Hiệu quả sử dụng sơ đồ khái niệm trong hình thành kiến thức mớ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG sơ đồ KHÁI NIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH học 10 SÁCH GIÁO KHOA THÍ điểm bộ 1 – BAN KHOA học tự NHIÊN (Trang 67 - 74)

I. Khái niệm về năng lượng và các dạng năng lượng

1.5.3.Hiệu quả sử dụng sơ đồ khái niệm trong hình thành kiến thức mớ

- Sơ đồ khái niệm: sơ đồ khái niệm bài 46 - I, sơ đồ khái niệm bài 46 - II

- Hình thức sử dụng sơ đồ khái niệm: sử dụng sơ đồ khái niệm để hình thành kiến thức cho học sinh

- Cách tiến hành:

+ Giới thiệu về sơ đồ khái niệm trong 5 phút

+ Tiến hành giảng dạy bài mới bằng sơ đồ khái niệm

(hình)

Trong 45 phút, chúng tôi sử dụng 3 sơ đồ khái niệm để hình thành kiến thức mới cho học sinh. Theo nhận xét của giáo viên dự giờ, chúng tôi đã đạt được mục tiêu bài học:

- Học sinh hiểu được các khái niệm và vai trò: miễn dịch, interferon

- Giải thích được vì sao bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào ba yếu tố: sức đề kháng, mầm bệnh, điều kiện sống

- Hiểu được khái niệm và phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm

1.5.4. Ý kiến của học sinh và giáo viên về việc sử dụng sơ đồ khái niệm trong dạy học

1.5.4.1. Ý kiến của học sinh

Thông qua phân tích các phiếu trả lời ý kiến của học sinh như sau: Phần 1: Bạn cảm thấy phương pháp dạy học bằng sơ đồ khái niệm như thế nào Tổng số phiếu trả lời: 105 phiếu

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4

Số ý

kiến 80 21 4 74 5 26 95 9 1 93 11 1 Phần 2:

SĐKN được sử dụng để SĐKN thể hiện kiến thức SĐKN sử dụng hiệu quả dạng kiến thức Học bài mới Củng cố bài Tóm tắt bài Kiểm tra, đánh giá Rời

rạc thốngHệ khanKhô Ngắn gọn Khái niệm Qui trình Số ý

kiến 45 53 64 22 0 65 6 57 71 38

Từ bảng tổng kết trên cho thấy rằng đa số ý kiến của học sinh nhận xét rằng các em thấy hứng thú khi học bằng sơ đồ khái niệm (76%), sơ đồ khái niệm giúp các em dễ hiểu và dễ nhớ bài hơn (90%). Chúng tôi cũng nhận thấy rằng các ý kiến thể hiện ngang bằng nhau về mục đích sử dụng sơ đồ khái niệm

Ngoài ra các em còn đưa ra một số ý kiến riêng:

- Học sinh Nguyễn Thị Mỹ Lan (Lớp 10C2): Khi học bằng sơ đồ khái niệm thì dễ học bài, nắm được những phần chính của dàn bài

- Học sinh Lương Văn Tuấn (Lớp 10A4): Sơ đồ khái niệm là một phương pháp dạy khá sinh động và kiến thức được củng cố, nhớ lâu

- Học sinh Lê Thanh Tâm (Lớp 10A11): Đây là một phương pháp mới nên em chưa làm quen ngay được, cần có thời gian

- Học sinh Nguyễn Minh Tâm (Lớp 10A11): Em thấy rằng sơ đồ khái niệm rất dễ nhớ, để học sinh nhớ lâu bài hơn có thể nắm được phần trọng tâm của bài, không phải học dài dòng

Từ ý kiến riêng của học sinh có thể cho thấy sơ đồ khái niệm giúp các em dễ nhớ bài vì kiến thức được hệ thống ngắn gọn. Chương trình sinh học 10 thí điểm với khối lượng tri thức khá lớn, vì vậy trong một tiết học sinh khó có thể nhớ hết kiến thức của bài. Do đó điều các em mong muốn là bài học nên ngắn gọn, không nên dài dòng để các em nắm được trọng tâm bài, không phải học thuộc lòng. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng đây là kiểu học mới khó hiểu hơn cách ghi bài. Điều này là thực tế bởi lẽ phương pháp học truyền thống của học sinh từ xưa đến nay là học thuộc lòng bài học do giáo viên cho ghi trên lớp. Với phương pháp mới này ngay một lúc các em không thể thích nghi kịp.

1.5.4.2. Ý kiến của giáo viên

Qua 3 tiết dự giờ, các giáo viên còn có nhận xét rằng đây là một phương pháp dạy học mới có khả năng phát huy được tính tích cực của học sinh. Phương pháp này giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức đặc biệt là đối với những bài cần học sinh nắm nhiều khái niệm. Tuy nhiên muốn phương pháp này đạt được hiệu quả cao thì cần hình thành cho học sinh thói quen học bằng sơ đồ khái niệm từ các lớp dưới.

Ở đây chúng tôi scan phiếu trả lời của học sinh, biên bản nhận xét của giáo viên và bạn cùng lớp để thấy rõ hơn những ý kiến và hiệu quả sử dụng sơ đồ khái niệm trong dạy học

2. Thảo luận

Khái niệm có vai trò quan trọng trong cấu trúc nhận thức, giúp chúng ta nhận thức vè thế giới khách quan. Khái niệm sinh học là những khái niệm phản ánh các dấu hiệu và thuộc tính bản chất của các hiện tượng, quá trình của sự sống, phản ánh những mối liên hệ tương quan giữa chúng. Do đó việc giảng dạy khái niệm sinh học cho học sinh phải thực hiện theo những nguyên tắc, phương pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả chiếm lĩnh tri thức của học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với xu hướng thay đổi phương pháp dạy học hiện nay, với chương trình cải cách sách giáo khoa mới yêu cầu học sinh phải biết liên kết những kiến thức có liên quan thì dạy học bằng sơ đồ khái niệm là một phương pháp khả thi, đặc biệt là đối với môn sinh học

Mục đích của đề tài là thiết kế các sơ đồ khái niệm để sử dụng trong quá trình hình thành kiến thức, củng cố hoặc đánh giá khả năng hiểu khái niệm của học sinh. Để thiết kế các sơ đồ khái niệm, tôi đã tìm hiểu những tài liệu có liên quan, đọc và tóm tắt nội dung bài, tìm ra những khái niệm cần ghi nhớ và tiến hành xây dựng sơ đồ khái niệm. Sau khi đã xây dựng xong các sơ đồ khái niệm tiếp tục nghiên cứu các hình thức sử dụng sơ đồ khái niệm trong dạy học. Sơ đồ khái niệm được sử dụng kết hợp với các phương pháp như hỏi đáp, nhóm họp tác để hình thành kiến thức cho học sinh

Để tìm hiểu về hiệu quả của sơ đồ khái niệm trong dạy học, tôi đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy 3 tiết ở Trường THPT thị xã Sa Đéc. Đây là trường đang tiến hành thí điểm sách giáo khoa Sinh học - Bộ 1 - Ban khoa học tự nhiên và Ban khoa học xã hội. Trong thời gian tiến hành thực nghiệm, học sinh gần hoàn thành xong chương trình học. Với 3 bài 43,44 và 46 học sinh đã được giáo viên dạy 2 bài 43 và 44. Do đó tôi sử dụng sơ đồ khái niệm để đánh giá và củng cố hai bài trên và hình thành kiến thức ở bài 46

Thiết lập sơ đồ khái niệm trong quá trình học là một phương pháp rất mới lạ đối với học sinh, do đó tôi dành 10 - 15 phút để giới thiệu về sơ đồ khái niệm trước khi cho các em xây dựng sơ đồ khái niệm hoặc giảng dạy cho các em. Do thời gian ngắn nên các em chưa quen cách thiết lập, chưa thành lập được kỹ năng xây dựng sơ đồ khái niệm. Vì vậy sơ đồ khái niệm của các em chưa thể hiện đầy đủ các khái niệm, một số chưa biết dùng từ nối để liên kết các khái niệm với nhau

Phân tích phiếu trả lời của các em cho thấy các em rất thích thú khi được học bằng sơ đồ khái niệm. Một số em cho rằng: sơ đồ khái niệm ngắn gọn, ý ít nhưng mới nên không thể làm quen; khi học bằng sơ đồ khái niệm học sinh hiểu bài, không phải học thuộc lòng và nhớ lâu, động viên học sinh đầu tư suy nghĩ để soan ra các khái niệm; khi học bằng sơ đồ khái niệm đối với các bạn tập trung thì nhớ lâu còn không tập trung thì hơi khó nhớ. Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng sơ đồ khái niệm rườm rà khó nhớ và khô khan.

Do sơ đồ khái niệm được thiết kế cho nội dung chương trình sách giáo khoa Sinh học thí điểm lớp 10 - Bộ 1- Ban khoa học tự nhiên nên tôi tiến hành thực nghiệm giảng dạy tại trường đang thí điểm bộ sách này để thấy rõ hiệu quả của sơ đồ khái niệm. Mặc dù chỉ với 3 tiết thực nghiệm, khó có thể thấy hết những ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học bằng sơ đồ khái niệm nhưng với những kết quả thu được cũng phần nào cho thấy rằng phương pháp này có những hiệu quả nhất định: học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, kiến thức của bài được hệ thống, cô đọng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG sơ đồ KHÁI NIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH học 10 SÁCH GIÁO KHOA THÍ điểm bộ 1 – BAN KHOA học tự NHIÊN (Trang 67 - 74)