Phân loại dư nợ ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 42)

Đơn vị: Triệu đồng T

T

Tổ chức chính trị xã hội

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ Nợ QH Dơ nợ Nợ QH Dơ nợ Nợ QH

1 Hội nông dân 70.053 447 73.650 286 79.444 272

2 Hội phụ nữ 74.704 127 72.925 75 80.535 109

3 Hội cựu chiến binh 31.536 124 30.843 77 31.557 90

4 Đoàn thanh niên 16.095 35 16.849 23 18.980 29

Tổng cộng 192.388 733 194.267 461 210.516 500

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên năm 2013, 2014, 2015.

Qua bảng trên ta thấy, dư nợ thông qua hội Nông dân và hội Phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn chứng tỏ nông dân và phụ nữ là đối tượng chủ yếu của các chương trình

cho vay của Ngân hàng CSXH; Dư nợ thơng qua hội Cựu chiến binh và Đồn thanh niên chiếm tỷ lệ thấp hơn vì thành viên của hội Cựu chiến binh thường ít, cịn Đồn thanh niên thì chưa có gia đình hoặc ít thuộc diện hộ nghèo.

2.2.4. Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo của Ngânhàng CSXH huyện Bình Xuyên hàng CSXH huyện Bình Xuyên

Cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH khơng vì mục đích lợi nhuận, mục tiêu chính là xóa đói giảm nghèo, với quan điểm như vậy, vấn đề hiệu quả cho vay hộ nghèo ở Ngân hàng CSXH không thể hiểu theo nghĩa hiệu quả thông thường như các Ngân hàng thương mại khác (định lượng bằng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, lợi nhuận). Hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH được định lượng thông qua khả năng Ngân hàng CSXH đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo (khả năng tiếp cận hộ nghèo); kết quả đồng vốn đem lại là số hộ thốt khỏi nghèo đói, trình độ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo được nâng lên. Cho vay hộ nghèo không phải là vấn đề đơn giản, bởi những đối tượng vay vốn là hộ nghèo, mà hộ nghèo thường là những đối tượng yếu thế trong xã hội, bị hạn chế về kiến thức, trình độ sản xuất kinh doanh, điều kiện sống thấp kém. Để đảm bảo tăng cường cho vay đối với hộ nghèo Ngân hàng CSXH huyện Bình Xun ln phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Nếu mở rộng cho vay một cách ồ ạt thì đồng vốn có khi khơng đến đúng tay hộ nghèo có khả năng sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn kém hiệu quả, chất lượng không đảm bảo dẫn tới phát sinh nợ quá hạn; nếu quá khắt khe và sợ khơng thu được nợ thì Ngân hàng CSXH cũng khơng đạt được mục tiêu đề ra.

Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH Bình Xuyên qua các chỉ tiêu:

Giai đoạn 2013 – 2015, quy mơ tín dụng cho vay hộ nghèo có sự tăng trưởng mở rộng, thể hiện ở nguồn vốn, doanh số cho vay và tổng dư nợ liên tục tăng qua các năm, mặc dù có sự biến động lớn của thị trường song ln được duy trì ở mức tăng trưởng bền vững (năm 2014 nguồn vốn tăng là 1,9%; năm 2015 là 7,94%). Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên đã chủ động khai thác, tập trung các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Doanh số cho vay các năm cụ thể như sau:

Năm 2013 doanh số cho vay là 54.520 triệu đồng. Năm 2014 doanh số cho vay là 42.730 triệu đồng. Năm 2015 doanh số cho vay là 83.376 triệu đồng.

Trên cơ sở nguồn vốn cho vay hàng năm được bổ sung cộng với số thu hồi nợ, tổng số dư nợ cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Bình Xuyên tăng lên liên tục.

Năm 2013, tổng số dư nợ cuối năm đạt 193.652 triệu đồng. Năm 2014 đạt 197.463 triệu đồng, tăng 1,97% so với năm 2013. Năm 2015 đạt 212.889 triệu đồng, tăng 7,8% so với năm 2014.

Thứ hai: Khả năng tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)