máu, HbA1c sau 12 tuần thử nghiệm:
Kết quả thử nghiệm cho thấy, nồng độ glucose máu tại T0 ở nhóm chứng là 8,1mmol/l nhóm uống VOSCAP là 7,9 mmol/l; Sau 6 tuần can thiệp, không có sự khác biệt về nồng độ glucose máu giữa 2 nhóm, và nồng độ glucose máu giữa T6 với T0 của nhóm can thiệp; Nhưng sau 12 tuần, đã có sự thay đổi nồng độ glucose máu ở cả 2 nhóm, đặc biệt là ở nhóm uống VOSCAP nồng độ glucose máu (T0 là 7,9 mmol/l và T12 là 6,7 mmol/l), trong khi đó nhóm chứng giảm rất ít (T0 8,1mmol/l và T12 là 7,7mmo/l). Nồng độ glucose máu ở nhóm uống VOSCAP tại T12 giảm có ý nghĩa thống kê khi so sánh với T0 và so với nhóm chứng (p< 0,001 và p< 0,05 theo thứ thự). Tính toán sự thay đổi glucose máu trước sau can thiệp của từng nhóm cho thấy glucose máu chỉ giảm có ý nghĩa thống kê ở
nhóm uống VOSCAP 1,2 mmol/l, trong khi ở nhóm chứng chỉ giảm 0,4mmol/l. Sở dĩ nồng glucose máu ở nhóm chứng cũng giảm vì cả 2 nhóm đều được tư vấn chế độ ăn và tập luyện hàng tuần; Ngoài ra, sau thời gian theo dõi chặt chẽ do ở một số bệnh nhân nồng độ glucose máu không giảm nên bác sỹ điều trị đã có chỉ định đổi thuốc hoặc tăng liều thuốc điều trị. So với kết quả nghiên cứu của Trương Tuyết Mai nghiên cứu trên trà nụ vối, sự thay đổi trước sau can thiệp ở nhóm uống VOSCAP cao hơn so với thay đổi trước sau can thiệp của nhóm uống trà nụ với. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy mức giảm glucose máu cao hơn trong nghiên cứu của DeguchiY và nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của Asano T và cộng sự.
Chiết xuất từ từng lá cây đơn lẻ vối, ổi, sen đã được chứng minh có hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn và glucose máu lâu dài trên chuột và trên người. Kết quả kiểm soát glucose máu sau thời gian 12 tuần của viên VOSCAP phối hợp chiết xuất từ cả 3 loại lá cây cho thấy kết quả cao hơn khi sử dụng chất chiết của từng cây đơn lẻ. Kết quả này cũng tương tự các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng khi phối hợp nhiều cây thảo dược cho kết quả kiểm soát glucose máu cao hơn như nghiên cứu của Maji D thử nghiệm. Nghiên cứu của Anas và cộng sự, nghiên cứu của Stanley
Trong nghiên cứu này, chung tôi đã tìm hiểu tính duy trì nồng độ glucose máu của sản phẩm VOSCAP trên bệnh nhân ĐTĐ type 2. Sau thời gian 12 tuần can thiệp, bệnh nhân ngừng sử dụng VOSCAP. Cứ hai tuần một lần, chúng tôi tiến hành lại lấy máu xét nghiệm chỉ
số glucose máu và các chỉ tiêu sinh hóa khác, trừ HbA1c và Insulin. Kết quả cho thấy nhóm chứng lượng glucose máu tăng dần và gần với ban đầu. Nhóm uống VOSCAP sau khi ngừng sử dụng VOSCAP nồng độ glucose máu tại tuần thứ 14 là 7,13 mmol/l nhưng vẫn gần với ngưỡng glucose máu 6.7 mmol/L tại T12, nhưng sau đó tuần 16 tăng lên 7,6 mmol/l và tuần thứ 18 tăng lên nhiều và cao hơn cả thời điểm bắt đầu can thiệp T0. Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 của Cristina Revilla và cộng, nghiên cứu của Alam Khan và cộng sự. Kết quả này cũng cho thấy đối với bệnh nhân ĐTĐ, dù chỉ sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thực vật mang tính hỗ trợ cho việc điều trị ĐTĐ, vẫn phải dùng thường xuyên liên tục mới có thể cho hiệu quả kiểm soát glucose máu tốt hơn.
Nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi trước sau chỉ số HbA1c là 0,4% ở nhóm uống VOSCAP (6,8% tại T0 và 6,4% tại T12), trong khi đó không có sự thay đổi gì ở nhóm chứng tại T0 và T12 (đều là 6,8%). HbA1c ở nhóm uống VOSCAP giảm có ý nghĩa thống kê tại T12 so với tại T0 (p<0,05). Tuy nồng độ HbA1c của nhóm VOSCAP sau can thiệp thấp hơn so với nhóm chứng (6,4% so với 6,8%), nhưng sự khác biệt giữa 2 nhóm chưa có ý nghĩa (p>0,05).