D. Về tình hình đảm bảo an tồn tài chính trong huy động vốn
E. Tình hình đa dạng hóa nguồn vốn, kênh và hình thức huy động vốn
2.3. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn của Cơng ty cổ phần Than – Hà
giai đoạn 2011-2015
+ Kết quả đạt được:
- Thứ nhất, quy mô nguồn vốn kinh doanh ngày càng được mở rộng để đáp ứng yêu
cầu kinh doanh. Vốn CSH của Công ty đã tăng từ 153.666.238.551 đồng (năm 2011) lên 294.768.791.908 đồng (tăng 1,91 lần), vốn CSH đã được bảo toàn và phát triển.
- Thứ hai, Cơng ty đã tích cực triển khai thực hiện việc huy động, thu xếp thành
cơng các khoản tín dụng lớn góp phần quan trọng đảm bảo nguồn vốn dài hạn cho đầu tư phát triển,đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển đảm bảo tiến độ.
-Thứ ba, Công ty đã từng bước đa dạng hóa nguồn vốn, kênh huy động vốn và phương thức huy động vốn cả trên thị trường vốn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày
càng tăng cao. Các khoản tín dụng với chi phí thấp đã được Cơng ty tích cực tìm kiếm trên thị trường vốn để tiết giảm chi phí huy động vốn.
+ Tồn tại, bất cập:
- Một là, cơ cấu nguồn vốn có nợ phải trả lớn dẫn tới Cơng ty phụ thuộc rất lớn
vào các chủ nợ và có thể dẫn tới rủi ro tài chính.
- Hai là, Hệ số nợ trên vốn CSH của Công ty vượt quá mức quy định rất cao và
rơi vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt. Hệ số này của Cơng ty trong giai đoạn này vượt xa mức cho phép (3 lần) theo quy định của Nhà nước.
- Ba là: nguồn vốn, kênh huy động và hình thức huy động vốn cịn chưa đa dạng,
chưa phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Trong thời gian qua kênh và hình thức chủ yếu của Cơng ty vẫn là vay vốn từ các ngân hàng thương mại, các hình thức huy động bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu, th tài chính, cổ phần hóa, xã hội hóa đầu tư,... cịn rất hạn chế. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu vốn một cách đầy đủ, kịp thời, linh hoạt phù hợp với đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành khai khoáng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Bốn là: tình trạng mất cân đối giữa nguồn tài trợ với TSDH cần đầu tư còn chưa được khắc phục. Đặc thù của ngành công nghiệp nặng cần đầu tư TSDH lớn, do đó phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ nhưng trong những năm gần đây, Công ty có sự thiếu hụt rất lớn giữa TSDH cần đầu tư với nguồn tài trợ dài hạn, dẫn tới tình hình tài chính căng thẳng.
- Năm là:Ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu, nhất là đối với ngành công nghiệp than cũng như những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của Công ty dẫn tới hiệu quả kinh doanh giảm thấp qua đó tác động tới khả năng tích lũy vốn CSH nói riêng và nguồn vốn nói chung của Cơng ty.
Những kết quả nghiên cứu ở chương này sẽ là cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn trong những năm tới.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM - VINACOMIN
Để cải thiện cơ cấu nguồn vốn cũng như đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư trong điều kiện nguồn vốn CSH của Cơng ty có hạn, đi đơi với việc phấn đấu tăng vốn CSH trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh để tích lũy vốn cần phải xây dựng và thực hiện chiến lược huy động vốn theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn, kênh huy động vốn và đa dạng hóa hình thức huy động vốn, trong đó ngồi các hình thức huy động vốn truyền thống (vay các NHTM trong nước) cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Giải pháp 1, đẩy mạnh phát hành cổ phiếu trên TTCK để tăng vốn chủ sở hữu, cải thiện cơ cấu nguồn vốn và tiềm lực tài chính
Một trong những mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp khi niêm yết trên TTCK là để huy động vốn gia tăng tiềm lưc tài chính cho doanh nghiệp mình. Cơng ty cổ phần Than Hà Lầm đã được niêm yết trên sản giao dịch chứng khoán, đồng thời cũng là một trong những doanh nghiệp mỏ thuộc Tập đồn Vincomin hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy để giảm sự phụ thuộc vào vốn vay và áp lực rủi ro tài chính trong cơ cấu nguồn vốn huy động, Công ty cần gia tăng huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu trên TTCK. Đây là hình thức huy động làm tăng vốn chủ sở hữu, đồng thời giải quyết được bài toán cần vốn đầu tư trung và dài hạn của Công ty tạo ra bước phát triển đột phá, tính bền vững của doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, viêc huy động vốn CSH trên TTCK không chỉ mang lại sự chủ động và linh hoạt, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn để mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư dự án mà cịn có thể giúp Cơng ty sẽ cải thiện được tình hình tài chính, giảm áp lực thanh tốn so với sử dụng nợ vay, không bị giới hạn bởi khả năng cấp tín dụng từ các NHTM.
Giải pháp 2,đi đơi với đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức huy động vốn cần tăng cường hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn trong nước nhiều lợi thế so với vốn vay thương mại.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư cũng như hạn chế rủi ro về an toàn vốn, Cơng ty cần đa dạng hóa nguồn vốn và các kênh huy động vốn. Với nhu cầu vốn đầu
tư cho hiện tại và tương lai khi thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh là rất lớn nên ngồi việc tiếp tục duy trì các hình thức huy động vốn truyền thống đã sử dụng như huy động vốn đầu tư của Tập đoàn, từ lợi nhuận để lại và các quỹ của doanh nghiệp, vay thương mại (vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn đầu tư dự án …). Công ty cần nghiên cứu, sử dụng các hình thức huy động mới phù hợp như phát hành trái phiếu trong nước, vay từ tổ chức tín dụng nước ngồi thơng qua bảo lãnh của Cơng ty mẹ TKV… để huy động vốn có chi phí vốn thấp và thời hạn dài phục vụ đầu tư cho các dự án cơ giới hóa hầm lị.
Do nguồn vốn vay thương mại từ ngân hàng có nhiều hạn chế như khó khăn khi vay số tiền lớn với thời hạn dài, lãi suất cao... nên để giảm bớt nguồn vốn này cần xem xét phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn trong nước để huy động vốn cho các dự án đầu tư quy mô lớn như các dự án khai thác than hầm lị. Hình thức này có thể giúp Cơng ty có thể huy động vốn một cách minh bạch, cạnh tranh cao với lãi suất thấp hơn, số vốn lớn hơn và thời hạn dài hơn từ các nhà đầu tư, tổ chức tài chính tín dụng phi ngân hàng. Để thực hiện hiệu quả kênh huy động vốn này địi hỏi Cơng ty phải phải tìm cách cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.
Giải pháp 3,thu hút các nguồn vốn bên ngồi thơng qua thực thực hiện xã hội hóa đầu tư vào doanh nghiệp
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành khai thác than, khống sản có khối lượng cơng tác mỏ và điều kiện khai thác biến động lớn hàng năm Vì vậy, Cơng ty có thể nghiên cứu và áp dụng xã hội hóa đầu tư đối với một số khâu hoặc công đoạn trong q trình khai thác. Việc xã hội hóa đầu tư vào doanh nghiệp được hiểu là thu hút các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư thực hiện một hoặc một số công việc, khâu, công đoạn trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp theo các hình thức thích hợp như BO, BOT, BT, th hoạt động, th tài chính, hợp đồng hợp tác kinh doanh (khơng thành lập tổ chức mới), v.v.
Đối với Cơng ty Than Hà Lầm, có thể đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư bằng các hình thức BO, BOT và thuê hoạt động, th tài chính trong các cơng đoạn sản xuất than, nhờ đó vừa góp phần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của Công ty, vừa giảm áp lực tăng vốn CSH theo quy định của Luật Khoáng sản cũng như áp lực về tuyển dụng,
quản lý lao động, cải thiện hệ số nợ trên vốn CSH, nâng cao mức độ an tồn tài chính và hiệu quả kinh doanh.
Ngồi ra, đối với những loại công việc phát sinh theo mùa hay có khối lượng biến động theo mùa và theo giai đoạn phát triển mỏ, Công ty cần tăng cường hình thức th ngồi thực hiện tồn bộ hoặc một phần hoạt động khai thác tùy theo từng loại công việc để giảm áp lực nhu cầu vốn đầu tư.
Giải pháp 4, tận dụng tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời và năng lực sản xuất dư thừa nhằm tiết giảm chi phí tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mỏ có tính chất mùa vụ và
chịu ảnh hưởng của thời tiết, đặc điểm chu kỳ đời mỏ, đặc điểm biến động của khối lượng công tác mỏ theo điều kiện tự nhiên nên thường xảy ra tình trạng là một số đơn vị thành viên trong Tập đồn có vốn nhàn rỗi tạm thời nhưng chỉ hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn rất thấp tại ngân hàng, trong khi Công ty thiếu vốn phải vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất cao. Do vậy, để tiết giảm lãi suất vay ngân hàng Cơng ty có thể tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn thông qua sự điều tiết của Tập đồn.
Bên cạnh đó, Cơng ty cũng có thể tranh thủ nguồn lực ở một số đơn vị dư thừa năng lực sản xuất, dư thừa lao động trong Tập đồn, vừa để tiết kiệm chi phí đầu tư, tiết giảm chi phí tài chính, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất sẵn có, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh. Ngồi ra, nếu Cơng ty dư thừa nguồn lực cũng có thể thực hiện cho thuê ra ngoài, thế chấp, cầm cố tài sản theo ngun tắc có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn.
Giải pháp 5: Kiên quyết xử lý nợ phải trả nhằm cải thiện tình hình tài chính
Do các khoản nợ phải trả của Cơng ty rất lớn, chiếm gần 90% tổng nguồn vốn huy động của Cơng ty. Bên cạnh đó, Cơng ty đã có nợ vay đã gấp nhiều lần vốn CSH. Nguyên nhân hệ số nợ phải trả trên vốn CSH cao là do vốn CSH thấp nên để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư Công ty phải đi vay nhiều. Do đó, để tránh tình trạng mất cân đối nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính, Cơng ty cần chủ động trong việc tạo nguồn trả nợ như thu hồi công nợ để trả nợ, bán tài sản; tìm biện pháp thích hợp để giảm bớt khó
khăn về dịng tiền trả nợ. Bản thân Cơng ty khi đưa ra quyết định đầu tư, cần nghiên cứu điều chỉnh thời hạn vay phù hợp với vòng đời của dự án đầu tư nhằm tránh tình trạng khơng có khả năng trả nợ, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính; cần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn kinh doanh; đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý với ngành, lĩnh vực kinh doanh; bố trí sử dụng vốn đúng nguyên tắc và có hiệu quả, ổn định lượng tiền mặt cần thiết cho cán cân thanh toán; đảm bảo cân đối hệ số vốn vay trên vốn CSH khơng vượt q trung bình của ngành. Trong trường hợp các khoản nợ phải trả mà khơng phải trả, khơng có đối tượng để trả thì hạch tốn vào thu nhập của doanh nghiệp.
Giải pháp 6: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tăng tiềm lực tài chính và cải thiện cơ cấu nguồn vốn thì Cơng ty cần phải quan tâm đến viêc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chỉ có nâng cao hiệu quả kinh doanh mới thu hút được nhà đầu tư quan tâm và đầu tư vốn vào Công ty, đồng thời cũng giúp Công ty gia tăng lợi nhuận để lại để tái đầu tư. Nếu Cơng ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng qua từng năm hoạt động sẽ là nhân tố thu hút đầu tư vốn của nhà đầu tư trên TTCK. Để thực hiện điều này Công ty cần phải tăng cường công tác quản trị tài nguyên, đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ và thiết bị, quản trị chi phí, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Đồng thời tăng cường quản trị tổn thất than trong quá trình khai thác nhằm tận thu tối đa tài nguyên nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, để thực hiện các giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn Công ty Than Hà Lầm một cách có hiệu quả, Cơng ty cần xây dựng chiến lược huy động vốn trên cơ sở xác định nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển trong từng thời kỳ một cách hợp lý căn cứ vào chiến lược phát triển kinh doanh.
KẾT LUẬN
Tái cơ cấu nguồn vốn là một nội dung quan trọng trong tái cơ cấu tài chính của doanh nghiệp và là một trong những vấn đề thời sự trong bối cảnh các doanh nghiệp thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đang thực hiện theo đề án tái cơ cấu các DNNN của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do đối tượng, nội dung nghiên cứu của đề tài là một vấn đề mới mẻ và kiến thức của nhóm tác giả cịn có hạn. Do vậy, Báo cáo đề tài khó tránh khỏi những hạn chế, bất cập nhất định. Nhóm tác giả rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý của các thầy, cơ giáo, các bạn sinh viên để nhóm tác giả có thể tiếp tục hồn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng cơng trình nghiên cứu khoa học của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồ án tốt nghiệp của sinh viên Trương Văn Điệp – lớp QTDN-Mỏ k54 2. Luận văn “ Các giải pháp tái cơ cấu hoạt động tài chính của tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam “ – Ths. Lưu Thị Thu Hà
3. Luận án của tác giả Trần Thị Thanh Tú (2006) “Đổi mới cơ cấu vốn của các DNNN hiện nay”,
4. Lê Ngọc Tuấn (2013), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiê ̣u quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty kho vâ ̣n Đá Bạc-Vinacomin.
5. Đặng Huy Thái (2001), Bài giảng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp Mỏ, Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội.
6. Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác chuyên ngành kinh tế tổng hợp năm 2012, 2013.
7. Trang web của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm : www.halamcoal.com.vn 8. Trang web vietstock.vn