Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực bắc vinh (Trang 37 - 44)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA THUẾ

2.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế khu vực Bắc Vinh

2.2.2. Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT

Công tác kiểm tra tại trụ sở CQT luôn là công tác được Chi cục Thuế khu vực Bắc Vinh đặc biệt chú trọng và quan tâm, bởi thông qua công tác kiểm tra

thuế tại trụ sở CQT mà các hành vi vi phạm của NNT được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, nhờ vậy mà công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả.

Thực hiện quy trình kiểm tra thuế, các Đội kiểm tra thực hiện kiểm tra sơ bộ đối với 100% hồ sơ khai thuế nhận được và thực hiện kiểm tra chuyên sâu đối với các doanh nghiệp thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT theo kết quả đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm tra đã phê duyệt từ năm trước. Phạm vi kiểm tra hồ sơ khai thuế gồm: Hồ sơ khai thuế GTGT hàng tháng, hồ sơ khai thuế TNDN tạm nộp, hồ sơ quyết toán thuế TNDN, hồ sơ khai thuế tài nguyên, hồ sơ khai thuế TNCN của doanh nghiệp, và hồ sơ khai các loại thuế, phí và lệ phí khác.

Các bước tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT:

- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra bao gồm: thông tin, tài liệu của doanh nghiệp tại thời điểm kiểm tra; thông tin, tài liệu lịch sử của doanh nghiệp; tổng hợp, xử lý thông tin (bằng các phần mềm, mẫu biểu) phục vụ cho công tác kiểm tra.

- Nhận dạng rủi ro trên hồ sơ khai thuế cần tập trung kiểm tra: Căn cứ hồ sơ, tài liệu đã được tổng hợp, xử lý, đồng thời sử dụng phương pháp so sánh, đối chieesi các chỉ tiêu, số liệu tính toán để nhận dạng rủi ro phát sinh trên hồ sơ khai thuế cần tập trung kiểm tra.

Ví dụ: Trên bảng phân tích có xuất hiện tỷ trọng giá vốn tăng lên so với năm trước, hoặc tốc độ tăng giá vốn nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần: có thể rủi ro về ghi nhận giá vốn và ghi nhận doanh thu tính thuế.

- Xác định sai phạm chủ yếu trên hồ sơ khai thuế: Dấu hiệu rủi ro là cơ sở để kiểm tra phát hiện các sai phạm trên hồ sơ khai thuế. Từ dấu hiệu rủi ro cần tập trung các tài khoản, các nội dung kinh tế phát sinh có liên quan để kiểm tra xác định nội dung sai phạm cụ thể.

Ví dụ: từ dấu hiệu rủi ro về ghi nhận giá vốn và ghi nhận doanh thu tính thuế nêu trên: sai phạm chủ yếu của doanh nghiệp có thể là hàng bán trả lại khơng hạch tốn giảm giá vốn, hoặc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng quy định, hoặc bán hàng không xuất hóa đơn, không ghi nhận doanh thu (mặc dù ghi nhận giá vốn bán hàng).

Khi kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT, cán bộ kiểm tra thuế của các Đội thường vận dụng các kiến thức về chế độ kế toán, cơ chế tài chính, pháp luật thuế và sử dụng các phương pháp, đối chiếu, so sánh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, phân tích tỷ suất, phân tích sự khác biệt giữa chế độ kế toán và chính sách để nhận dạng các dấu hiệu rủi ro, xác định các sai phạm chủ yếu trên hồ sơ khai thuế

Ví dụ: Kiểm tra xác định sai phạm về giá vốn như đã nêu trên:

+ Đối chiếu chỉ tiêu hàng bán trả lại (trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) với chi tiết phát sinh có TK 632 (yêu cầu NNT cung cấp) để kiểm tra phát hiện trường hợp hàng bán trả lại (TK 531) khơng hạch tốn giảm giá vốn;

+ Xem xét khoản dư có TK 159 (trên bảng cân đối kế toán) có phát sinh hay khơng; nếu có u cầu NNT giải trình căn cứ trích lập, điều kiện trích lập, phương pháp trích lập, việc xử lý các khoản dự phòng trong năm và các thủ tục kèm theo để kiểm tra phát hiện các trường hợp trích lập và hồn nhập dự phòng khơng đúng quy định.

+ Đối chiếu phát sinh có TK 154 với phát sinh nợ TK 155 (trên bảng cân đối các tài khoản), trường hợp có chênh lệch (TK155 > TK 154) đối chiếu chênh lệch với chi tiết phát sinh có TK 511 (hoặc TK 512) và chi tiết phát sinh nợ TK 632 (yêu cầu NNT cung cấp) để phát hiện trường hợp bán hàng ghi nhận giá vốn không ghi nhận doanh thu.

+ Đối chiếu phát sinh có TK 155 (hoặc/và TK 156) với phát sinh nợ TK 632 (trên bảng cân đối các tài khoản), trường hợp có chênh lệch đối chiếu

chênh lệch với phát sinh nợ TK 531, phát sinh nợ TK 159 (yêu cầu NNT cung cấp) để phát hiện trường hợp ghi nhận không đúng giá vốn.

❖ Xử lý sau khi kiểm tra hồ sơ khai thuế:

- Đối với các hồ sơ thuế khai đầy đủ chỉ tiêu, đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thông tin, tài liệu, khơng có dấu hiệu sai phạm thì được chấp nhận và lưu lại.

- Đối với hồ sơ khai thuế, số liệu phát hiện thấy chưa chính xác hoặc có những chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm…: Ra thơng báo u cầu NNT giải trình, bổ sung thông tin tài liệu đối với trường hợp không ghi chép hoặc phản hồi đầy đủ các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế hoặc căn cứ xác định số thuế đã khai có nhiều nội dung nghi vấn. Trường hợp NNT trực tiếp đến CQT giải trình hoặc bổ sung thơng tin, tài liệu theo thông báo của CQT, cán bộ kiểm tra thuế phải lập biên bản làm việc.

Doanh nghiệp giải trình bằng văn bản thực hiện điều chỉnh tăng hoặc giảm đối với hồ sơ thuế khai thiếu hoặc khai thừa số thuế phải nộp mà NNT đã bổ sung được thông tin, tài liệu đầy đủ. Thực hiện ấn định thuế đối với các hồ sơ khai thuế khai không đúng số thuế phải nộp và khơng giải trình, bổ sung thơng tin tài liệu được hoặc giải trình, bổ sung thơng tin, tài liệu nhưng khơng chứng minh được số thuế đã khai là đúng.

Sau khi NNT đã giải trình hoặc bổ sung thơng tin tài liệu:

+ Trường hợp NNT đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ theo yêu cầu của CQT và chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì Bản giải trình, tài liệu bổ sung hoặc Biên bản làm việc (nếu làm việc trực tiếp) được chấp nhận và lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.

+ Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thơng tin tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng CQT yêu cầu NNT khai bổ sung.

+ Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của CQT mà NNT khơng giải trình, bổ sung thông tin tài liệu, hoặc không khai bổ sung hồ sơ khai thuế, hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng khơng chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì ra quyết định ấn định số thuế hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT.

Thông qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế đã phát hiện những trường hợp NTT kê khai chưa đúng, chưa đủ, từ đó tiến hành điều chỉnh, ấn định và có nhiều trường hợp đề nghị kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp để làm rõ các sai phạm.

Số liệu chi tiết kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở CQT của Chi cục Thuế khu vực Bắc Vinh trong 3 năm 2019-2021:

Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Bắc Vinh (2019 - 2021)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số hồ sơ kiểm tra theo kế hoạch Số hồ sơ đã kiểm tra Tỷ lệ hoàn thành (%) Năm 2019 350 355 101,4 Năm 2020 382 382 100 Năm 2021 495 497 100,4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2019-2021 của Chi cục Thuế khu vực Bắc Vinh)

Đối với hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cán bộ thuế đều kiểm tra 100% tính hợp lý của các chỉ tiêu trên tờ khai, tuy nhiên với tính chất phức tạp của các Doanh nghiệp theo Luật 71/2014/QH13 được quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 thì doanh nghiệp khơng phải nộp các bảng kê mua vào bán ra nên phần lớn các hồ sơ không phát hiện ra sai phạm trọng yếu hoặc sẽ phải chuyển sang kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp để có thể đối chiếu trực tiếp với sổ sách chứng từ liên quan đến các chỉ tiêu cụ thể.

Bảng 2.3. Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT (2019-2021) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số lượng So với năm 2019 (%) Số lượng So với năm 2020 (%) Số hồ sơ kiểm

tra theo kế hoạch 350 382 109,1 495 129,6

Số hồ sơ đã kiểm tra 355 382 107,6 497 130,1 Số hồ sơ được chấp nhận 352 379 107,4 489 129,3 Số hồ sơ phải điều chỉnh 03 04 133,3 06 150 Số thuế điều chỉnh tăng (triệu đồng) 197 445 225,8 257 57,75 Giảm lỗ/ Giảm khấu trừ (triệu đồng) 124 541 676

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2019-2021 của Chi cục Thuế khu vực Bắc Vinh)

Bảng số liệu trên cho ta thấy, công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT đã được Đội Kiểm tra ở Chi cục Thuế khu vực Bắc Vinh triển khai thực hiện khá tốt.

Trong 3 năm từ 2019 - 2021, Đội đã kiểm tra được:

• Số hồ sơ đã kiểm tra là: 1234 hồ sơ • Số hồ sơ được chấp nhận là: 1119 hồ sơ

• Số tiền thuế điều chỉnh tăng: 899 triệu đồng

Những số liệu trên cho thấy, nếu không tiến hành công tác kiểm tra thuế tại bàn thì những sai sót trong kê khai thuế của NNT sẽ liên tục xảy ra và số thuế Nhà nước chưa quản lý thu kịp thời, khả năng thất thu sẽ càng nhiều.

Do quy mô, số lượng NNT gia tăng theo từng năm nên nhiệm vụ kiểm tra thuế tại trụ sở CQT cũng nặng nề hơn. Trong 3 năm, Đội kiểm tra đều hoàn thành vượt chỉ tiêu số hồ sơ phải kiểm tra theo kế hoạch. Số lượng hồ sơ khai thuế kiểm tra tại bàn qua các năm đều tăng. Năm 2020 là 382 hồ sơ, tăng so với năm 2019 là 27 hồ sơ (382-355=27) tương ứng với tỉ lệ tăng là 107,6%. Năm 2021 là 497 hồ sơ, tăng so với năm 2020 là 115 hồ sơ (497-382=115), tương ứng tỉ lệ tăng 130,1%. Tỷ lệ kiểm tra qua các năm ngày càng tăng, chứng tỏ công tác kiểm tra tại bàn luôn được lãnh đạo Chi cục quan tâm chỉ đạo sát sao, các cán bộ của Đội Kiểm tra luôn tuân thủ, chấp hành đúng các quy định, quy trình kiểm tra.

Số lượng hồ sơ phải điều chỉnh năm 2019 là 03 hồ sơ, chiếm 0,8% tổng số hồ sơ đã kiểm tra. Năm 2020 tăng lên 04 hồ sơ, tương ứng 1,04% tổng số hồ sơ đã kiểm tra. Đến năm 2020 số hồ sơ tăng lên 06 hồ sơ tương ứng 1,21% tổng số hồ sơ đã kiểm tra. Tổng số tiền thuế điều chỉnh tăng là 899 triệu đồng.

Có thể nói, công tác kiểm tra thuế tại bàn đã thực sự thể hiện được vai trò tránh thất thoát nguồn thu NSNN và bảo vệ lợi ích cho NNT. CQT thu đúng, thu đủ số thuế mà NNT phải thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng kết quả đạt được, công tác kiểm tra thuế cũng còn nhiều tồn tại khắc phục:

- Việc kiểm tra 100% hồ sơ chỉ mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu do số lượng hồ sơ thuế lớn trong khi nguồn nhân lực còn mỏng.

- Khi kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp giải trình nhiều hồ sơ khai thuế không phát sinh số thuế phải điểu chỉnh hoặc số thuế điều chỉnh thấp. Nguyên

nhân có thể là do thiếu thông tin về NNT hoặc thông tin chưa chính xác khi tiền hành kiểm tra, phân tích thông tin, hồ sơ khai thuế, điều này phản ánh các đội, bộ phận quản lý trong Chi cục thuế còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau; bên cạnh đó nguyên nhân cũng còn do sự chủ quan, dựa vào kinh nghiệm là chính trên thực tế khi kiểm tra mà không thực hiện đúng theo quy trình quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực bắc vinh (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)