1.2. Nội dung phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
1.2.2. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh từng loại hoạt động
1.2.2.1. Phân tích tình hình và kết quả hoạt động tín dụng
Mục đích phân tích: Tín dụng là hoạt động truyền thống và chủ yếu của
NHTM, mang lại nguồn thu khá lớn trong tổng thu nhập từ các hoạt động chính của NHTM. Để đảm bảo cho NHTM có thể duy trì và phát triển vững chắc địi hỏi hoạt động cấp tín dụng của NHTM phải an tồn, hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động cấp tín dụng lại phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, liên quan chặt chẽ tới các lĩnh vực của nền kinh tế từ sản xuất tới tiêu dùng. Do vậy, đánh giá kết quả của hoạt động tín dụng là một trong những nội dung quan trọng nhất trong phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Các nhà phân tích thường đánh giá kết quả hoạt động tín dụng dựa trên quy mơ, cơ cấu của từng khoản thu nhập trong hoạt động tín dụng. Độ lớn của các chỉ tiêu này cũng như tỷ trọng của nó trong tổng thu nhập thuần từ lãi để thể hiện chính sách tín dụng khác nhau ở các NHTM và giữa các thời kỳ.
Các chỉ tiêu phân tích:
Thu nhập thuần từ lãi : Thu nhập thuần từ lãi là khoản chênh lệch giữa
lãi thu được từ hoạt động tín dụng và chi phí trả lãi phải bỏ ra để huy động vốn (khơng tính các chi phí liên quan đến vận hành) trong một khoảng thời gian nhất định. Thu nhập thuần phản ánh mức độ tối đa hóa thu nhập và tối thiểu hóa chi phí của NHTM, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Thu nhập từ lãi tạo ra từ hoạt động tín dụng của NHTM như: lãi tiền gửi, lãi cho vay khách hàng, lãi từ chứng khoán nợ, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh.... Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống tạo ra phần lớn thu nhập cho NHTM, tăng trưởng thu nhập từ lãi là cơ sở để tăng trưởng tổng thu nhập của NHTM.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ lãi: tốc độ tăng trưởng thu nhập
thuần từ hoạt động tín dụng phản ánh thu nhập thuần từ hoạt động này năm sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng được mở rộng hoặc thực hiện kế hoạch hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt được hiệu quả hơn và ngược lại.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ lãi
= TN thuần từ lãi năm N- TN thuần từ lãi năm N-1
TN thuần từ lãi năm N-1 x 100
Tỉ lệ thu nhập thuần từ lãi so với tổng thu nhập:
Tỉ lệ thu nhập thuần từ lãi so với tổng thu nhập = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡ừ 𝑙ã𝑖
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑥 100 Chỉ tiêu “Tỉ lệ thu nhập thuần từ lãi so với tổng thu nhập” cho biết thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm bao nhiêu % so với tổng thu nhập của NHTM. Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và tác động đến lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qua đó nhà quản trị đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn của NHTM và vị trí của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chỉ tiêu càng cao thì kết quả hoạt động và khả năng sử dụng vốn cho vay của NHTM càng cao; ngược lại, chỉ tiêu thấp thì có thể kết quả hoạt động tín dụng của NHTM suy giảm. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng có tỷ lệ thu nhập lãi thuần so với tổng thu nhập quá cao sẽ dẫn đến tăng nguy cơ nợ xấu, chứa đựng nhiều rủi ro và chi phí hoạt động như chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay, sau đó có thể làm giảm chất lượng tín dụng. Với mức gia tăng hợp lý của tỷ lệ thu nhập lãi thuần, kiểm soát được nợ xấu, sẽ làm tăng kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Tỉ trọng thu nhập dư nợ tín dụng loại i:
Tỉ trọng thu nhập dư nợ tín dụng loại i = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑑ư 𝑛ợ 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑖
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu thu nhập của từng loại vốn tín dụng của NHTM. Căn cứ vào tỷ trọng của từng loại thu nhập từ dư nợ tín dụng và sự biến động của tỷ trọng đó, các nhà quản trị NHTM xác định được cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng, mức độ hiệu quả tín dụng, đối chiếu với định hướng của NHTM và chính sách phát triển kinh tế nói chung của Nhà nước, đồng thời có những biện pháp nhằm nâng cao tình hình và kết quả kinh doanh từ hoạt động tín dụng của NHTM.
Phân loại theo thời gian: thu nhập vốn tín dụng được chia thành 3 loại:
• Thu nhập vốn tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống, tài trợ cho tài sản lưu động.
• Thu nhập vốn tín dụng trung hạn: từ trên 1 năm đến 5 năm hoặc 7 năm, tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi….
• Thu nhập vốn tín dụng dài hạn: trên 5 năm hoặc trên 7 năm, tài trợ cho công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu, đường, máy móc thiết bị….
Tỷ trọng thu nhập tín dụng ngắn hạn tại các NHTM thường cao hơn thu nhập tín dụng trung và dài hạn do các NHTM chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của khách hàng. Tín dụng trung và dài hạn có tỷ trọng thấp hơn do rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn nên thu nhập từ tín dụng trung và dài hạn thường thấp hơn.
Tốc độ gia tăng chi phí lãi: khi đánh giá tốc độ gia tăng chi phí lãi cần
so sánh với tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần. Nếu tốc độ gia tăng chi phí lãi nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần thì hoạt động tín dụng của NHTM năm sau có hiệu quả hơn năm trước và ngược lại.
Tốc độ gia tăng chi phí lãi =Chi phí lãi năm N – Chi phí lãi năm N-1
Chi phí lãi năm N-1 x 100
trăm tổng chi phí lãi của NHTM
Cơ cấu chi phí lãi loại i = Chi phí lãi loại i
Tổng chi phí lãi x 100
Đối với NHTM kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chi phí đầu vào là chi phí lãi, do vậy, tỷ trọng chi phí lãi là chi phí chủ yếu trong tổng chi phí của NHTM. Chi phí hoạt động tín dụng là chi phí trả lãi cho lượng vốn huy động được để sử dụng cho hoạt động tín dụng
+ Phân loại theo hình thức huy động: nguồn tiền gửi và nguồn tiền vay. + Phân loại theo thị trường huy động: nguồn vốn huy động ở thị trường 1 (huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế) và nguồn vốn huy động ở thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng).
+ Phân loại theo kỳ hạn huy động: nguồn vốn huy động khơng kỳ hạn, có kỳ hạn ngắn hạn và có kỳ hạn dài hạn.
+ Phân loại theo chủ thể gửi tiền và cho vay: nguồn vốn huy động từ các TCTD khác, từ chính phủ, ngân hàng Nhà nước, từ dân cư,…. Đây là cách phân loại trình bày trên Bảng cân đối kế tốn.
Tốc độ gia tăng chi phí lãi loại i : Tốc độ gia tăng chi phí lãi của từng
loại cho biết loại chi phí đó tăng-giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước. Đối với chi phí lãi, so sánh tốc độ gia tăng chi phí lãi so với tốc độ tăng trưởng thu nhập từ tín dụng và so sánh quy mơ mở rộng nguồn vốn huy động để đánh giá. Nếu tốc độ gia tăng chi phí lãi thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng thu nhập từ tín dụng và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tức là NHTM đã huy động được nhiều nguồn vốn giá rẻ để tiết kiệm chi phí và ngược lại.
Tốc độ gia tăng chi phí lãi loại i = Chi phí lãi loại i năm N - Chi phí lãi loại i năm N-1
Chi phí lãi loại i năm N-1 x 100
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp phân chia để chia tổng
dụng phương pháp so sánh để so sánh tổng thu nhập và chi phí giữa cuối kỳ với đầu năm; so sánh tỉ trọng từng khoản thu nhập và chi phí giữa cuối kỳ với đầu năm. Ngoài ra, so sánh tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi thuần giữa NHTM nghiên cứu với NHTM khác và với giá trị trung bình ngành để đánh giá vị trí của nó trong ngành.
1.2.2.2. Phân tích tình hình và kết quả hoạt động đầu tư
Mục đích phân tích: Bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống, hoạt
động đầu tư tài chính cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho NHTM. Hoạt động này mang lại lợi nhuận nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Phân tích tình hình và kết quả hoạt động đầu tư tài chính nhằm đánh giá quy mô, cơ cấu và sự biến động của thu nhập đầu tư tài chính, từ đó đánh giá được kết quả hoạt động đầu tư tài chính của NHTM.
Các chỉ tiêu phân tích:
Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính của NHTM bao gồm: thu nhập từ mua bán chứng khốn kinh doanh, cơng cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác, mua bán chứng khốn đầu tư, góp vốn đầu tư dài hạn.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động đầu tư: tốc độ tăng trưởng
thu nhập từ hoạt động đầu tư phản ánh thu nhập từ hoạt động này năm sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng thu nhập cao chứng tỏ hoạt động đầu tư của ngân hàng được mở rộng hoặc thực hiện kế hoạch hoạt động đầu tư của ngân hàng đạt được hiệu quả hơn và ngược lại.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động đầu tư
=TN từ hoạt động đầu tư năm N- TN từ hoạt động đầu tư năm N-1
TN từ hoạt động đầu tư năm N-1 x 100
Tỉ lệ thu nhập từ hoạt động đầu tư so với tổng thu nhập:
= 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 từ hoạt động đầu tư
Chỉ tiêu “Tỉ lệ thu nhập từ hoạt động đầu tư so với tổng thu nhập” cho biết thu nhập từ hoạt động đầu tư chiếm bao nhiêu % so với tổng thu nhập của NHTM. Qua đó nhà quản trị đánh giá được kết quả hoạt động này của NHTM và vị trí của hoạt động đầu tư trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chỉ tiêu càng cao thì kết quả hoạt động và khả năng sử dụng vốn đầu tư tài chính của NHTM càng cao; ngược lại, chỉ tiêu thấp thì có thể kết quả hoạt động đầu tư của NHTM suy giảm.
Tỉ trọng thu nhập từ khoản mục đầu tư loại i:
𝑇ỉ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 thu nhập từ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑚ụ𝑐 đầ𝑢 𝑡ư 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑖 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑚ụ𝑐 đầ𝑢 𝑡ư 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑖
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 đầ𝑢 𝑡ư x 100
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các
chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư của NHTM giữa cuối kỳ với đầu năm. Căn cứ độ lớn của chỉ tiêu, giá trị trung bình ngành và kết quả so sánh để đánh giá.
1.2.2.3. Phân tích tình hình và kết quả các hoạt động khác
Mục đích phân tích: Do hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro và
mọi NHTM đều có nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần ngày càng thu hẹp. Vì vậy, các nhà quản trị NHTM ngày nay đang chuyển hướng sang phát triển các mảng hoạt động khác, trong đó trọng tâm là hoạt động dịch vụ. Đây là hoạt động đem lại thu nhập cho ngân hàng và chứa đựng ít rủi ro. Do vậy, gia tăng hoạt động dịch vụ, gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ là xu thế phát triển của các ngân hàng hiện đại. Vì thế, ngồi tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập và thu nhập từ lãi, các nhà phân tích cần quan tâm đến tăng trưởng thu nhập ngoài lãi là cơ sở đánh giá tình hình và kết quả các hoạt động khác của NHTM.
Chỉ tiêu phân tích:
Thu nhập thuần ngoài lãi: Thu nhập thuần ngoài lãi là khoản thu nhập
thuần từ hoạt động phi tín dụng. Đây là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và chi phí cho các hoạt động đó (khơng tính các chi phí vận hành) trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động phi tín dụng là hoạt động chứa đựng mức độ rủi ro thấp nên thu nhập từ hoạt động này càng cao chứng tỏ hoạt động này được mở rộng và mức độ đảm bảo an toàn trong tổng thu nhập của NHTM.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dụng: tốc
độ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dung phản ánh thu nhập thuần từ hoạt động này năm sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần cao chứng tỏ hoạt động phi tín dụng của ngân hàng được mở rộng, hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả hơn và ngược lại.
=TN thuần từ HĐPTD năm N- TN thuần từ HĐPTD năm N-1
TN thuần từ HĐPTD năm N-1 x 100 Tốc độ gia tăng chi phí từ hoạt động phi tín dụng: Đối với chi phí cho các hoạt động phi tín dụng, so sánh chi phí của từng hoạt động phi tín dụng với thu nhập dịch vụ đó mang lại, xem xét nguyên nhân để đánh giá mức độ hiệu quả của dịch vụ đó.
= Chi phí từ HĐPTD năm N - Chi phí từ HĐPTD năm N-1
Chi phí từ HĐPTD năm N-1 x 100
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp phân chia để chia tổng
thu nhập và chi phí từ các hoạt động phi tín dụng thành các bộ phận nhằm đánh giá cơ cấu. Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh tổng thu nhập và chi phí giữa cuối kỳ với đầu năm; so sánh tỉ trọng từng khoản thu nhập và chi phí từ hoạt động phi tín dụng giữa cuối kỳ với đầu năm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, đã làm rõ được những cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của một NHTM. Từ nội hàm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, người đọc có thể xác định được đối tượng nghiên cứu, mục đích phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, cơ sở dữ liệu đầu vào cho việc phân tích, các phương pháp sử dụng để phân tích, nhất là các nội dung như: nội dung phân tích tình hình và kết quả kinh doanh; các nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh; các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng (bao gồm nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngồi).
Từ những cơ sở lý thuyết được làm rõ trong chương 1, tác giả sẽ vận dụng để phân tích thực trạng tình hình và kết quả kinh doanh của NHTM cổ phần Đại chúng Việt Nam trong chương 2.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM CP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM