.Hồ sơ đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện thủ tục vay vốn quốc tế từ quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (Trang 27)

1.2 .THỦ TỤC VAY QUỐC TẾ

1.2.3.8 .Hồ sơ đảm bảo tiền vay

1.2.3.9.Tài liệu khác nếu cần.

Vay nợ quốc tế là xu thế tất yếu của các quốc gia có tiềm năng nhưng không đủ nguồn lực để khai thác các tiềm năng đó. Tuy nhiên, để những khoản nợ nước ngồi có thể phát huy tối đa hiệu quả không phải là điều đơn giản. Mục tiêu bổ sung vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội chỉ đạt được nếu mỗi đồng vốn vay từ nước ngồi được sử dụng có hiệu quả, quản lý chặt chẽ. Ngược lại, nếu những khoản vay nợ này bị sử dụng bừa bãi, lãng phí và kém hiệu quả do công tác quản lý bị buông lỏng thì sẽ gây nên gánh nặng nợ nần và gây ra nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong tương lai.

Dựa vào những thơng tin khái qt trên, có thể đưa ra những nhận định về tác động của nợ nước ngoài tới nền kinh tế - xã hội theo hai khía cạnh: tác động tích cực và tác động tiêu cực.

1.3.1.Ý nghĩa tích cực

Thứ nhất, nợ nước ngồi đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội

Nhu cầu về vốn đầu tư là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, bởi phần tích lũy và huy động trong nước rất hạn chế. Mặt khác, đây thường là các nước xuất khẩu ngun liệu thơ, khống sản và hàng hóa nơng nghiệp, nên để nâng cao giá trị gia tăng đòi hỏi phải được đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hơn nữa, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, an ninh quốc phòng,… đòi hỏi lượng nguồn lực lớn (nhân lực, tài lực, vật lực) trong dài hạn và cần có sự tham gia của khu vực công. Giải pháp thường được lựa chọn đó là vay nợ nước ngồi. Chính phủ có thể sử dụng nợ nước ngồi như là một cơng cụ để tài trợ vốn cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế; đồng thời thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội lớn của Nhà nước.

Thứ hai, nợ nước ngồi góp phần huy động vốn cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (NSNN)

Thu NSNN hằng năm không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu đã trở thành căn bệnh phổ biến của hầu hết các nước đang phát triển. Việc bù đắp bội chi NSNN là một vấn đề lớn và cực kỳ khó khăn, bởi lẽ phải giải quyết mối quan hệ giữa duy trì phát triển bền vững với nguồn lực có hạn, địi hỏi Chính phủ các nước phải thực sự sáng suốt và linh hoạt. Có nhiều giải pháp được đưa ra như tăng thuế, giảm chi tiêu công, in tiền, vay nợ trong nước và nước ngoài. Mỗi giải pháp đều mang tới những tác động tích cực, song cũng có hạn chế riêng. Việc tăng thuế, giảm chi tiêu cần khoảng thời gian dài cũng như phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách; in tiền khiến lạm phát tăng cao; trong khi vay nợ trong nước với số lượng vốn lớn rất khó khăn vì thu nhập và tích lũy của dân cư thấp… Do đó, vay nợ nước ngồi là giải pháp thường được lựa chọn, bởi dù cho vẫn tồn tại những mặt trái, nhưng qua đó có thể huy động được lượng vốn lớn trong thời gian ngắn, bù đắp kịp thời sự thiếu hụt của NSNN, trong khi các nguồn khác chưa kịp đáp ứng, đảm bảo cho việc thực hiện các quyết sách của Chính phủ.

Thứ ba, nợ nước ngồi góp phần tích cực thúc đẩy q trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chính phủ các nước thường kết hợp giữa vay nợ trong nước và vay nợ nước ngồi. Trong đó vay nợ nước ngồi sẽ giúp các quốc gia có thể tiếp cận với nguồn vốn từ bên ngồi mà khơng làm giảm đầu tư tư nhân hay tiêu dùng trong nước. Mặt khác, việc vay nợ trên trường quốc tế địi hỏi quốc gia đó phải có tiềm lực nội tại nhất định, hệ số tín nhiệm cao, có mơi trường kinh doanh và hệ thống luật pháp ổn định. Do đó, nhu cầu tiếp cận nguồn vốn nước ngồi sẽ tạo động lực cho mỗi quốc gia trong việc nỗ lực cải cách thể chế, mơi trường kinh doanh, hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng,… Đồng thời mối quan hệ và sự phụ

thuộc giữa các quốc gia có thể tạo điều kiện cho các nước tiếp cận với tri thức hiện đại, với công nghệ và các kỹ năng quản lý tiên tiến. Điều này mở ra cơ hội nhiều hơn để hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

1.3.2: Tác động tiêu cực

Thứ nhất, nợ nước ngoài làm sụt giảm tăng trưởng kinh tế, gây ra sự mất ổn định trong nền kinh tế - xã hội

Nhìn chung, việc trang trải ngân sách bằng các khoản vay sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Các khoản vay nước ngồi thường có thời hạn vay tương đối dài và có thể có các ưu đãi. Nếu sử dụng các khoản vay này không hiệu quả sẽ không tạo ra tăng trưởng kinh tế, khơng tạo ra thu nhập rịng để trả nợ, tạo ra gánh nặng nợ nần lên các thế hệ tương lai. Mặt khác, xét về lâu dài, vay nước ngoài sẽ gây ra sự bất ổn về tỷ giá, từ đó khiến cho hoạt động đầu tư bị sụt giảm, điều này làm suy giảm kinh tế cùng với sự gia tăng của lãi suất trong nước.

Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, một quốc gia có khoản nợ nước ngồi lớn có thể phải đối mặt với những hệ quả khác như: Làm thay đổi quy trình quản lý Nhà nước do phải thay đổi chính sách tài chính quốc gia để trang trải các khoản nợ; hệ số tín nhiệm quốc gia bị hạ bậc; nguy cơ suy giảm chủ quyền, giảm sự độc lập về chính trị... Các quốc gia phải cịn chịu sức ép lớn từ phía chủ nợ, phải thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội trong nước, và xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế... Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ song phương, đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ.

Thứ hai, nợ nước ngoài tác động đến tỷ giá và thâm hụt cán cân thương mại

Vay nước ngoài gây ra nhiều tác động nguy hại tới nền kinh tế. Trong ngắn hạn, một dòng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước sẽ làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ, có thể gây tăng giá đồng nội tệ. Khi nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, nhà nhập khẩu sẽ có lợi, cịn nhà xuất khẩu sẽ gặp bất lợi, từ đó khuyến khích nhập khẩu và có thể làm giảm xuất khẩu ròng. Điều này làm trầm trọng thêm tình trạng nhập siêu và đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới thâm hụt thương mại tăng mạnh. Mặt khác, trong trung và dài hạn, Chính phủ sẽ phải cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc và lãi. Việc này sẽ đẩy nhu cầu về ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu (thường chiếm tỷ trọng lớn ở các nước đang phát triển), tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế. Chưa hết, tỷ giá hối đối tăng cao sẽ làm tăng chi phí thanh tốn nợ, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ nếu như quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của NSNN. Đặc biệt, khi thâm hụt NSNN và thâm hụt cán cân thương mại cùng xảy ra sẽ dẫn đến hiện tượng “thâm hụt kép” gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Hiện tượng này đã xảy ra tại một số nước châu Á vào những năm 90 của thế kỷ 20.

Thứ ba, có thể dẫn tới vỡ nợ Chính phủ và kéo theo nhiều hệ lụy khác

Khi quy mô và mức độ tăng nợ nước ngồi của một quốc gia khơng giữ được trạng thái bền vững, khơng có khả năng trả được nợ, Chính phủ quốc gia đó sẽ tuyên bố vỡ nợ. Do các khoản nợ nước ngoài phải trả bằng ngoại tệ, nên quyết định tuyên bố vỡ nợ này sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Quốc gia đó sẽ bị ngăn cấm khơng được tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế mà đặc biệt là thương mại quốc tế; đồng thời bị tịch thu tài sản của Chính phủ ở nước ngồi và gần như bị cắt toàn bộ các khoản tài trợ quốc tế, kể cả vay nợ, viện trợ hay đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc tuyên bố vỡ nợ Chính phủ là một việc mà mọi quốc gia cần phòng tránh thường xuyên vì những hậu quả nặng nề của nó.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỦ TỤC VAY VỐN QUỐC TẾ TỪ QUỸ AIF 2.1.MỘT VÀI NÉT VỀ QUỸ AIF

2.1.1.Một vài nét về ASEAN và Ngân hàng phát triển Châu Á

2.1.1.1.Một số vấn đề cơ bản của ASEAN

A,Hoàn cảnh lịch sử

Từ sau năm 1945, nhiều quốc gia đã ra đời dưới những hình thức khác nhau ở Đông Nam Á. Năm 1945, Indonesia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập. Năm 1946, Mỹ trao trả độc lập cho Philippines.

Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (nay là Myanmar). Năm 1965, Singapore tách khỏi Liên bang Malaysia, tuyên bố thành nước cộng hòa độc lập. Ngày 31/12/1983, Anh trao trả độc lập cho Bruney. Thái Lan không là thuộc địa trực tiếp của một đế quốc nào nên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II vẫn là quốc gia độc lập.

Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đơng Nam Á đã có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam Á thành “sân sau” của họ.

Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được ký kết.

Tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Malaysia và Philippines ra đời.

Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) - gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia - được thành lập.

Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt là MAPHILINDO, được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền.

ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn.

Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao động.

Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999).

ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).

Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một cộng đồng.

B.Việt Nam và ASEAN

1. Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN

Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh và việc ký kết Hiệp định Paris về Campuchia, quan hệ của Việt Nam với các nước ASEAN đã chuyển sang một

thời kỳ mới, thời kỳ hợp tác vì lợi ích phát triển, phấn đấu vì hòa bình, ổn định của khu vực, vì sự phồn vinh của mỗi dân tộc.

Tháng 2/1989, tại Hội nghị Khơng chính thức Gia-các-ta về Campuchia lần thứ nhất (JIM1), ta và Lào đã tuyên bố sẵn sàng tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao này, các nhà Lãnh đạo ASEAN đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc ta tham gia Hiệp ước Bali. Ngày 28/1/1992, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư tại Singapore đã chính thức tuyên bố quyết định ủng hộ này. Tiếp đó, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 15 (AMM 25, Manila, Philippines), Việt Nam (cùng với Lào) đã ký văn kiện tham gia Hiệp ước Bali, mở đầu cho thời kỳ quan hệ chính thức với tổ chức ASEAN. Cũng tại Hội nghị này, ASEAN đã mời Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của Hiệp hội.

Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 diễn ra tại Băng-cốc, Thái Lan (tháng 7/1994), các nước ASEAN đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên của ASEAN.

Ngày 28/7/1995, một Lễ kết nạp trọng thể đã diễn ra tại Cung Hội nghị quốc tế Bru-nây, một ngày trước khi AMM 28 chính thức khai mạc. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các Quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN).

2. Việt Nam - thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ASEAN

Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN.

Việt Nam đã đóng vai trị quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN, như xây dựng Tầm nhìn 2020, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, Tuyên bố Bali–II về xây

dựng Cộng đồng ASEAN, Chương trình hành động Viên-chăn (VAP) và các Kế hoạch hành động về từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Việt Nam đã góp phần giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và hạn chế sức ép và tác động từ bên ngoài. Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đơng Nam Á khơng có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tun bố về Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để tiến tới Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Chỉ 3 năm sau khi trở thành thành viên, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, 1998), đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) giai đoạn 2000-2001.

Trong năm Chủ tịch ASEAN 2010, chúng ta đã không ngừng mở rộng tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ của ASEAN với các đối tác. Đáng chú ý là tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17, và cấp cao Đông Á lần thứ 5 các nhà lãnh đạo ASEAN và các nước đối tác đã quyết định chính thức mời Nga và Mỹ tham gia cấp cao Đơng Á từ năm 2011.

Ta cũng tích cực đóng góp vào xây dựng chủ trương chung của Hiệp hội về tăng cường phối hợp lập trường tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nâng cao vai trò của ASEAN trong xử lý các thách thức toàn cầu đang nổi lên, cùng các nước ASEAN ra “Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu.” Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cùng các nước ASEAN tiếp tục thúc đẩy thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và xây dựng “Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều”, hướng tới xây dựng khu vực Đông Nam Á ngày càng gắn kết về hạ tầng, thể chế, con người và phát triển bền vững.

Trên tư cách nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, trong năm 2011, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc,

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện thủ tục vay vốn quốc tế từ quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)