3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoà
3.2.2. Giải pháp về quản lý căn cứ tính thuế TNDN
Căn cứ tính thuế là một nội dung quan trọng vì là căn cứ để NNT tính thuế và hơn hết nó tạo nên tính cơng bằng giữa các DN. Để quản lý tốt căn cứ tính thuế TNDN cần phải xác định chính xác doanh thu, chi phí, thu nhập khác, thuế suất… Ngày nay, căn cứ tính thuế hầu như là do NNT tự khai, tự tính, tự nộp. Do vậy, cơ quan thuế kiểm tra thơng qua các hồ sơ, các giải trình của DN, báo cáo quyết toán thuế nên cần kiểm tra kỹ lưỡng, tránh sai sót.
64
Kiểm tra về doanh thu:
+ Các khoản về doanh thu bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu bán hàng nội bộ; doanh thu hoạt động tài chính và các khoản giảm trừ doanh thu. Đối với các DN kinh doanh đa ngành nghề, đa mặt hàng thì cần phân tích tỷ lệ doanh thu trong tổng doanh thu…
+ Thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của DN để phát hiện kịp thời các DN thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc thêm ngành nghề kinh doanh nhưng không báo nhằm mục dích trốn thuế.
+ Dựa vào thơng tin cũng như phối hợp với ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp để có đầy đủ thơng tin về hoạt động kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, kiểm tra kỹ về chứng từ của DN như thời điểm phát sinh doanh thu, cơng tác hạch tốn trên sổ… Từ đó đối chiếu, kiểm tra để xác định tính chính xác về sự khai báo doanh thu của DN.
+ Kiểm tra chặt chẽ về mảng hóa đơn do ngày nay có rất nhiều thủ đoạn tinh vi mua bán hóa đơn giả. Trên địa bàn, tồn tại một số DN thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ nhưng lại khơng ghi hóa đơn bán lẻ nhằm mục đích che dấu doanh thu do vậy Chi cục cần có biện pháp tăng cường, rà sốt kỹ hóa đơn của DN.
+ Xử lý nghiêm các DN che giấu doanh thu, làm thất thoát NSNN.
Kiểm tra về chi phí:
+ Cần kiểm tra kỹ về chi phí được trừ và chi phí khơng được trừ, các định mức của chi phí và loại bỏ chi phí khơng được trừ khi xác định thuế TNDN.
+ Tập trung kiểm tra các hóa đơn, chứng từ xem có đáp ứng đủ yêu cầu hay chưa, có phù hợp với quy định của pháp luật không.
+ Cần kiểm tra kỹ vào 1 số các chi phí mà doanh nghiệp thường làm sai như chi phí khấu hao NVL, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương. Bên
65
cạnh đó, cũng so sánh chi phí kỳ này với kỳ trước, so sánh với chi phí thực tế trên thị trường để đánh giá tính chính xác trong việc kê khai chi phí của DN.
+ Cán bộ thuế cần so sánh giữa chính sách thuế và chính sách kế tốn trong việc xác định chi phí được trừ hay khơng được trừ khi tính thuế TNDN từ đó cần có hướng dẫn cụ thể cho DN.
+ Trường hợp phát hiện ra DN làm sai thì yêu cầu giải trình làm rõ, nếu DN khơng giải trình được sẽ có biện pháp xử lý và sẽ xử phạt đối với những DN ghi khống chi phí, cố tình làm giảm chi phí để làm giảm số thuế phải nộp.
Kiểm tra về thu nhập khác:
+ Thu nhập khác là khoản khó kiểm tra do đó nên tập trung kiểm tra chi tiết các khoản này vì đây là những khoản phát sinh, khơng thường xuyên nên các DN thường giấu các khoản này. Cơ quan thuế nên có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về khoản thu nhập khác để dễ dàng trong việc thực hiện đối với NNT cũng như các cán bộ thuế trong quá trình quản lý, kiểm tra.
Cán bộ cần kiểm tra kỹ doanh thu, chi phí, thu nhập khác vì đó là cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế góp phần làm cho số thuế TNDN được chính xác, từ đó phát hiện ra các trường hợp gian lận về thuế.