3.2.7 .Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu
3.3. Kiến nghị với VIB
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan:
và chất lượng giao dịch. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để VIB Hà Đơng có thể phát triển hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động TTQT nói riêng. Tuy nhiên, để làm tốt vấn đề này Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần có những biện pháp:
- Tạo mơi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động TTQT: Có thể nói, tạo lập mơi trường kinh tế thuận lợi là hết sức cần thiết vì hoạt động TTQT chỉ có thể được mở rộng và phát huy hiệu quả của nó trên cơ sở một môi trường kinh tế thuận lợi và ổn định. Như ta đã thấy trong những năm vừa qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để xây dựng một môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động TTQT phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách tích cực hơn nữa để thúc đẩy hoạt động TTQT nói riêng phát triển.
- Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT: Hoạt động TTQT có liên quan đến mối quan hệ trong nước cũng như quốc tế, liên quan đến pháp luật các quốc gia tham gia vào hoạt động này và thông lệ quốc tế. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng: Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, quyết định của Ngân hàng Nhà nước về thu phí dịch vụ, quyết định của Thủ tướng chính phủ về cơ chế điều hành XNK, những văn bản qui chế về mở L/C trả chậm…nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế đối ngoại và hoạt động TTQT, để giải quyết những bất đồng giữa thông lệ quốc tế và tập quán quốc gia, đồng thời để tránh những tranh chấp, rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại và hoạt động TTQT, cần nghiên cứu ban hành luật hối phiếu, luật séc, và các văn bản về hoạt động TTQT.
- Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mơ về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM Việt Nam liên kết hợp tác với nhau để cạnh tranh với các nhân hàng nước ngồi.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận nguồn vốn tài trợ song phương và đa phương của chính phủ nước ngồi và các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng.
- Tăng cường giao lưu thiết lập mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động XNK của ta phát triển mạnh. Tích cực quảng bá hình ảnh của Việt Nam với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đến bạn bè quốc tế thông qua các cuộc hội trợ, triển lãm…
- Cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của ta khi làm các thủ tục có liên quan đến hoạt động XK. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp XK về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật; nghiên cứu hỗ trợ thêm các hình thức hỗ trợ XK mới phù hợp với các quy định của WTO nhằm tạo điều kiện cho hoạt động XK của ta phát triển.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:
- Tăng cường việc quản lý hoạt động TTQT của hệ thống các NHTM. NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện các quy định cho hoạt động TTQT sao cho phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.
- Hỗ trợ cho các NHTM các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT. NHNN cần xây dựng một chương trình phần mềm về TTQT cập
nhật các thơng tin có liên quan và tác động đến hoạt động TTQT để làm cơ sở hỗ trợ giúp cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Vì chính sách quản lý ngoại hối có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK, qua đó làm ảnh hưởng hoạt động TTQT của các NHTM vì vậy NHNN cần có mơ hình quản lý ngoại hối hữu hiệu để giúp ổn định tỷ giá và cán cân TTQT.
- Cần thường xun kiểm sốt tình hình tài chính của các NHTM để tránh rủi ro cho ngân hàng và cho khách hàng.
3.3. Kiến nghị với VIB
- VIB Hà Đơng có thể giới thiệu cho khách hàng một bộ mẫu chuẩn, đẹp để họ căn cứ vào đó lập theo tránh chứng từ sai sót, trình bày lộn xộn, tránh gây phiền hà cho ngân hàng.
- Khi VIB Hà Đông mở L/C thường trước khi bên bán rút tiền theo chứng từ ngân hàng nên liên hệ với người mua để nắm vững thông tin bên bán đã giao hàng như thế nào, bên bán có chấp nhận trả tiền khơng để đề phòng rủi ro. Muốn làm được như vậy VIB Hà Đơng trong vịng 7 ngày phải chỉ ra lỗi chứng từ và thông báo ngay.
- Vận đơn được coi là chứng từ quan trọng của bộ chứng từ. Do đó cần chú trọng với việc kiểm tra và từ chối trong các trường hợp sau: Bão lãnh xuất trình muộn, khơng sạch nội dung khơng đúng quy định, người kí khơng chỉ rõ năng lực hay cơng ty vận tải khơng có tư cách phát hành…