Những tồn tại:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 38 - 39)

BCTC tại ATC và CIMEICOVIETNAM

3.2.1Những tồn tại:

Thứ nhất, khi tiến hành chọn mẫu kiểm toán, KTV thường chọn mẫu theo phương pháp số lớn ( lựa chọn khoản mục có số tiền phát sinh lớn) vì những nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn thường chứa đựng rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, đây chưa phải là phương pháp chọn mẫu tối ưu vì sai phạm của những nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ nhưng được lặp lại nhiều lần sẽ thành sai phạm trọng yếu.

Thứ hai, Khi quan sát vật chất kiểm kê HTK, KTV chưa có phương pháp thích hợp để tổng hợp những phát hiện, đánh giá các sai phạm và qua đó quy kết trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân gây ra những sai phạm đó.

Thứ ba, do đặc thù của công ty trong việc xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho chu trình kiểm toán HTK. Căn cứ vào các thông tin thu được, các KTV sẽ xác định thủ tục kiểm toán nào cần thực hiện cũng như số lượng thủ tục cần tiến hành. Thông thường nội dung chương trình kiểm toán HTK bao gồm ba bước: đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện thủ tục kiểm soát đối với HTK, thực hiện kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ và số dư HTK. Tuy nhiên tại CIMEICO VIET NAM, thủ tục phân tích không được tách thành một bước riêng biệt, KTV thực hiện thủ tục này khi phân tích BCTC của đơn vị ( trong khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ). Điều đó gây ra những hạn chế đáng kể khi thực hiện kiểm tra chi tiết do số lượng thủ tục kiểm tra chi tiết phụ thuộc vào độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu được ở các bước công việc trước ( gồm bước công việc thực hiện thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vận dụng thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 38 - 39)