Yêu cầu đối với quản lý kê khai thuế

Một phần của tài liệu Quản lý kê khai thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế khu vực thanh oai chương mỹ (Trang 26 - 28)

1.2. Quản lý kê khai thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doan hở Chi cục

1.2.3. Yêu cầu đối với quản lý kê khai thuế

1.2.3.1. Đầy đủ

Thông tin trên HSKT (gồm thông tin trên các tờ khai thuế, phụ lục, bảng kê, bản giải trình, tài liệu kèm theo khác,...) phải được cập nhật đầy đủ vào hệ thống thuế, làm căn cứ tra cứu, phân tích, tổng hợp các báo cáo phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của các bộ phận trong CQT. Cần tránh trường hợp chỉ cập nhật số thuế phải nộp trên tờ khai và bỏ qua các thông tin liên quan.

Tính đầy đủ trong quản lý kê khai thuế thể hiện trên các phương diện: - CQT nắm bắt được tất cả đối tượng thuộc diện quản lý thuế (gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ hợp tác, đơn vị hành chính sự nghiệp, hộ kinh doanh,…), các loại HSKT mà từng NNT phải nộp.

- CQT phải theo dõi được NNT từ khâu đăng ký thuế và các thông tin điều chỉnh đăng ký thuế nhằm đảm bảo tính pháp lý, cập nhật và cung cấp đầy đủ các yếu tố pháp lý làm tiền đề cho các công việc của các bộ phận khác trong nội bộ CQT và giải quyết một số vấn đề trọng yếu như trong cùng một thời điểm xác định, có bao nhiêu tờ khai phải nộp cho từng loại thuế. Mục tiêu này làm tiền đề cho nhiệm vụ giám sát nộp HSKT.

- Theo dõi đầy đủ việc nộp HSKT, cụ thể là theo dõi số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp và chưa nộp cho CQT.

- Theo dõi khi tờ khai thuế được nộp. Mục tiêu là đảm bảo tính đầy đủ các yếu tố pháp lý như hình thức, thủ tục,... của các tờ khai làm cơ sở cho việc lưu trữ hồ sơ hoặc cho các tranh chấp, khiếu nại, khởi kiện (nếu có) phục vụ cho các bộ phận khác khai thác.

Theo dõi kê khai tức là theo dõi, kiểm tra tính trung thực, chính xác, đầy đủ các yếu tố liên quan đến việc hình thành kết quả thuế trên từng tờ khai.

Thường thì việc giám sát kê khai được áp dụng dưới hai hình thức đó là: Giám sát kê khai theo chiều ngang (tức giám sát theo từng loại thuế) và giám sát kê khai theo chiều dọc (giám sát theo từng NNT).

1.2.3.2. Kịp thời

Thông tin về kê khai thuế phải được xử lý ngay sau khi NNT nộp HSKT đến CQT, đảm bảo cung cấp thông tin cho các bước tiếp theo của công tác quản lý kê khai thuế nói riêng và việc thực hiện các chức năng quản lý khác của CQT (như quản lý thu nợ và thanh tra kiểm tra) nói chung.

1.2.3.3. Chính xác, khách quan và trung thực

Các yêu cầu này đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc trong quản lý kê khai thuế và không tách rời với hai yêu cầu (đầy đủ và kịp thời), khi đó cơng tác quản lý kê khai thuế của ngành Thuế mới thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.

Tính chính xác: Tính chính xác trong việc xử lý thông tin trên HSKT thể hiện ở việc cập nhật, kiểm sốt về tính chính xác thơng tin theo đúng kê khai của NNT, về logic của số liệu kê khai, kịp thời phát hiện và thông báo lỗi số học cho NNT. Các luồng thông tin điều chỉnh, thay thế phải được xử lý theo đúng quy trình để hạch tốn đúng nghĩa vụ thuế của NNT.

Tính khách quan, trung thực: Cán bộ làm công tác quản lý kê khai thuế phải xử lý thông tin theo đúng nội dung kê khai trên HSKT của NNT, không được tự ý sửa đổi hoặc bổ sung số liệu vào tờ khai gốc của NNT. Trường hợp phát hiện tờ khai có sai sót, phải liên hệ để NNT tự điều chỉnh, bổ sung, nếu NNT không thực hiện điều chỉnh, bổ sung phải xử lý theo quy định của pháp luật thuế.

1.2.3.4. Tính đồng bộ

Cơng tác quản lý kê khai thuế cần có sự đồng bộ giữa các bộ phận (bộ phận “một cửa”, bộ phận KK&KKT, bộ phận kiểm tra,...) đảm bảo HSKT của

NNT gửi đến CQT phải được xử lý đúng quy trình, các bộ phận giải quyết cơng việc của mình đúng thời gian quy định, phối hợp đôn đốc khai để hạch tốn đúng nghĩa vụ thuế của NNT. Nếu khơng đảm bảo thời gian thì khơng thể đạt được mục tiêu của quản lý kê khai thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý kê khai thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế khu vực thanh oai chương mỹ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)