Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I. Dư nợ theo kỳ hạn 1. Ngắn hạn 11.097.616 56,32 10.637.376 56,02 460.240 4,33 2. Trung và dài hạn 8.606.958 43,68 8.354.546 43,98 252.412 3,02 II. Dư nợ theo
đối tượng 1. Doanh nghiệp 5.087.722 25,82 4.774.569 25,14 313.153 6,57 2. Hộ sản xuất và cá nhân 14.616.852 74,18 14.217.354 74,86 399.498 2,81 TỔNG DƯ NỢ 19.704.574 18.991.923 712.651 3,75
Tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2021 đạt 19.704.574 triệu đồng, tăng 712.651 triệu đồng (tương ứng tăng 3,75%) so với thời điểm 31/12/2020. Trong đó:
• Dư nợ theo kỳ hạn:
+ Dư nợ ngắn hạn: chỉ tiêu này tại thời điểm 31/12/2021 là 11.097.616 triệu đồng, tăng 460.240 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,33% so với 31/12/2020.
+ Dư nợ trung và dài hạn: chỉ tiêu này tại thời điểm 31/12/2021 là 8.606.958 triệu đồng, tăng 252.412 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3,02% so với 31/12/2020.
+ Doanh nghiệp: chỉ tiêu này tại thời điểm 31/12/2021 là 5.087.722 triệu đồng, tăng 313.153 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,57% so với 31/12/2020.
+ Hộ sản xuất và cá nhân: chỉ tiêu này tại thời điểm 31/12/2021 là 14.616.852 triệu đồng, tăng 399.498 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,81% so với 31/12/2020.
2.2.3 Phân tích chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3.1 Thực trạng chất lượng dư nợ Bảng 2.8: Phân loại nhóm nợ Đơn vị tính: triệu đồng Phân nhóm nợ 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 1 18.916.392 96,01 18.270.230 96,2 646.162 3,54 Nợ nhóm 2 608.254 3,08 564.061 2,97 44.193 7,83 Nợ nhóm 3 89.678 0,45 69.192 0,36 20.486 29,6 Nợ nhóm 4 15.764 0,08 14.253 0,08 1.511 10,6 Nợ nhóm 5 74.486 0,38 74.187 0,39 299 0,4 Tổng dư nợ 19.704.574 18.991.923 712.651 3,75 Nợ quá hạn 788.182 721.693 66.489 9,21 Tỷ lệ nợ 4,0 3,8 0,2 5,26 Nợ xấu (nhóm 3+4+5) 169.928 157.632 12.296 7,8 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 0,86% 0,83% 0,03%
Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng tổng dư nợ của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021, cụ thể tại thời điểm 31/12/2021 chỉ tiêu này đạt 19.704.574triệu đồng, tăng 712.651 triệu đồng tương ứng tăng 3,75% so với thời điểm 31/12/2020. Trong đó:
+ Nợ nhóm 1: tại thời điểm 31/12/2021 chỉ tiêu này là 18.916.392 triệu đồng (chiếm 96,01% trong tổng dư nợ), tăng 646.162 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,54% so với thời điểm 31/12/2020.
+ Nợ nhóm 2: tại thời điểm 31/12/2021 chỉ tiêu này là 608.254 triệu đồng (chiếm 23,08% trong tổng dư nợ), tăng 564.061 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,83% so với thời điểm 31/12/2020.
+ Nhóm nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) : tại thời điểm 31/12/2021 chỉ tiêu này là 169.928 triệu đồng, tăng 12.296 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,8% so với thời điểm 31/12/2020. Tỷ lệ nợ xấu năm 2021 là 0,86%, tăng 0,03% so với năm 2020.
+ Nợ quá hạn: Dư nợ tăng trưởng tốt trong hai năm nhưng chất lượng tín dụng được đảm bảo điều này thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm, năm 2020 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 3,8%, năm 2021 tỷ lệ nợ quá hạn là 4,0% có tăng nhẹ nhưng luôn ở trong tầm kiểm soát của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
Chất lượng tín dụng được duy trì ở mức ổn định, tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép, tuy nhiên nợ tiềm ẩn rủi ro còn ở mức cao, còn ẩn chứ nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và tình hình tài chính của ngân hàng.
Giống như các tổ chức tín dụng khác trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Agribank Thái Nguyên cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ từ các thành phần kinh tế, đơi khi đó cũng là những rủi ro lớn gây ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng. Vấn đề đầu tiên trong rủi ro tín dụng của Ngân hàng được biểu hiện trực tiếp đó là nợ quá hạn, nợ có vấn đề và nợ xấu.
Nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những chi tiêu định lượng phản ánh đúng đắn nhất chất lượng tín dụng trong hoạt đơng tín dụng của Ngân hàng. Ở những nước có nền tài chính phát triển, một Ngân hàng được đánh giá là có
chất lượng tốt khi có tỷ lệ nợ xấu chiếm từ 1-2% tổng dư nợ của Ngân hàng. Trong hoạt động thanh tra, kiểm soát của NHNN, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ ở các Ngân hàng ở nước ta nếu thấp hơn 3% là chấp nhận được.
2.2.3.2. Khả năng sinh lời của vốn tín dụng
Bảng 2.9: Khả năng sinh lời của vốn tín dụng Chỉ tiêu Đơn vị Chỉ tiêu Đơn vị tính 2021 2020 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Thu nhập lãi thuần Triệu đồng 1.452.100 1.411.489 21.551 9,29 2. Chi phí dự phịng RRTD Triệu đồng 621.237 602.469 18.768 3,11 3. Thu nhập lãi
thuần sau chi phí dự phịng (TN)= (1)-(2) Triệu đồng 830.863 809.020 21.843 2,69 4. Dư nợ tín dụng bình qn Triệu đồng 19.348.248 18.554.447 793.801 4,28 5. Khả năng sinh lời vốn tín dụng 0,043 0,044 -0,001 -2,3
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ∆ROC(dư nợ) = TN0/Dư nợ
1 – ROC0 0.073
∆ROC (TN) = ROC1 –
TN0/Dư nợ 1= -0,073
Qua bảng trên ta thấy khả năng sinh lời của vốn tín dụng tại năm 2020 0,044 cho biết 1 đồng vốn tín dụng tạo ra được 0,044 đồng lãi thuần sau chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Năm 2021 so với năm 2020 khả năng sinh lời của vốn tín dụng là 0,043 giảm 0,001 lần với tỷ lệ giảm là 2,3%. Khả năng
sinh lời của vốn tín dụng giảm là do ảnh hưởng của 3 nhân tố là thu nhập lãi thuần, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và dư nợ.
Như vậy ROC giảm là do cơng tác quản lý vốn tín dụng chưa tốt. Ngân hàng cần có những biện pháp quản lý cụ thể để tiếp tục duy trì và nâng cao khả năng sinh lời của vốn tín dụng.
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
2.3.1 Những kết quả đạt được.
Qua những số liệu và kết quả phân tích trên cho thấy trong hai năm qua, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh tỉnh Thái Ngun đã duy trì được tăng trưởng ổn định, nguồn vốn tăng trưởng khá, cơ cấu nguồn vốn ổn định ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn, dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định, với cơ cấu hợp lý, dư nợ khách hàng cá nhân, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc thù của tỉnh, khách hàng chủ yếu là hộ sản suất cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân…
+ Về nguồn vốn, dư nợ liên tục tăng trưởng ổn định, dư nợ tăng bảo đảm nguồn thu nhập chính cho năm sau và nguồn vốn huy động có xu hướng lãi suất huy động ngày càng giảm, góp phần tăng thu, giảm chi phí vốn trong năm 2021 cũng như tạo đà cho tài chính của chi nhánh trong năm 2022.
+ Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn tăng trưởng khá, trong đó có tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng tăng 3,23%, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 2,17%, tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng tăng 0,73%.
+ Dư nợ tăng 3,75% , trong đó chủ yếu là dư nợ khách hàng hộ sản xuất
+ Kết quả kinh doanh các năm của chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành tốt theo kết hoạch được Agribank giao, bảo đảm được đời sống, thu nhập cho người lao động theo quy định của Agribank.
+ Khả năng cho vay của Ngân hàng rất tốt, Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ tiền vốn để cho vay, đây là sự thành công của Ngân hàng trong công tác sử dụng vốn, cũng như sự nổ lực rất lớn của Ngân hàng trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
+ Ngân hàng đã duy trì tốt mối quan hệ với lượng khách hàng truyền thống, kinh doanh hiệu quả, đồng thời khơng ngừng tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng mới có dự án kinh doanh khả thi và đáng tin cậy.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.
Mặc dù kết quả kinh doanh trong năm 2021 của Agribank tỉnh Thái Nguyên đạt kết quả tương đối toàn diện, các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản đều tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:
+ Nguồn vốn huy động mặc dù duy trì được sự ổn định và tăng trưởng so với năm 2020; tuy nhiên chi nhánh vẫn chưa đủ khả năng tự lực về vốn để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng, vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn cân đối từ trụ sở chính.
+ Tình hình cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt, nhất là cạnh tranh lãi suất, khách hàng có xu hướng rút tiền ở nơi có lãi suất thấp để gửi và Ngân hàng có lãi suất cao hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận nên nguồn vốn tiền gửi dân cư giá rẻ tăng chậm.
+ Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, dư nợ các tháng đầu năm có xu hướng giảm do tình hình sản xuất-kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp khó khăn, khách hàng khơng có nhu cầu vay vốn, trong những tháng cuối năm tình hình có phần cải thiện, song tăng trưởng chậm so các năm trước, việc mở rộng tín dụng gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chậm; thu phí dịch
vụ giảm do thực hiện theo chính sách của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của Agribank nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
+ Nợ nhóm 2 có xu hướng tăng do khách hàng gặp khó khăn, nợ xấu tuy nằm trong tỷ lệ cho phép, song tiếp tục xuất hiện một số khách hàng có dấu hiệu gặp khó khăn về tài chính ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, nhiều khoản vay có nguy cơ chuyển sang nhóm cao hơn sẽ tác động ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chi nhánh do phải trích lập dự phịng rủi ro. Cơng tác thu hồi nợ sau xử lý rủi ro tiếp tục gặp khó khăn do phần lớn các khoản nợ ngoại bảng đã tồn tại qua nhiều năm, đã bán hết tài sản bảo đảm để thu nợ, một số khoản nợ thông qua biện pháp tố tụng để thu hồi, nhưng thời gian kéo dài, hiệu quả thấp đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình thu nợ xấu.
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Thông qua các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh nói trên để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên qua hai năm 2020 và 2021 ta thấy: tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh ln duy trì được sử ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng khá qua các năm. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã ln tạo được hình ảnh, vị thế, uy tín đối với đơng đảo khách hàng trên địa bàn, tạo được chỗ đứng vững vàng cho mình về thị phần, khẳng định uy thế của mình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, mức độ am hiểu khách hàng (tâm lý, năng lực, tài chính) của Giám đốc và các cán bộ tín dụng, chính sách gia hạn nợ, thay đổi kỳ hạn cho khách hàng của Ngân hàng được thực hiện tốt, có hiệu quả cao… Đây là một dấu hiệu tốt, Ngân hàng cần tiếp tục phát huy.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH
THÁI NGUYÊN.
3.1. Bối cảnh kinh tế và dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2022.
3.1.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2021.
Tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, thương mại toàn cầu sụt giảm. Các nền kinh tế lớn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế khu vực EU, Nhật Bản, Trung Quốc tăng trưởng không như mong đợi. Các tháng cuối năm kinh tế tồn cầu cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, kinh tế Việt Nam được xem như là một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt nam chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid- 19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình- thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020.
Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhất là phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới. Kinh tế thế giới phục hồi nhưng không đồng đều, chưa bền vững; lạm phát tăng nhanh; thị trường tài chính, tiền tệ biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta cũng phải chống đỡ với khó khăn, thách thức rất lớn do
đợt dịch COVID-19 lần thứ tư với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng của người dân và các mặt của đời sống kinh tế-xã hội nước ta.
Trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn đó, Chính phủ, chính quyền các địa phương và tồn hệ thống chính trị đã cùng với tồn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu, hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đáng chú ý là Việt Nam đã ứng phó, kiềm chế, kiểm sốt được dịch bệnh, từng bước chuyển sang trạng thái "Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19."
Quan trọng hơn cả là Việt Nam đã nỗ lực duy trì, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều điểm sáng tích cực. Nền kinh tế nước ta tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý 3 âm 6% do đợt bùng phát dịch lần thứ tư, nhưng sang quý 4 đã đạt mức tăng 5,22%, cao hơn cùng kỳ năm 2020 (4,61%), và cả năm ước tăng 2,58%. Thu ngân sách nhà nước vẫn tăng 16,4%, cao hơn mức tăng 11,3% của năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 (đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại); cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỉ giá ổn định; mặt bằng lãi suất bình quân giảm; dự trữ ngoại hối tiếp