.Tình hình biến động về cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của công ty than hà lầm vinacomin (Trang 37 - 40)

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty được minh họa qua biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu NPT và VCSH của Công ty giai đoạn 2011-2015

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

11,41% 9,82% 11,42% 9,61% 9,10%

88,59% 90,18% 88,58% 90,39% 90,90%

Vốn CSH Nợ phải trả

Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Than Hà Lầm

Nhìn biểu đồ ta thấy rằng: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có sự chênh lệch rất lớn. Trong giai đoạn 2011 -2015, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Cơng ty ( trung bình gần 90% ) và có xu hướng tăng lên. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trong khiêm tốn cho thấy tiềm lực tài chính của Cơng ty cịn thấp. Quy mơ nguồn vốn của Cơng ty tăng chủ yếu là do tăng về nợ phải trả. Xét về cơ cấu nguồn vốn như vậy cịn có những bất hợp lý, với tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn cao có thể thấy rằng doanh nghiệp khai thác được nhiều các nguồn vốn từ vay nợ tuy nhiên cùng với đó sẽ làm tăng sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ và có thể dẫn tới rủi ro tài chính cho Cơng ty.

Biều đồ 2.3: Cơ cấu NNH và NDH của Công ty giai đoạn 2011-2015

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

30,5% 42,9% 41%

20,6% 17,9%

69,5% 57,1% 59%

79,4% 82,1%

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn

Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Than Hà Lầm

Phân tích sâu hơn cơ cấu nợ phải trả của Cơng ty cho thấy sự tăng lên nhanh chóng và khá lớn của nợ dài hạn là nguyên nhân khiến nợ phải trả tăng. Đồng thời với biểu đồ 2.3 thì càng thấy rõ nợ dài hạn tăng mạnh đã dẫn tới tỷ trọng của nợ dài hạn ngày càng lớn từ năm 2011 đến năm 2015 từ 69,5% lên 82,1%, theo đó tỷ trọng của nợ ngắn hạn giảm từ 30,5% xuống còn 17,9%. Như vậy, tốc độ tăng của nợ ngắn hạn có xu hướng giảm, nhưng ngược lại nợ dài hạn lại có xu hướng tăng lên dẫn tới cơ cấu nguồn tài trợ phù hợp hơn với cơ cấu tài sản của ngành khai khoáng chủ yếu là tài sản dài hạn.

Biều đồ 2.4: Hệ số nợ của Công ty giai đoạn 2011-2015

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

0.87 0.88 0.89 0.90 0.91 0.92 0,89 0,9 0,89 0,90 0,91 Hệ số nợ

Thông qua biểu đồ 2.4 cho thấy hệ số nợ của Công ty là tương đối cao. Cụ thể: năm 2011 là 0,89; năm 2012: 0,9; năm 2014: 0,9. Trong 4 năm từ năm 2011 – 2014 duy trì ổn định ở mức 0,89-0,9 tuy nhiên sang năm 2015 có sự tăng lên 0,91. Điều đó cho thấy rằng, nợ phải trả trong năm 2015 lại có sự tăng lên hơn so với những năm trước. Công ty tiếp tục tăng nguồn vốn vay của mình để tăng quy mơ của vốn kinh doanh. Tuy nhiên, tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ tiếp tục giảm (đã thấp nay càng thấp hơn).

Hệ số nợ của Cơng ty có xu hướng tăng dần và vẫn cịn giữ ở mức cao làm cho khả năng thanh tốn của các Cơng ty bị hạn chế nhiều, việc xảy ra các khoản nợ tồn đọng là không thể tránh khỏi.

Biều đồ 2.5: Tỷ lệ NNH/TNV của Công ty giai đoạn 2011-2015

0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 0,27 0,39 0,36 0,19 0,16 Tỷ lệ NNH/TNV

Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Than Hà Lầm

Nhìn vào biểu đồ 2.5 có thể thấy rằng trong tổng nguồn vốn, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có xu hướng giảm đi, cao nhất vào năm 2012, tỷ lệ này là 0,39 và giảm dần vào những năm tiếp theo. Giảm mạnh nhất là năm 2014, tỷ lệ này chỉ còn 0,19 và đến năm 2015 chỉ còn 0,16. Trong giai đoạn này doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nợ dài hạn để đầu tư các tài sản dài hạn cho phù hợp nên đã giảm nợ ngắn hạn xuống. Tuy nhiên nếu nguồn tài trợ ngắn hạn giảm xuống quá thấp sẽ khiến hoạt động thanh tốn trong ngắn hạn có thể gặp khó khăn.

Xem xét thêm về khả năng huy động nguồn vốn tạm thời chiếm dụng từ các khoản phải trả người bán trong nguồn vốn của Cơng ty có thể dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ phải trả người bán trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Biều đồ 2.6: Tỷ lệ PTNB/TNV của Công ty giai đoạn 2011-2015

0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0,11 0,12 0,13 0,09 0,05 Tỷ lệ PTNB/TNV

Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Than Hà Lầm

Tỷ lệ khoản phải trả người bán trên tổng nguồn vốn cho biết doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp hay khơng hay nói cách khác doanh nghiệp có sử dụng tín dụng thương mại để tài trợ vốn ngắn hạn. Có thể thấy rằng tỷ lệ này của Cơng ty khơng cao tuy nhiên chưa có tính ổn định. Giai đoạn 2011-1013 có xu hướng và năm 2013 tỷ lệ này cao nhất đạt 0,13. Tuy nhiên, giai đoạn 2013 – 2015 tỷ lệ này lại giảm dần lần lượt là 0,13; 0,09 và giảm sâu trong năm 2015 cịn 0,05. Có thể thấy rằng, càng về sau việc sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp giảm dần. Qua đây cũng cho thấy Công ty cũng đã thực hiện khá tốt cơng tác thanh tốn để giữ uy tín đối với bạn hàng. Với việc cải thiện tình hình thanh tốn này doanh nghiệp sẽ tạo được sự tin tưởng và uy tín với khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của công ty than hà lầm vinacomin (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)