổi trưởng thành (khoảng 20 - 22 tuổi đối với nữ, 23 - 25 tuổi đối với nam). Tốc độ phát triển chiều cao chậm hẳn lại (tăng không quá 1,2cm/năm) trong khi đó trọng lượng tăng bình thường. Cơ tăng nhiều hơn là xương so với những thời kỳ trước (xương tăng nhiều hơn cơ).

Sau thời kỳ này, cơ thể hầu như không cao lên được nữa và chuyển sang một thời kỳ thứ 3, thời kỳ phát triển sau trưởng thành.

Hình 2.6 Tỷ lệ các đoạn thân thể trẻ em theo từng thời kỳ 3. Thời kỳ phát triển sau trưởng thành 3. Thời kỳ phát triển sau trưởng thành

Sau thời kỳ cơ thể tăng trưởng nhanh về mặt kích thước hình thái cũng như về các chức năng sinh lý, chúng ta vừa thấy ở các giai đoạn trên, cơ thể bước vào một thời kỳ phát triển mới sau trưởng thành. Thời kỳ này kéo dài từ sau tuổi thanh niên cho đến khi già chết.

Cơ thể trong thời kỳ này rất ít thay đổi về mặt hình thái cấu trúc, cũng như ít có biến động lớn về mặt chuyển hóa và chức năng.

Thời kỳ này có thể chia ba giai đoạn:

Giai đoạn 1. Giai đoạn tráng niên: Đây cịn có thể gọi là giai đoạn

trưởng thành kéo dài khoảng 20 năm (từ 25 đến 45 tuổi đối với nam và 20 đến 40 tuổi đối với nữ) kể từ khi cơ thể không cao thêm được nữa cho tới khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của sự già (ví như tóc bắt đầu bạc,…).

Giai đoạn 2. Giai đoạn đứng tuổi: Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 năm đến 15 năm. Nghĩa là từ 40 đến 55 tuổi đối với nữ và nam từ 45 đến 60. Giai đoạn này nối tiếp giai đoạn tráng niên cho tới lúc có dấu hiệu rõ ràng của tuổi già (rụng răng, tóc hoa râm,…) các chức năng hoạt động của cơ thể ổn định và có sự chín chắn về tư duy, tinh thần và tâm lý.

Giai đoạn 3. Giai đoạn tuổi già: Tiếp theo giai đoạn đứng tuổi và kéo dài cho tới chết, giai đoạn này được đặc trưng bởi sự thối hóa tồn bộ các tạng trong cơ thể và của hình thái bên ngồi: chiều cao, cân

nặng,... Như chiều cao giảm 1 - 3 cm do cột sống cong, cơ nhão, vịng ngực giảm, kéo theo sự thối hóa các hoạt động sinh, tâm lý của cơ thể và suy nhược dần cho tới khi chết.

B. Quy luật phát triển

Sự phát triển của cơ thể khơng phải hồn tồn đều đặn về tỷ lệ các đoạn thân thể. Có những thời kỳ lớn nhanh, có những thời kỳ lớn chậm. Trong cùng một thời gian, phần này phát triển mạnh hơn phần khác của thân. Sự phát triển không đều đặn trong không gian cũng như trong thời gian và tuân theo những quy luật gọi là các quy luật phát triển so le của cơ thể.

Quy luật phát triển so le từng đoạn xương dài: Trong thời gian nhất định, xương chi dài ra thì xương khác lại dày lên và thời gian tiếp sau thì ngược lại. Ví dụ trong 6 tháng đầu, hai xương cẳng tay dày lên và trong khi đó xương cánh tay dài ra. 6 tháng đầu trước lúc dậy thì, chi dưới dài ra và 6 tháng tiếp theo thì chi trên dài ra.

Quy luật phát triển không đều của tỷ lệ các đoạn thân thể:

Trong thời kỳ tăng trưởng của cơ thể, sau mỗi tuổi lớn, có sự tăng nhanh của chi nhiều hơn so với thân.

Quy luật phát triển toàn bộ cơ thể không đều trong từng thời kỳ: Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể càng nhanh nếu cơ thể đó càng trẻ.

2.2.2 Đặc điểm hình thái cơ thể người theo giới tính

a. Các đặc điểm quan sát

Nói chung tầm vóc nữ bé nhỏ hơn nam, các đường cong thân thể nữ nhiều hơn nam làm cho dáng dấp của nữ tròn trĩnh và mềm mại hơn. Lớp mỡ dưới da của nữ phát triển hơn, đặc biệt là ở vú, hông và phần trên đùi. Cơ và lông kém phát triển hơn nam. Tất cả những đặc điểm trên làm da của nữ trắng trẻo, mịn màng hơn nam.

b. Về kích thước và tỷ lệ phát triển các đoạn thân thể

Trong cùng một chủng tộc, chiều cao nữ trung bình thấp hơn nam 10cm.

Hông của nữ bề ngang tương đối, vai xuôi và bé hơn nam.

Chi của nữ tương đối ngắn, thân tương đối dài hơn nam, nói một cách khác nếu một nữ có chiều cao bằng của nam thì chi dưới của nữ ngắn hơn của nam

Theo thống kê vào năm 1970 ở Việt Nam thì chiều cao trung bình của nữ là 150,4cm, nam là 158,4cm. Hiện tại chiều cao trung bình của nữ là 155cm, nam là 164cm.

c. Về hình thái của sọ

Sự phân biệt về hình thái của sọ giữa nam và nữ nhiều khi khơng phải là dễ dàng lắm. Có nhiều tác giả cho là khơng có sự khác nhau về cơ bản giữa sọ nam và sọ nữ. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, vẫn có những đặc điểm và kích thước sọ cho phép so sánh được sọ nam và nữ. Điểm này khơng chỉ có ích cho các nhà nhân chủng mà còn rất cần thiết trong y pháp để xác định một sọ là nam hay nữ.

Nhìn chung sọ nam to và thơ hơn so với nữ. Các mấu lồi và chỗ bám của các cơ thường to. U trên gốc mũi và gờ trên ổ mắt của sọ nam lồi hơn so với sọ nữ, trán vát hơn và xương hàm dưới to hơn. Hình dáng sọ nữ thường có hình 5 góc (do hai ụ trán và hai ụ đỉnh của sọ nữ phát triển hơn nam) và sọ nam thường hình trứng.

Về mặt kích thước, nói chung tất cả các kích thước sọ của nam đều

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống cỡ số trang phục phần 1 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)