Kiểm soát các khoản thanh toán cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI NSNN đối với các đơn vị sự NGHIỆP GIÁO dục CÔNG lập QUA KHO bạc NHÀ nước TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 28)

2.3. Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp

2.3.2. Kiểm soát các khoản thanh toán cá nhân

Chi thanh toán cho cá nhân là một trong những nội dung quan trọng nhất để duy trì hoạt động của mỗi đơn vị. Trong thời gian từ năm ngân sách 2012 đến hết năm ngân sách 2014, số chi thanh toán cho cá nhân của các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Vĩnh Phúc tăng dần qua mỗi năm với kết quả là năm 2012 đạt: gần 231.241 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,41% trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; năm 2013 đạt 233.428 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 55,52% trong tổng số chi, tăng 1,38% so với năm 2012; năm 2014 đạt 276.825 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,53% trong tổng số chi, tăng 18,59% so với năm 2013. Kết quả kiểm soát các

khoản thanh toán cá được thể hiện qua Phụ lục bảng 2.3. Tình hình thanh toán cá nhân của các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập giai đoạn 2012 – 2014.

Kết quả kiểm sốt chi tiền lương, tiền công, phụ cấp

Kết quả các khoản chi trả tiền lương, tiền công và phụ cấp năm 2012 là 168.697 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72,27% so với tổng các khoản thanh toán

cho cá nhân; năm 2013 là 167.638 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,82% so với tổng các khoản thanh toán cho cá nhân, giảm 0,6% so với năm 2012; năm 2014 là 196.448 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,96% so với tổng các khoản thanh toán cho cá nhân, tăng 17,18% so với năm 2013.

Có thể thấy sơ chi ngân sách cho tiền lương, tiền công và phụ cấp có xu hướng tăng,tuy năm 2013 có giảm nhưng khơng đáng kể, ngun nhân chủ yếu là do chính sách, chế độ tiền lương của nhà nước các năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Tiền lương tăng theo lộ trình mỗi năm góp phần cải thiện đời sống cán bộ viên chức.

Qua kiểm soát chi các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập đã thực hiện tương đối đầy đủ về hồ sơ, chứng từ thanh toán đối với các khoản thanh toán cá nhân cho Kho bác Nhà nước bao gồm:

- Bẳng đăng ký biên chế, quỹ lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (gửi lần đầu)

- Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương (gửi lần đầu) - Bảng tăng, giảm biên chế và quỹ tiền lương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có)

- Đối với các khoản chi thuê ngoài lao động: bao gồm các khoản tiền lương, tiền công được ghi trong hợp đồng lao động.

Mặc dù các đơn vị giáo dục công lập thực hiện khá đầy đủ về chế độ tiền lương cho cán bộ viên chức song trong các đợt điều chỉnh tiền lương theo quy định của nhà nước, nhiều đơn vị cịn khá chậm chạp khi tính lương mới cho cán bộ, cịn để phải truy lĩnh qua vài tháng lương. Bên cạnh đó là bảng tăng, giảm biên chế quỹ lương còn chưa gửi kịp thời ra KBNN khi có sự điều chỉnh.

Đối với các khoản làm đêm, làm thêm giờ hiện chưa có quy định cụ thể về việc phải thể hiện được lũy kế số giờ làm thêm khi mang bảng thanh toán thêm giờ kèm hồ sơ, chứng từ liên quan ra thanh tốn tại KBNN. Vì vậy Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc chưa có căn cứ để kiểm sốt khơng thanh toán cho số giờ vượt quá quỹ 200 giờ làm thêm một năm của mỗi cán bộ.

Kết quả kiểm soát lương tăng thêm

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập ở Vĩnh Phúc cũng chú trọng đến việc tăng thu tiết kiệm chi để dành phần kinh phí tiết kiệm được chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức. Thực tế cho thấy năm 2012 số tiền lương tăng thêm được chi trả là 7.730 triệu đồng, trong đó các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập tự đảm bảo một phần kinh phí là 5.993 triệu đồng, các đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo là 1.737 triệu đồng. Năm 2013, số tiền lương tăng thêm được chi trả là 7.392 triệu đồng, giảm 4,38% so với năm 2012, trong đó các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí là 5.494 triệu đồng, giảm 8,33%, các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo là 1.898 triệu đồng, tăng 9,23% so với năm ngân sách 2012. Năm 2014, số tiền lương tăng thêm được chi trả là 7.468 triệu đồng, tăng 1,03% so với năm 2013, trong đó các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập tự đảm bảo một phần kinh phí là 5.522 triệu đồng, tăng 0,51%, các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo là 1.946 triệu đồng, tăng 2,53%. Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và biên bản xét duyệt tiền lương tăng thêm từ kinh phí tiết kiệm được, KBNN Vĩnh Phúc tiến hành thanh toán khoản chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị. Qua thực tế khảo sát tại KBNN Vĩnh Phúc, quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị giáo dục được lập tương đối đầy đủ các nội dung, nguồn thu, nhiệm vụ chi, từ đó quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị trở thành một căn cứ quan trọng để thực

lập quy chế chi tiêu nội bộ rất sơ sài, chưa thể hiện được loại hình đơn vị của mình và khoản chi trả tiền lương tăng thêm con chung chung, chưa rõ ràng mức trần hay sàn có thể được hưởng theo quy định của nhà nước.

2.3.3. Kiểm sốt các khoản chi nghiệp vụ chun mơn

Nhóm mục chi nghiệp vụ chun mơn trong dự tốn chi thường xuyên được giao của đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm các mục 6500 thanh tốn dịch vụ cơng cộng, 6550 vật tư văn phịng, 6600 thơng tin tun truyền liên lạc, 6650 hội nghị, 6700 cơng tác phí, 6750 chi phí th mướn, 6800 chi đồn ra, 6850 chi đồn vào, 6900 sửa chữa tài sản và 7000 chi nghiệp vụ chuyên môn, của MLNS hiện hành. Căn cứ vào chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục, giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và các hồ sơ, chứng từ liên quan, KBNN Vĩnh Phúc thực hiện thanh tốn cho đơn vị.

Kết quả chi nghiệp vụ chun mơn của các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014 được thể hiện qua Phụ lục bảng 2.2: Tình hình chi NVCM các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập giai đoạn 2012- 2014

Kết quả thực hiện chi cho nghiệp vụ chuyên môn tăng dần qua các năm chứng tỏ các đơn vị sự nghiệp công lập đã chú trọng đầu tư tài chính vào các hoạt động chuyên môn nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ công và chất lượng phúc vụ công tác quản lý nhà nước. Năm 2012, số chi cho nghiệp vụ chuyên môn đạt 327.667 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,66% tổng số chi; năm 2013 đạt 161.528 triệu đồng, chiếm 38,42% tổng số chi, giảm 50,7% so với năm 2012; năm 2014 đạt 185.174 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,48% tổng số chi, tăng 14,64% so với năm 2013.

Thực hiện theo cơ chế khoán chi, các khốn chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng, vật tư văn phịng, thơng tin tun truyền liên lạc chủ yếu được kiểm soát dựa trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trường hợp quy chế chi tiêu nội bộ không quy định rõ hoặc không quy định về những khoản chi này, KBNN Vĩnh Phúc thực hiện kiểm soát theo tiêu chuẩn định mức của nhà nước và hồ sơ, chứng từ có liên quan.

Các khoản chi nghiệp vụ chuyên mơn đặc thù, các khoản chi hội nghị, cơng tác phí, chi phí th mướn, chi đồn ra, đồn vào, về cơ bản đã thực hiện theo đúng tiêu chuẩn định mức của nhà nước. Mặc dù thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động được quyết định một số mức chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chun mơn cao hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, song tại Vĩnh Phúc, qua khảo sát tại quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập, mức chi này chỉ cao nhất là bằng với mức chi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Qua báo cáo chi có thể nhận thấy tình hình sửa chữa tài sản phục vụ cơng tác chun mơn và duy tu, bảo dưỡng các cơng trình cơ sở hạ tầng năm 2012 cao đột biến so với năm 2013 và năm 2014. Năm 2013 chỉ bằng 37,67% so với năm 2012, năm 2014 cũng chỉ bằng 67,22% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do sự hạn chế mua sắm mới tài sản, công cụ, dụng cụ theo tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính Phủ, do vậy các đơn vị cần tiết kiệm sửa chữa, bão dưỡng lại các tài sản đang sử dụng đến thời kỳ hỏng hóc, cần duy tu, bảo trì để phục vụ tốt hơn cho công việc của cán bộ viên chức.

2.3.4. Kiểm soát chi các khoản mua sắm

Mua sắm, sửa chữa tài sản là công tác thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra phương tiện làm việc tốt nhất phục vụ hoạt động của đơn vị. Tình hình mua sắm tài sản của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giai đoạn 2012 – 2014 được thể hiện qua Phụ lục bảng 2.3: Tình hình mua sắm tài sản các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập giai đoạn 2012- 2014

Nhóm mục chi mua sắm, sửa chữa trong dự toán chi thường xuyên được giao của đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm các mục 9000 mua, đầu tư tài sản vơ hình; 9050 mua sắm tài sản hữu hình của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Căn cứ đề nghị chi của đơn vị giáo dục sử dụng ngân sách, KBNN thanh toán trực tiếp băng chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt qua đơn vị giáo dục sử dụng ngân sách để chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện cấp tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. Sau khi thực hiện chi đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm thanh toán số đã tạm ứng theo quy định.

Qua bảng số liệu có thể thấy cơ cấu khoản chi cho mua sắm chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Năm 2012, số chi mua sắm là 24.277 triệu đồng, chiếm 4,05% tổng số chi. Năm 2013 số chi cho mua sắm, sửa chữa là 10.240 triệu đồng, chiếm 2,44% tổng số chi, giảm 57,82% so với năm 2012. Năm 2013, số chi cho mua sắm là 25.983 triệu đồng, chiếm 5,12% tổng số chi, tăng 253,75% so với năm 2013.

11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, KBNN Vĩnh Phúc đã phổ biến nội dung Nghị quyết 11/NQ-CP và các văn bản hướng dẫn đến toàn thể cán bộ làm cơng tác kiểm sốt chi của đơn vị để mọi người thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Qua cơng tác kiểm sốt chi, Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc đã kiên quyết từ chối các khoản mua sắm ô tơ, điều hịa nhiệt độ, thiết bị văn phịng khơng đúng quy định của nhà nước và theo hướng dẫn tại công văn số 3502/BTC-QLTS ngày 17/3/2011 của Bộ Tài chính về việc trang bị xe ơ tơ, điều hịa nhiệt độ, thiết bị văn phịng.

Nhìn chung, cơng tác kiểm soát các khoản mua sắm, sửa chữa qua KBNN Vĩnh Phúc thực hiện khá chặt chẽ. Công tác triển khai các văn bản mới về kiểm soát chi ngân sách nhà nước từ ban lãnh đạo KBNN Vĩnh Phúc đến các bộ làm cơng tác kiểm sốt chi luôn được thực hiện thường xuyên và kịp thời. Thêm vào đó là sự tận tâm, tích cực hướng dẫn của cán bộ KBNN Vĩnh Phúc tới các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập về các quy định của Nhà nước trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN, nên các đơn vị đã chủ động hơn về mặt hồ sơ, chứng từ, góp phần tăng hiệu quả kiểm sốt chi qua KBNN.

Hồ sơ mua sắm, sửa chữa về cơ bản được thực hiện đúng theo quy định của nhà nước bao gồm:

- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp mua sắm phương tiện làm việc, sửa chữa lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định)

- Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ (đối với những trường hợp mua sắm nhỏ khơng có hợp đồng mua bán); hóa đơn bán hàng, vật tư thiết bị;

- Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan

Tuy nhiên qua kiểm tra, kiểm soát vẫn tồn tại một số bộ hồ sơ thanh toán chưa logic về mặt thời gian, còn thiếu các yếu tố trên hợp đồng hay còn thiếu hồ sơ thủ tục do sơ suất trong q trình thực hiện thanh tốn cho đơn vị.

2.3.5. Kiểm soát chi các khoản chi khác

Nhóm mục chi khác trong dự tốn được giao của đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm các mục chi thường xun cịn lại, khơng thuộc các nhóm mục thanh tốn cá nhân, nghiệp vụ chun mơn và mua sắm, sửa chữa. Đối với những khoản thanh khoản chi thuộc nhóm mục này, KBNN Vĩnh Phúc thực hiện kiểm sốt, thanh toán cho đơn vị như sau:

- Đối với những khoản chi đơn vị đề nghị thanh toán trực tiếp, KBNN Vĩnh Phúc kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ và điều kiện chi theo quy định và thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

- Đối với những khoản chi chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp: căn cứ vào dự tốn được cơ quan có thẩm quyền giao kèm theo giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng), KBNN Vĩnh Phúc thực hiện tạm ứng cho đơn vị.Đầu tháng sau, các đơn vị sử dụng ngân sách phải lập bảng kê chứng từ thanh toán gửi KBNN Vĩnh Phúc. Căn cứ vào bảng kê chứng từ thanh toán và đối chiếu với các điều kiện chi ngân sách nhà nước, nếu đủ điều kiện quy định, KBNN Vĩnh Phúc làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh tốn

Tình hình chi khác các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thực hiện cớ chế tự chủ tài chính giai đoạn 2012-2014 được thể hiện qua Phụ lục bảng 2.4:

Kết quả kiểm soát các khoản chi khác của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập từ năm 2012 đến năm 2014 với mức ổn định. Số chi chi trích lập các quỹ năm 2012 làm 1.718 triệu đồng.

2.4. Đánh giá tình hình kiểm sốt chi NSNN đối với đơn vị sự nghiệpgiáo dục công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà giáo dục công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc

2.4.1. Những kết quả đạt được

Qua hơn 10 năm thực hiện cơ chế kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, kể từ khi Nghị định số 43/2006NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ ban hành, có thể thấy rõ những ưu điểm mà cơ chế tự chủ tài chính mang lại. Xét từ góc độ đơn vị giáo dục sử dụng ngân sách, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đã thúc đầy quá trình sắp xếp lại biên chế, tổ chức, phân công lao động hợp lý trong các cơ quan đơn vị, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Bên cạnh đó cịn tạo tính chủ động, tăng cường ý thức tiết kiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI NSNN đối với các đơn vị sự NGHIỆP GIÁO dục CÔNG lập QUA KHO bạc NHÀ nước TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)