Đơn vị: Triệu đồng STT Năm
Chỉ tiêu
2013 2014 2015
1 Tổng số lãi phải thu trong năm 14.502 16.448 18.631 2 Số lãi thu được trong năm 14.401 15.958 17.926
3 Tỷ lệ thu lãi (%) 99,3% 97,02% 96,2%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên năm 2013, 2014, 2015.
Qua việc đánh giá nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí của chương trình cho vay hộ nghèo giai đoạn 2013-2015 cho thấy, Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã thực hiện tốt việc quản lý các khoản vay nên tỷ lệ nợ quá hạn thấp, tỷ lệ thu lãi cao (đạt trên 95% số lãi phải thu). Qua đó, giúp tiết kiệm được các khoản chi phí phát sinh, đẩy mạnh tốc độ quay vòng vốn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo.
Tình hình nợ quá hạn được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. Năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,4% với số nợ quá hạn là 779 triệu đồng. Năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,25% với số nợ quá hạn là 494% triệu đồng. Năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,25% với số nợ quá hạn là 523 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm đều < 1%, điều này phản ánh, tỷ lệ nợ quá hạn ln được duy trì ở mức thấp, thể hiện sự an tồn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên là rất cao.
Thứ ba: Hiệu quả xã hội
Bên cạnh những những kết quả đạt được về mặt kinh tế, tác động xã hội của chương trình cho vay hộ nghèo cũng rất lớn, thể hiện ở số hộ nghèo thoát nghèo hàng năm do vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên, vị thế của ngân hàng được tăng lên đáng kể, trở thành công cụ đắc lực của cấp ủy và chính quyền của huyện Bình Xun trong cơng tác giảm nghèo. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã giúp chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao dân trí cho các hộ nghèo, góp phần ổn định xã hội ở các vùng nơng thơn, nhất là vùng sâu, vùng xa có đơng đồng bào dân tộc như xã Trung Mỹ.
Thứ tư: Đối với hộ nghèo
Theo số liệu “Số hộ dân cư nghèo, thoát nghèo và tái nghèo” của phịng Lao động – TB&XH thì trong năm 2015, nhờ nguồn vốn vay mà số hộ thoát nghèo là 389 hộ chiếm 49,43% tổng số hộ nghèo tồn huyện. Có được kết quả
đó là nhờ nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH, người nghèo được tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi giúp họ đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, tiến lên sản xuất hàng hóa thay cho phương thức tự cấp, tự túc truyền thống. Mặt khác, khi tham gia tổ TK&VV, các hộ nghèo có điều kiện giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và sản xuất, phát huy được truyền thống tương thân, tương ái trong cộng đồng, góp phần xây dựng xóm, làng văn hóa, giữ vững ổn định xã hội.
Bên cạnh đó một số bộ phận người nghèo vẫn có tư tưởng ỷ nại vào nguồn vốn của Ngân sách nhà nước; cách đầu tư chưa đúng, dẫn đến số hộ tái nghèo trong năm 2015 là 13 hộ chiếm 1,65% tổng số hộ nghèo toàn huyện.
Như vậy, khi nguồn vốn được giải ngân đúng địa chỉ giúp hộ nghèo có vốn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, sẽ tạo ra của cải vật chất, tăng thu nhập. Từ đó, thốt nghèo bền vững, từng bước cải thiện cuộc sống gia đình và vươn lên khá giả.
2.3. Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXHhuyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, Ngân hàng CSXH huyện Bình Xun đã từng bước khẳng định vai trị của mình trong xã hội và đối với cộng đồng người nghèo. Góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.
Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã chủ động khai thác, tập trung các nguồn vốn, vốn liên tục tăng trưởng qua các năm, đáp ứng phục vụ kịp thời cho hộ nghèo. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên ngày càng tăng lên, nguồn vốn đã được giải ngân tới tận
tay hộ nghèo mà không cần thông qua tầng lớp trung gian nào; vốn được đầu tư đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích.
Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã duy trì tốt việc thực hiện giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với vốn tín dụng ưu đãi, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, dân chủ và tính xã hội hóa của Ngân hàng CSXH.
Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội để duy trì và thực hiện việc cho vay theo phương thức ủy thác từng phần. Thực hiện phương thức này, Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã tổ chức được màng lưới rộng khắp đến tất cả các xã, thị trấn trên toàn huyện, tận dụng được bộ máy của các tổ chức chính trị xã hội, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, đồng thời tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình kinh tế xã hội.
Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xun mà nhiều hộ nghèo đã có thêm nguồn lực, có cơng ăn việc làm, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, từng bước vươn lên thốt nghèo và hịa nhập với cộng đồng. Ngân hàng CSXH huyện Bình Xun đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo.
Bằng hoạt động tăng cường cho vay hộ nghèo, Ngân hàng CSXH Bình Xuyên đã cùng với các ban, ngành, đoàn thể và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của các hộ nghèo, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 3,27% năm 2013 xuống cịn 2.93% cuối năm 2015, từ đó góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội của huyện Bình Xun nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện Bình Xuyên ngày một nâng cao và ổn định.
Hiệu quả công tác cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên về mặt xã hội rất rõ nét, đã thúc đẩy phong trào hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội ở các xã, thị trấn trong huyện ngày càng đa dạng, phong phú, tăng tính cộng đồng xã hội, phát huy tinh thần tương thân tương ái trong nhân dân.
2.3.2. Một số hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xun thời gian qua vẫn cịn một số hạn chế tồn tại, cụ thể như sau:
- Về nguồn vốn cho vay hộ nghèo: Nguồn vốn phụ thuộc quá lớn vào ngân hàng Trung ương; vốn huy động tại địa phương thấp.
Thời gian qua nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên liên tục tăng trưởng, tuy nhiên, nguồn vốn Trung ương chiếm tỷ trọng quá lớn, điều đó biểu hiện đây là kênh tín dụng bao cấp, nguồn vốn phụ thuộc quá lớn vào nguồn phân bổ của Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã thực hiện huy động vốn của các thành viên vay vốn trong Tổ TK & VV (theo văn bản số 244-NHCSXH) theo chỉ tiêu kế hoạch giao, với lãi suất quy định bằng lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, tuy nhiên kết quả huy động còn chưa cao.
- Về công tác cho vay:
Thứ nhất, mức vốn cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH
thường thấp hơn so với nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Việc xét duyệt mức vay đơi khi cịn chưa căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn, một số nơi khi xét duyệt mức vay cịn tình trạng nể nang nên cho vay cịn mang tính dàn đều trải mỏng, dẫn tới mức tiền vay chưa phù hợp với từng đối tượng đầu tư, nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Thứ hai, thời hạn vay vốn đối với các hộ nghèo cho rằng thời hạn vay
tương đối ngắn. Thực tế điều mà các hộ nghèo vay vốn quan tâm không chỉ là thời gian vay mà là thời gian từ khi làm thủ tục cho đến khi nhận được vốn vay và thời gian quay vòng vốn, tức là khi trả hết vốn lãi và nhận được vốn vay ở vòng tiếp theo. Thời gian chờ đợi quá dài (vài tháng), chính điều này đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản suất kinh doanh của nhiều hộ, hoặc bị mất cơ hội kinh doanh.
- Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo trong thời gian qua chưa cao. Ở một số địa phương trên địa bàn huyện, hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo đạt được còn thấp, chưa phát huy được hết khả năng của đồng vốn. Do người nghèo đa phần trình độ có hạn, nhiều khi được vay vốn rồi nhưng chưa biết sử dụng như thế nào cho có hiệu quả, thường tổ chức sản xuất theo thói quen (chăn ni nhỏ), sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố diễn biến thời tiết, dịch bệnh; không dám mở mang ngành nghề nhưng điều kiện thực tế của gia đình lại rất tốt nếu như biết quy hoạch lại.
- Thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn đã được nâng lên, nhiều hộ nghèo đã thoát được nghèo. Tuy nhiên thu nhập của hộ vẫn còn khá thấp, khả năng tái nghèo là rất lớn nếu gặp rủi ro, biến động kinh tế.
- Sự hỗ trợ trước và sau khi vay vốn còn chưa tốt. Việc hỗ trợ đối với các hộ nghèo trước và sau khi vay vốn phản ánh mối quan tâm của ngân hàng cịn chưa sát sao, chưa vì lợi ích cho cả hai bên, đã phần nào ảnh hưởng tới kết quả và ý nghĩa của việc hỗ trợ cho vay nhằm xố đói giảm nghèo ở địa phương. Đối với hộ nghèo, ngồi việc có được vốn vay với các yếu tố ưu đãi ra, hộ nghèo rất cần sự quan tâm, tư vấn, giám sát đối với quá trình sử dụng vốn. Việc hỗ trợ của ngân hàng vừa có tác dụng nâng cao chất lượng sử dụng
vốn của hộ nghèo, giúp họ nhanh chóng thốt nghèo, đồng thời đó cũng là một trong những công việc nhằm tránh rủi ro xảy ra đối với ngân hàng.
2.3.3. Nguyên nhân
Hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên cịn có những mặt hạn chế tồn tại, điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Do tồn tại về mức cho vay: Theo quy định của Ngân hàng CSXH mức cho vay tùy thuộc vào từng chương trình cho vay, ở từng chương trình cho vay mức cho vay do Ngân hàng CSXH và hộ nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức vốn vay tối đa quy định. Trên thực tế, do Ngân hàng CSXH muốn duy trì hoạt động của ngân hàng bền vững nên thận trọng trong việc cho vay vốn, thu hồi vốn nhằm hạn chế rủi ro vì khách hàng của ngân hàng là những hộ nghèo. Một mặt, mức vốn cho vay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn được phân bổ và số hộ nghèo cùng có nhu cầu vay vốn ở mỗi chương trình. Nếu số hộ nghèo cùng có nhu cầu vay vốn nhiều thì mức vốn vay thấp, nếu số hộ nghèo cùng có nhu cầu vay vốn ít thì mức vốn vay tăng, tuy nhiên mức vốn vay không vượt quá mức tối đa quy định theo từng thời kỳ.
- Do tồn tại trong công tác huy động vốn: Việc huy động vốn trên thị trường có nhiều ngân hàng thương mại, nhiều tổ chức tín dụng thực hiện với rất nhiều hình thức phong phú như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu … với các mức lãi suất hấp dẫn khác nhau tùy theo tình hình thị trường cung cầu vốn. Ngân hàng CSXH muốn huy động được nguồn vốn trên thị trường cũng phải tuân theo mặt bằng lãi suất chung của thị trường. Việc huy động nói trên rất khó khăn đối với Ngân hàng CSXH vì số lượng cán bộ ngân hàng ít, nếu q chú trọng vào cơng tác huy động vốn sẽ không đảm bảo thời gian để thực hiện nghiệp vụ chính là cho vay, trong khi
đó các ngân hàng thương mại khác đã thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ rất lâu, giữ uy tín với khách hàng nên được người gửi tiền tín nhiệm.
Mặt khác, việc huy động vốn trong cộng đồng người nghèo rất hạn chế vì bản thân người nghèo, hộ nghèo khơng có những khoản thu nhập dôi dư. Hơn nữa, nếu tạo ra được một chút thu nhập dơi dư thì cịn q nhiều nhu cầu bức thiết địi hỏi họ phải chi phí, chính vì thế sự tham gia tiết kiệm của hộ nghèo chỉ mang tính bắt buộc để có đủ điều kiện vay vốn, do vậy vốn huy động được rất ít.
- Số lượng hộ nghèo vay vốn rất đơng, có đặc điểm về trình độ, ngành nghề, tài sản, địa bàn sinh sống, mục đích sử dụng vốn vay … là khác nhau trong khi số lượng cán bộ ngân hàng lại ít.
- Việc phối hợp của ngân hàng CSXH với các tổ chức kinh tế xã hội, kỹ thuật, các chương trình cịn chưa đồng bộ, nhịp nhàng. Việc tác động đến xố đói giảm nghèo khơng phải chỉ cần có vốn vay mà nó cần lồng ghép với các chương trình dự án, với các hoạt động khuyến công, khuyến nông,… nên việc phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức sẽ đạt được kết quả cao hơn.
- Các hộ nghèo vay vốn đều là thành viên của một hay nhiều tổ chức chính trị xã hội, nhưng khi vay vốn họ không bị ràng buộc nhiều, khơng thuộc những nhóm, tổ tương trợ nên việc kiểm tra giám sát, giúp đỡ hộ vay vốn một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức này chưa hiệu quả.
- Do điều kiện khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi, giá cả hàng hóa khơng ổn định… nên cơng việc làm ăn bị thua lỗ, khơng có tiền để trả ngân hàng khi đến hạn.
- Một số hộ nghèo vay vốn trình độ dân trí thấp, khơng biết cách làm ăn; một số hộ nhận thức chưa đầy đủ về chính sách tín dụng, trơng chờ vào cơ chế thay đổi của nhà nước, chây ỳ chậm trả nợ khi đã đến hạn.
- Một số Tổ TK & VV hoạt động chưa hết chức năng, mới chỉ quan tâm tới vấn đề giải ngân, mà chưa chú trọng tới việc kiểm tra sử dụng tiền vay, không kịp thời đôn đốc thu lãi, thu nợ khi đến hạn.
- Cơng tác phổ biến tun truyền chính sách cho vay ưu đãi, tuyên truyền vận động hộ nghèo trả nợ đúng hạn có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa thường xuyên.
- Số lượng cán bộ của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xun cịn ít, trong khi số lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ và hình thức cho vay trực tiếp đến tay người nghèo, do vậy cán bộ ngân hàng mới chỉ chú trọng tới việc giải ngân, thu gốc, lãi, chưa đầu tư thời gian để tư vấn cho khách hàng thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh để vốn ưu đãi sử dụng đạt hiệu quả cao hơn.
- Cơ sở vật chất của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên còn thiếu thốn, trang thiết bị chưa hiện đại, điều này phần nào làm hạn chế khả năng mở ra các dịch vụ Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là các hộ nghèo.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN
TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Mục tiêu và chương trình XĐGN của huyện Bình Xuyên3.1.1. Mục tiêu tổng quát 3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu của nước ta nói chung cũng như Bình Xun nói riêng. Ngày 10/07/2012, Thủ