.Quy trình thủ tục trong nước

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện thủ tục vay vốn quốc tế từ quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (Trang 45 - 59)

2.2 .THỰC TRẠNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC VAY VỐN TỪ QUỸ AIF

2.2.2.1 .Quy trình thủ tục trong nước

A,Quy trình đăng ký

Quy trình đăng ký dự án đầu tư vay vốn từ Quỹ AIF của Bộ Tài chính được miêu tả một cách ngắn gọn như sau:

 Bước 1, khi có thơng báo mời nộp hồ sơ của Bộ Tài chính, các cá nhân, tổ chức đăng ký danh mục dự án vay vốn sẽ nộp hồ sơ dự án của mình lên đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuộc Bộ Tài chính trong thời gian nhận hồ sơ. Trong hồ sơ cần có đầy đủ các giấy tờ cũng như các nội dung về dự án đầu tư như sau:

 Đơn đề nghị vay vốn: Trong đơn đề nghị vay vốn cần nêu đầy đủ các thông tin về bên đề nghị vay vốn (như tên chủ đầu tư, địa chỉ, fax...), tóm tắt về dự án đề nghị được vay vốn (tên dự án, mục tiêu, địa điểm…), phương án sử dụng vốn vay...

 Dự án đầu tư: Bao gồm: Tên dự án, mục tiêu của dự án, địa điểm đầu tư, thời gian thực hiện, hình thức đầu tư, nội dung, tiến độ thực hiện dự án, quy mô dự án, hiệu quả dự án, tổng mức đầu tư, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư dự án, tên nhà tài trợ, cơ quan chủ quản…

 Đề cương dự án: Gồm các thông tin cơ bản về dự án như: Tên dự án, tên các nhà tài trợ, cơ quan chủ quản, chủ dự án (tên, địa chỉ, số điện thoại số fax…), thời gian dự kiến thực hiện dự án, bối cảnh và sự cần thiết của dự án (sự cần thiết, vị trí,vai trị của dự án, khái quát về cơ cấu nguồn vốn sử dụng…),cơ sở đề xuất tài trợ, mục tiêu của dự án, các tiểu dự án, đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án, các kết quả tạo ra, phương án,cơ chế tài chính, phân tích, lựa chọn sơ bộ về phương án xây dựng và cơng nghệ, tính bền vững của chương trình, dự án…)

 Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của bên vay vốn (nộp bản gốc hoặc sao công chứng): Giấy đăng ký kinh doanh, và các văn bản pháp lý của Nhà nước về thành lập tổ chức, điều lệ tổ chức và hoạt động

của cơng ty, biên bản góp vốn, quyết định bổ nhiệm, bản sao chứng minh thư, mẫu chữ ký của người đại diện (theo pháp luật) và kế toán trưởng, giấy ủy quyền vay vốn, các văn bản khác (nếu có)…

 Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư: Báo cáo tài chính có kiểm tốn trong 2 năm gần đây, bảng dự kiến các chỉ tiêu tài chính dài hạn trong thời gian vay…

 Hồ sơ chứng minh hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của dự án: Phương án đầu tư của Chủ đầu tư (tương ứng với thời gian vay), phương án trả nợ vay…

 Tài liệu khác nếu được yêu cầu thêm.

 Bước 2: Sau khi tập hợp được các dự án đăng ký xét duyệt vay vốn của Quỹ AIF, đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của Bộ Tài chính sẽ trình hồ sơ các dự án lên đơn vị chịu trách nhiêm thẩm định các dự án. Thường thì Bộ sẽ phối hợp với các tổ chức có trình độ chuyên môn trong vấn đề này (việc thẩm định tài chính của dự án thường do Cơ quan cho vay lại là Ngân hàng Công thương Việt Nam chịu trách nhiệm thẩm định. Các văn kiện của dự án sẽ do Bộ Công Thương phê duyệt, các đơn vị khác hỗ trợ như Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…). Các đơn vị này sẽ tiến hành thẩm tra, phê duyệt các công văn, giấy tờ, hồ sơ các dự án đăng ký…

 Bước 3: Tiến hành thẩm định, phê duyệt các dự án và các tiểu dự án đi kèm. Các đơn vị chịu trách nhiệm phê thẩm sẽ tiến hành phân tích các yếu tố như tính chân thật của các hồ sơ, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hồn trả nợ vay, lợi ích đem lại từ các dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

 Bước 4: Cuối cùng là đưa ra quyết định: sau khi phân tích các dự án như trên, các đơn vị chịu trách nhiệm phê duyệt sẽ đưa ra đánh giá, nhận xét về các dự án sau đó trình các văn bản thẩm định cũng như các góp ý của mình về Cục

quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính, Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cùng với Vụ hợp tác Quốc tế sẽ tiến hành phân tích tính khả thi của các dự án và lựa chọn các dự án thích hợp để trình đề nghị vay vốn lên Quỹ AIF.

B.Quy trình thẩm định

Sau khi nhận được bộ hồ sơ đăng ký vay cũng như các văn kiện của Chủ đầu tư dự án, đơn vị có trách nhiệm của Bộ Tài chính sẽ thực hiện thẩm định, kiểm tra tính chân thực của các giấy tờ, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hồn trả nợ vay, lợi ích các dự án đem lại…

 Kiểm tra tính chân thực của hồ sơ pháp lý của bên vay

Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý.

Kiểm tra hồ sơ vay vốn, đơn đề nghị vay vốn…

 Kiểm tra mục đích vay vốn

Kiểm tra mục đích vay vốn đầu tư dự án có phù hợp với điều kiện cho vay của Quỹ AIF.

Thẩm định tính khả thi và các yếu tố khác của dự án đăng ký.

 Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư, hồ sơ dự án và các tiểu dự án liên quan

Sau khi nhận được các văn kiện về dự án đầu tư, hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư cũng như bản tóm tắt và đề cương chi tiết của dự án và các tiểu dự án liên quan, Bộ sẽ tiến hành phối hợp với các đơn vị chuyên môn về tư vấn và thẩm định các văn kiện này tiến hành thẩm định (thường là Ngân hàng Công thương Việt Nam).

 Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư

Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư nhằm xác định sức mạnh về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh tốn và hồn trả nợ của khách hàng, chủ đầu tư.

Khi phân tích năng lực tài chính của khách hàng có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá, không thể đưa ra tất cả các chỉ tiêu, mà chỉ giới thiệu một số chỉ tiêu then chốt mang tính hướng dẫn khi đánh giá, phân tích. Khi xem xét, đánh giá đối với từng khách hàng, chủ đầu tư cụ thể, cán bộ thẩm định lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp với điều kiện thực tế của từng khách hàng, chủ đầu tư để phân tích.

Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng dựa trên mọi nguồn thơng tin liên quan đến tài chính của khách hàng. Cơ sở chính để phân tích, đánh giá là các báo cáo tài chính của khách hàng, chủ đầu tư được lập theo quy định (trong 03 năm gần nhất và/hoặc những quý gần nhất).

Xem xét tình hình quan hệ tính dụng của chủ dự án với các Ngân hàng: dựa trên những yếu tố như: các loại dự nợ đối với các Ngân hàng (gồm cả dư nợ trung và dài hạn), xem xét uy tín, thiện chí trả nợ trong quá trình quan hệ tín dụng.

Tiến hành thẩm định, đánh giá dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chủ dự án trong 3 năm gần nhất:

Thứ nhất là thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh: Việc thẩm định quá trình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư sẽ được thực hiện và đưa ra nhận xét dựa trên mẫu bảng dưới đây:

Bảng 2.3.Bảng thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu Năm n Năm n – 1 Năm n-2 Tăng – giảm

Số tiền Tỷ lệ Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần

Nguồn: Ngân hàng công thương Việt Nam  Thứ hai là thẩm định tình hình tài chính của đơn vị: Việc đưa ra đánh giá, nhận xét về tình hình tài chính của chủ dự án sẽ được dựa trên các tiêu chí của bảng sau:

Bảng 2.4.Bảng thẩm định các chỉ tiêu tài chính của đơn vị Chỉ tiêu 31/12/N 31/12/N-1 Tăng/Giảm 31/12/N-2 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I.Tài sản ngắn hạn 1.Tiền và các khoản tương đương tiền

… II.Tài sản dài hạn 1.Tài sản cố định … Tổng tài sản I.Nợ phải trả …

II.Vốn chủ sở hữu 1.Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Nguồn: Ngân hàng Công thương Việt Nam Nhận xét khái quát về một số khoản mục kế toán quan trọng và một số chỉ tiêu tài chính như chỉ tiêu thanh tốn, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu địn bẩy tài chính, chỉ tiêu đánh giá dịng tiền…Từ đó đưa ra đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của chủ dự án.

Đánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chủ dự án dựa váo các chỉ số như: tỷ suất doanh lợi ròng, tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản, tỷ suất về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất sử dụng tài sản cố định…

Đánh giá về khả năng tự chủ tài chính dựa vào các chỉ số như: tỷ số nợ, tỷ lệ đòn cân nợ, hệ số tự tài trợ, hệ số khả năng trả lãi của khách hàng…

 Thẩm định nhu cầu vay vốn đầu tư dự án

 Thứ nhất là thẩm định Hồ sơ, tính pháp lý của Dự án.

 Thứ hai là nhận xét về tính khả thi của dự án: về sự phù hợp và sự cần thiết của việc đầu tư, kết quả của dự án, địa điểm triển khai, đặc điểm kỹ thuật của Dự án…

 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án, tiến độ thực hiện dự án, cơ cấu nguồn vốn và tính khả thi của các nguồn vốn đầu tư…

 Phân tích rủi ro, đánh giá chung về các dự án, tính tốn khả năng trả nợ khi triển khai dự án dựa trên các giả định và sử dụng phương pháp phân tích bằng hàm xu thế để lập báo cáo kết quả kinh doanh cũng như kế hoạch của chủ dự án trong thời gian trả nợ.

 Phân tích hiệu quả, lợi ích của dự án đem lại với việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng như việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 Đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả, khả năng hồn nợ cũng như rủi ro của các dự án.

Cuối cùng là đưa ra quyết định: Sau khi phân tích các dự án như trên, Bộ Tài chính sẽ đưa ra đánh giá, nhận xét về các dự án và chọn ra dự án phù hợp để trình đề nghị vay vốn lên Quỹ AIF.

2.2.2.2.Quy trình, thủ tục quốc tế

A.Quy trình đăng ký

 Bước 1: Sau khi lựa chọn được dự án thích hợp nhất để trình lên Quỹ AIF xin vay vốn, Bộ Tài chính cùng với Bộ Cơng thương và Bộ Kế hoạch và

Đầu tư sẽ tiến hành báo cáo các vấn đề liên quan tới dự án này như cơ chế tài chính, đề cương dự án…trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục khoản vay.

 Bước 2: Sau khi nhận được đề xuất từ các đơn vị nêu trên, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét đề nghị và ra quyết định phê duyệt danh mục dự án và đề xuất những chỉnh sửa, bổ sung cũng như gửi các văn kiện đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để hỗ trợ hồn thiện các thủ tục cần thiết, bổ sung các thông tin cập nhật vào nội dung văn kiện và hoàn tất thủ tục phê duyệt văn kiện dự án theo quy định hiện hành.

 Bước 3: Bộ Tài chính sẽ tiến hành trình các văn kiện về dự án xét đề nghị vay vốn lên Quỹ AIF và ADB. Các văn kiện cần trình bao gồm:

 Hồ sơ pháp lý của cơ quan chủ đầu tư

 Đề cương dự án

 Biên bản, báo cáo thẩm định nhu cầu vay vốn đầu tư dự án và các tiểu dự án liên quan

 Biên bản, báo cáo thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư

 Biên bản, báo cáo thẩm định chung liên quan đến toàn bộ dự án

 Tài liệu khác nếu được yêu cầu thêm

Các văn kiện, tài liệu trên đều được viết bằng tiếng Anh là ngôn ngữ mà Quỹ AIF và ADB sử dụng.

 Bước 4: Sau khi nhận được các văn kiện về dự án, ADB và Quỹ AIF sẽ tiến hành phê duyệt và ra quyết định cho vay và yêu cầu bên đi vay tiến hành chuẩn bị các hồ sơ, văn kiện để tiến hành đàm phán Hiệp định vay.

 Bước 4: Chủ đầu tư sẽ tiến hành trình đề xuất đàm phán “Hiệp định vay cho Dự án với Quỹ AIF và ADB” lên Ngân hàng Nhà nước báo cáo, xin xem xét và cho chỉ thị thực hiện của Thủ tướng Chính phủ. Trong văn kiện Dự án cần nêu rõ nhưng nội dung sau:

 Sự cần thiết, yêu cầu, mục đích của Điều ước quốc tế

 Nội dung của các Điều ước quốc tế

 Hiệp định vay: Gồm các điều khoản về Quy chế vay, các định nghĩa; các khoản vay; việc sử dụng vốn vay; các cam kết cụ thể; hiệu lực; ủy quyền…cùng với các phủ lục kèm theo về: miêu tả dự án, lịch trả nợ, phân bổ và rút vốn, thực hiện dự án, các tiểu dự án kèm theo…

 Về cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh

 Tác động chính trị - kinh tế - xã hội và các tác động khác.

 Việc tuân thủ các điều ước quốc tế

 Sự phù hợp của Hiệp định vay đối với nội dung điều ước quốc tế về cùng một lĩnh vực.

 Mức độ tương thích giữa quy định của tài liệu đàm phán và quy định của pháp luật Việt Nam.

 Việc áp dụng các Điều ước quốc tế.

 Các kiến nghị (nếu có)…

 Về thủ tục đàm phán trong nước.

 Bước 5: Sau khi nhận được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cùng với các bộ, ban, ngành có liên quan và chủ đầu tư dự án sẽ cử đại diện tiến hành đàm phán và ký kết Hiệp định khoản vay và Hiệp định dự án với Quỹ AIF và ADB. Hiệp định khoản vay được ký kết sẽ bao gồm các nội dung chính như: các điều khoản chung về khoản vay như tổng số tiền vay, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ, lãi suất, kế hoạch trả nợ…; các vấn đề liên quan tới việc sử dụng khoản vay; các điều khoản cụ thể như nghĩa vụ của bên vay và việc giải ngân, vi phạm hợp đồng; hiệu lực và ủy quyền…

Sau khi nhận được các văn kiện liên quan đến dự án đề nghị vay vốn của các nước, Quỹ AIF sẽ tiến hành thẩm định, phê duyệt các văn kiện, hồ sơ xét đề nghị vay vốn và chọn ra dự án phù hợp để cấp vốn.

Do ngôn ngữ Quỹ AIF và ADB sử dụng là tiếng anh nên tất cả các văn kiện, hồ sơ đều phải được viết bằng tiếng anh.

Ở cấp độ của từng thành viên ASEAN, các yêu cầu không được cấp vốn (tức là, dự án cần lượng vốn vượt quá những gì có thể tài trợ ADB) vẫn cịn đáng kể. Hơn nữa, các nhu cầu kinh phí khơng thể được đáp ứng trọn vẹn, kể từ khi AIF sẽ có một khả năng cho vay của khoảng 300 triệu USD mỗi năm. Ngoài ra, các dự án “khu vực” sẽ được xử lý riêng biệt cho mỗi quốc gia tham gia, việc này khiến cho cấp độ tập trung của các nước có thể cao hơn, khi kết hợp với các dự án quốc gia. Do đó,mỗi mức độ tập trung như vậy cần phải được giải quyết cân bằng thơng qua một bộ các tiêu chí lựa chọn dự án.

Hình 2.1.Q trình lựa chọn dự án

Nguồn: ADB.org Quá trình lựa chọn các dự án: Đối với mỗi Quốc gia thành viên đang phát triển (Developing Member Country – DMC), ADB chuẩn bị một kế hoạch hoạt động kinh doanh quốc gia (Country Operations Business Plan – COBP) mỗi

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện thủ tục vay vốn quốc tế từ quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)