Lựa chọn cơ cấu phanh

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống phanh thủy – khí cho xe tải từ 8 - 12 tấn (Trang 26 - 28)

Cơ cấu phanh trên ôtô chủ yếu có hai dạng: phanh guốc và phanh đĩa. Phanh guốc sử dụng chủ yếu trên các ôtô có tải trọng lớn: ôtô tải, ôtô chở khách và một số loại ôtô con. Phanh đĩa đ−ợc sử dụng trên nhiều loại ôtô con, trong đó chủ yếu là ở các cơ cấu phanh tr−ớc.

Để sử dụng trên ôtô có tải trọng lớn thì mômen phanh cần thiết phải lớn, nh−ng cơ cấu phanh đĩa có nh−ợc điểm là kích th−ớc của má phanh bị hạn chế, nên cần có áp suất dầu rất lớn để tạo đủ lực phanh. Vì vậy, má phanh phải chịu đ−ợc ma sát và nhiệt lớn hơn. Lực phanh do phanh đĩa tạo nên cũng nhỏ hơn phanh guốc do gần nh− không có tác dụng tự hãm nên cần có áp suất dầu rất cao để đảm bảo đủ lực dừng xe cần thiết. Vì vậy đ−ờng kính pittông trong xi lanh bánh xe phải lớn hơn so với phanh guốc.

Do vậy ta lựa chọn cơ cấu phanh guốc làm cơ cấu phanh thiết kế.

Trong cơ cấu phanh guốc có các loại khác nhau nh− cơ cấu phanh guốc đối xứng qua trục, cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm, cơ cấu phanh guốc loại bơi, cơ cấu phanh guốc loại tự c−ờng hoá…

Qua phân tích kết cấu loại cơ cấu phanh loại guốc chúng ta thấy rằng tùy theo sự bố trí các guốc phanh và điểm tựa sẽ đ−ợc hiệu quả phanh (mômen phanh) khác nhau mặc dù kích th−ớc guốc phanh nh− nhau.

So với loại cơ cấu phanh loại guốc đối xứng qua trục các cơ cấu phanh loại guốc đối xứng qua tâm, loại bơi hay loại tự c−ờng hoá có −u điểm là hiệu quả phanh khi ôtô chuyển động tiến tăng hơn từ 1,6 đến 3,6 lần (khi chuyển động lùi có thể hiệu quả phanh giảm đi tùy theo kết cấu nh−ng không làm ảnh h−ởng nhiều vì khi ôtô chạy lùi th−ờng có tốc độ thấp nên yêu cầu mômen phanh ít hơn) nh−ng nh−ợc điểm của chúng so với cơ cấu phanh loại đối xứng qua trục là kết cấu khá phức tạp nên th−ờng chỉ bố trí ở cầu tr−ớc của ôtô du lịch hoặc ôtô tải nhỏ, trung bình do yêu cầu cần đạt hiệu quả phanh lớn với

ở tr−ờng hợp này, khi thiết kế cho xe tải cỡ 8 – 12 tấn ta có thể bố trí kích th−ớc cơ cấu phanh lớn, đáp ứng chỉ tiêu về thiết kế đơn giản, dễ dàng bảo d−ỡng và sửa chữa và tính kinh tế hợp lý ta chọn cơ cấu phanh guốc loại đối xứng qua trục cả ở cầu tr−ớc và cầu sau của ôtô.

Hình 2.1 Cơ cấu phanh guốc loại đối xứng qua trục mở guốc phanh bằng xi lanh thủy lực

1. chụp cao su chắn bụi; 2. xi lanh; 3. mâm phanh; 4. lò xo; 5. tấm kẹp; 6. guốc phanh; 7. má phanh.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống phanh thủy – khí cho xe tải từ 8 - 12 tấn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)