Bối cảnh kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mạicổ phần đại chúng việt nam (Trang 93 - 96)

3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và định hướng phát triển của ngân hàng TMCP

3.1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội

Kinh tế thế giới năm 2021 có thể chia thành 02 giai đoạn, theo đó, kinh tế thế giới phục hồi nhanh, tích cực trong 6 tháng đầu năm; nhưng tốc độ phục hồi giảm dần từ đầu quý III/2021 đến nay. Những khó khăn, thách thức chủ yếu trong thời gian qua do: (i) Dịch bệnh diễn biến phức tạp, các đợt bùng phát dịch mới với những biến thể nguy hiểm hơn (như Delta và Omicron); (ii) Sự đình trệ, gián đoạn của các hoạt động sản xuất - kinh doanh và chuỗi cung ứng toàn cầu; (iii) Khủng hoảng giá hàng hóa, đặc biệt là giá kim loại, năng lượng, khí đốt, phân bón…; (iv) Dư địa tài khóa, tiền tệ cho phục hồi kinh tế tại các nước giảm dần trong khi đại dịch Covid-19 kéo dài và tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế - xã hội các nước…

Các nền kinh tế hàng đầu, như Mỹ, EU và Trung Quốc vốn là điểm tựa cho đà phục hồi kinh tế thế giới trong nửa đầu năm 2021, cũng đang gặp nhiều khó khăn khác nhau do sự bùng phát trở lại với các biến thể mới của dịch Covid- 19; khủng hoảng năng lượng, khí đốt (EU và Trung Quốc), thị trường tài chính, bất động sản (Trung Quốc); áp lực lạm phát tăng lên, trong khi kinh tế tăng trưởng chậm dần... Những khó khăn trên đã tác động đến phục hồi kinh tế tại các nước và khu vực này, từ đó tác động tiêu cực tới kinh tế thế giới và thương mại quốc tế, buộc các nước phải đưa ra các gói kích thích và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nhìn chung, kinh tế thế giới phục hồi khá mạnh trong năm 2021, với mức tăng trưởng ước khoảng 5,3 - 5,6% (từ mức -3,1% năm 2020).

Trong bối cảnh áp dụng trạng thái “bình thường mới”, sống chung an toàn với Covid-19, các hoạt động kinh tế - xã hội Việt Nam đã dần hồi phục và

đạt một số kết quả tích cực trong cả năm 2021, đó là: (i) Chính sách thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 được triển khai, tạo điều kiện khôi phục các hoạt động kinh tế; (ii) Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản duy trì tăng trưởng (dự báo tăng 2,5 - 3%), sản xuất công nghiệp, một số lĩnh vực dịch vụ như: Bán bn, bán lẻ, tài chính - ngân hàng, cơng nghệ thơng tin - viễn thông, logistics, kinh doanh bất động sản… đang phục hồi; (iii) Thương mại quốc tế duy trì đà tăng trưởng tích cực, là điểm sáng trong bối cảnh dịch bệnh khi kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020; (iv) Đầu tư trực tiếp nước ngồi duy trì đà cải thiện, vốn FDI đăng ký ước đạt 31,2 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020, giải ngân FDI duy trì mức tương đương năm 2020; (v) Tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,58%, lạm phát thấp nhất trong vịng 6 năm, CPI bình quân tăng khoảng 2%; và (vi) Tỷ giá ổn định, lãi suất cho vay tiếp tục duy trì ở mức thấp...

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 quốc hội khố XV, Thủ tướng Chính phủ đề ra các chỉ tiêu kinh tế-xã hội dự kiến đạt được trong năm 2022 như sau: GDP năm 2022 khoảng 6 - 6,5%, CPI kiểm soát ở mức 4%; bội chi ngân sách nhà nước khoảng 4% GDP (đã điều chỉnh, chưa tính Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023). Các mục tiêu chính đặt ra cũng phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế (WB, ADB, IMF…) đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

Từ những ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2020-2021, ngành ngân hàng cũng gặp phải nhiều khó khăn, nhất là tác động của đại dịch Covid-19, ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt động của các ngân hàng đã bộc lộ rõ ở một số khía cạnh như: Hoạt động tác nghiệp hàng ngày;

Tăng trưởng dư nợ tín dụng, lợi nhuận và vấn đề nợ xấu. Tuy nhiên, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm của toàn hệ thống, hoạt động ngành ngân hàng tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu của nền kinh tế khi điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, khéo léo góp phần duy trì ổn định vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cả năm 2021, dư nợ tín dụng tồn nền kinh tế tăng 13,47% so với cuối năm 2020. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng vào bất động sản và chứng khốn được NHNN kiểm soát chặt chẽ, cùng với động thái tăng cường kiểm sốt của Bộ Tài chính. Về an tồn vốn, vốn điều lệ của hệ thống TCTD tăng khá tốt. Hết 9 tháng đầu năm 2021, vốn điều lệ hệ thống TCTD tăng 8,3%, cả năm ước tăng khoảng 10%, gấp đơi mức tăng 5% năm 2020. Hệ số an tồn vốn (CAR) của các ngân hàng áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cải thiện từ 11,1% hồi đầu năm lên khoảng 11,5% cuối năm 2021. Tiếp tục tích cực hỗ trợ DN và người dân trong bối cảnh dịch bệnh. Tháng 7/2021, NHNN và Hiệp hội Ngân hàng đã kêu gọi 16 NHTM (chiếm 75% tổng dư nợ toàn hệ thống) giảm lãi suất cho vay từ 0,5 - 1% đối với khách hàng cá nhân và 1 - 2% đối với khách hàng DN, tập trung vào đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19. Trong các tháng cuối năm 2021, NHNN cũng đang phối hợp xây dựng Chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất 2 - 3% (20 - 30 nghìn tỷ đồng) giúp DN vượt qua dịch Covid-19, như là một cấu phần trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023 của Chính phủ.

Trong những năm tiếp theo, dự đoán nền kinh tế vẫn chịu sự nặng nề do hậu quả của dịch Covid-19 bùng phát, tuy nhiên ngành ngân hàng Việt Nam có nhiều kỳ vọng phát triển bền vững. Với vai trò là ngành huyết mạch của nền

kinh tế, ngành ngân hàng đã có những sự chuẩn bị tâm thế và nội lực để tăng trưởng ổn định, những năm tiếp theo, cuộc đua về tăng vốn giữa các ngân hàng sẽ được đẩy mạnh và diễn ra dưới nhiều hình thức, đặc biệt là các NH TMCP có vốn nhà nước, các ngân hàng phải thực hiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN chậm nhất vào năm 2023; cơng cuộc chuyển đổi số và đa dạng hóa cơ cấu nguồn thu ngày càng trở nên cần thiết, kinh doanh bảo hiểm, mua bán chứng khoán, ngoại hối,… được chú trọng và liên tục tăng trưởng, mức kỳ vọng của NHNN giai đoạn tới các ngân hàng có mức tăng trưởng doanh thu tối thiểu 10%.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mạicổ phần đại chúng việt nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)