3. Thời kỳ phát triển sau trưởng thành
Sau thời kỳ cơ thể tăng trưởng nhanh về mặt kích thước hình thái cũng như về các chức năng sinh lý, chúng ta vừa thấy ở các giai đoạn trên, cơ thể bước vào một thời kỳ phát triển mới sau trưởng thành. Thời kỳ này kéo dài từ sau tuổi thanh niên cho đến khi già chết.
Cơ thể trong thời kỳ này rất ít thay đổi về mặt hình thái cấu trúc, cũng như ít có biến động lớn về mặt chuyển hóa và chức năng.
Thời kỳ này có thể chia ba giai đoạn:
Giai đoạn 1. Giai đoạn tráng niên: Đây cịn có thể gọi là giai đoạn
trưởng thành kéo dài khoảng 20 năm (từ 25 đến 45 tuổi đối với nam và 20 đến 40 tuổi đối với nữ) kể từ khi cơ thể không cao thêm được nữa cho tới khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của sự già (ví như tóc bắt đầu bạc,…).
Giai đoạn 2. Giai đoạn đứng tuổi: Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 năm đến 15 năm. Nghĩa là từ 40 đến 55 tuổi đối với nữ và nam từ 45 đến 60. Giai đoạn này nối tiếp giai đoạn tráng niên cho tới lúc có dấu hiệu rõ ràng của tuổi già (rụng răng, tóc hoa râm,…) các chức năng hoạt động của cơ thể ổn định và có sự chín chắn về tư duy, tinh thần và tâm lý.
Giai đoạn 3. Giai đoạn tuổi già: Tiếp theo giai đoạn đứng tuổi và kéo dài cho tới chết, giai đoạn này được đặc trưng bởi sự thối hóa tồn bộ các tạng trong cơ thể và của hình thái bên ngồi: chiều cao, cân
nặng,... Như chiều cao giảm 1 - 3 cm do cột sống cong, cơ nhão, vòng ngực giảm, kéo theo sự thối hóa các hoạt động sinh, tâm lý của cơ thể và suy nhược dần cho tới khi chết.
B. Quy luật phát triển
Sự phát triển của cơ thể khơng phải hồn tồn đều đặn về tỷ lệ các đoạn thân thể. Có những thời kỳ lớn nhanh, có những thời kỳ lớn chậm. Trong cùng một thời gian, phần này phát triển mạnh hơn phần khác của thân. Sự phát triển không đều đặn trong không gian cũng như trong thời gian và tuân theo những quy luật gọi là các quy luật phát triển so le của cơ thể.
Quy luật phát triển so le từng đoạn xương dài: Trong thời gian nhất định, xương chi dài ra thì xương khác lại dày lên và thời gian tiếp sau thì ngược lại. Ví dụ trong 6 tháng đầu, hai xương cẳng tay dày lên và trong khi đó xương cánh tay dài ra. 6 tháng đầu trước lúc dậy thì, chi dưới dài ra và 6 tháng tiếp theo thì chi trên dài ra.
Quy luật phát triển không đều của tỷ lệ các đoạn thân thể:
Trong thời kỳ tăng trưởng của cơ thể, sau mỗi tuổi lớn, có sự tăng nhanh của chi nhiều hơn so với thân.
Quy luật phát triển tồn bộ cơ thể khơng đều trong từng thời kỳ: Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể càng nhanh nếu cơ thể đó càng trẻ.
2.2.2 Đặc điểm hình thái cơ thể người theo giới tính
a. Các đặc điểm quan sát
Nói chung tầm vóc nữ bé nhỏ hơn nam, các đường cong thân thể nữ nhiều hơn nam làm cho dáng dấp của nữ tròn trĩnh và mềm mại hơn. Lớp mỡ dưới da của nữ phát triển hơn, đặc biệt là ở vú, hông và phần trên đùi. Cơ và lông kém phát triển hơn nam. Tất cả những đặc điểm trên làm da của nữ trắng trẻo, mịn màng hơn nam.
b. Về kích thước và tỷ lệ phát triển các đoạn thân thể
Trong cùng một chủng tộc, chiều cao nữ trung bình thấp hơn nam 10cm.
Hơng của nữ bề ngang tương đối, vai xuôi và bé hơn nam.
Chi của nữ tương đối ngắn, thân tương đối dài hơn nam, nói một cách khác nếu một nữ có chiều cao bằng của nam thì chi dưới của nữ ngắn hơn của nam
Theo thống kê vào năm 1970 ở Việt Nam thì chiều cao trung bình của nữ là 150,4cm, nam là 158,4cm. Hiện tại chiều cao trung bình của nữ là 155cm, nam là 164cm.
c. Về hình thái của sọ
Sự phân biệt về hình thái của sọ giữa nam và nữ nhiều khi không phải là dễ dàng lắm. Có nhiều tác giả cho là khơng có sự khác nhau về cơ bản giữa sọ nam và sọ nữ. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, vẫn có những đặc điểm và kích thước sọ cho phép so sánh được sọ nam và nữ. Điểm này khơng chỉ có ích cho các nhà nhân chủng mà còn rất cần thiết trong y pháp để xác định một sọ là nam hay nữ.
Nhìn chung sọ nam to và thơ hơn so với nữ. Các mấu lồi và chỗ bám của các cơ thường to. U trên gốc mũi và gờ trên ổ mắt của sọ nam lồi hơn so với sọ nữ, trán vát hơn và xương hàm dưới to hơn. Hình dáng sọ nữ thường có hình 5 góc (do hai ụ trán và hai ụ đỉnh của sọ nữ phát triển hơn nam) và sọ nam thường hình trứng.
Về mặt kích thước, nói chung tất cả các kích thước sọ của nam đều lớn hơn sọ nữ. Lý do có thể là do thân hình nam lớn hơn nên sọ cũng to hơn.
d. Về hình thái khung xương chậu
Khung xương chậu có sự khác nhau ít nhiều giữa nam và nữ. Nhìn chung, khung chậu của nữ bè ngang, rộng bề ngang và thấp bề cao hơn của nam. Góc dưới mu và góc của lỗ mẻ hơng lớn của nữ to hơn của nam. Xương chậu của nữ nhẵn nhụi và mỏng mảnh, nhẹ cân hơn của nam rất nhiều.
2.3 PHÂN LOẠI HÌNH DÁNG CƠ THỂ NGƯỜI 2.3.1 Phân loại theo tỷ lệ cơ thể 2.3.1 Phân loại theo tỷ lệ cơ thể
Theo tỷ lệ giữa chi và thân của cơ thể với chiều cao: có ba dạng cơ bản:
+ Người dài: chi dài, thân ngắn.
+ Người trung bình: chi và thân đều trung bình. + Người ngắn: chi ngắn, thân dài.
Xác định dạng người thông qua chỉ số thân::
+ Chỉ số thân dưới 50,9: là người có thân ngắn, chân dài. Đây là dạng người dài.
+ Chỉ số thân từ 51 - 52,9: người có thân và chân trung bình. Đây là dạng người trung bình.
+ Chỉ số thân trên 53: người có thân dài, chân ngắn. Đây là dạng người ngắn.
Xác định dạng người thông qua chỉ số Skerie:
Chỉ số Skerie = (Chiều dài chi dưới × 100) / chiều cao ngồi
Các nhà nhân loại học xếp loại dạng người dựa vào chỉ số Skerie như sau:
1) Chân ngắn: dưới 84,9. Trong đó: Chân rất ngắn: dưới 74,9.
Chân ngắn: 75 - 79,9. Ngắn ít: 80 - 84,9. 2) Chân vừa: 85 - 89,9.
3) Chân dài: trên 90. Trong đó: Chân dài ít: 90,1 - 94,9. Chân dài: 95 - 99,9. Chân rất dài: trên 100.
Theo chiều dài đầu (1 mođun) thì cơ thể người bình thường đối với châu Âu có chiều dài là 8 mođun, với người Việt Nam là 7 mođun. Bao gồm:
+ Chiều dài cổ: 1/3 mođun.
+ Chiều dài từ đầu cổ đến ngang ngực: 2/3 mođun. + Chiều dài từ ngang ngực đến ngang eo: 1 mođun. + Chiều dài từ ngang eo đến ngang hông: 1 mođun.
+ Chiều dài từ mấu chuyển của hơng đến gót chân: 4 mođun. + Rộng vai: 2 mođun.
+ Đường kính liên mấu chuyển: 1,5 mođun.
+ Chiều dài từ cẳng chân đến gót chân: khoảng hai lần chiều dài đầu đến chiều dài bàn tay.
+ Chiều dài khuỷu tay = 1,5 chiều dài bàn tay.
Bảng 2.1 Bảng tỷ lệ (%) kích thước từng phần cơ thể của nam giới đối
với các dạng người khác nhau so với chiều cao cơ thể
Dạng cơ thể Dài lưng Rộng vai Rộng hông Dài tay Dài chân Người phần thân ngắn 29,5 21,5 16 46,5 55 Người phần thân trung bình 31 23 16,5 44,5 53 Người phần thân dài 33 24,5 17 42,5 51
2.3.2 Phân loại theo tư thế
Căn cứ vào độ cong cột sống, chia hình dáng cơ thể người thành ba dạng:
- Người ưỡn: lưng phẳng và rộng. Ngực, vai rộng và tương đối phát triển. Bả vai hơi nhô cao, gần eo lõm vào nhiều hơn, phần mông tương đối phát triển. Điểm đầu ngực di chuyển lên trên, kích thước sau ngắn hơn kích thước phía trước. Nữ giới cơ thể thường ưỡn hơn so với nam giới.
- Người bình thường: khi đứng ở tư thế bình thường đầu để thẳng khơng tựa vào đâu cả thì có dáng như sau: cổ thẳng, chi trên bỏ thỏng thì dọc theo thân, khơng rơi ra phía trước (chứng tỏ không bị gù); đường viền trước ngực thì chếch ra phía trước (chứng tỏ ngực nở); đường viền phía sau có 4 độ cong sinh lý bình thường: gáy lõm ra sau, lưng lồi ra sau, thắt lưng lõm ra sau và mông lồi ra sau.
- Người gù: là những người có hình dáng cột sống cong gù về phía trước. Điểm đầu ngực di chuyển xuống dưới, kích thước sau dài hơn kích thước phía trước.
a. Dáng người bình thường (theo G. Viola)
b. Loại nam phát triển mạnh phía thân trên
(theo Thooris)
c. Loại nam phát triển mạnh phía thân dưới
(theo Thooris)