Suy nghĩ về câu nói:

Một phần của tài liệu ĐỌC HIỂU (Trang 47 - 51)

- Bài học Câu 5.

2. Suy nghĩ về câu nói:

- Có tri thức vững vàng con người có thể làm ra nhiều của cải vật chất, làm giàu cho bản thân và gia đình.

- Có tri thức, con người có khả năng thực hiện những dự định, những ước mơ lí tưởng của đời mình.

- Có tri thức, có hiểu biết về chính mình, về cuộc sống xung quanh mình con người có thể hịa nhập hơn với cuộc sống của cộng đồng, được mọi người xung quanh u mến, tơn trọng.

- Có tri thức, con người đóng góp cho xã hội những sáng kiến, phát minh, sáng chế của mình thúc đẩy xã hội khơng ngừng phát triển. (Các nhà trí thức VN: kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, bác sĩ Tôn Thất Tùng, giáo sư Ngô Bảo Châu,…đã đem tri thức của mình góp phần xây dựng đất nước trong mọi lĩnh vực đời sống )

- Phê phán những người chưa biết coi trọng tri thức, coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng sau này mong tìm việc kiếm ăn hoặc thang quan tiến chức…

3. Liên hệ:

- Cần chăm chỉ học tập, đúc kết kinh nghiệm sống cho bản thân.

- Xác định mục đích học tập đúng đắn để có tri thức làm hành trang bước vào cuộc sống vững vàng.

………………….

Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.

- Giải thích cụm từ “thể hiện mình”: (thể hiện mình là muốn khẳng định mình, chứng tỏ bản thân mình trước mọi người, muốn người khác biết đến mình… bằng chính những việc làm của bản thân).

- Nêu những biểu hiện của các cách thể hiện mình trong học sinh:

+ Sự tự tin (trong học tập, trong giao tiếp, mạnh dạn trình bày ý kiến cỉa bản thân...). + Phấn đấu, nỗ lực học tập để đạt kết quả cao.

+ Có những việc làm tốt để lại dấu ấn trong lịng bạn bè, thầy cơ như biết giúp đỡ bạn, dám dấu tranh chống lại cái xấu. Không dựa dẫm vào người khác...

+ Có khơng ít học sinh thể hiện mình bằng cách đua địi, chưng diện, ăn chơi, chứng tỏ mình là người sành điệu, bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở của thầy cô, bạn bè…

- Suy nghĩ, đánh giá chung:

+ Thể hiện mình là một nhu cầu, là một hiện tượng khá phổ biến ở lứa tuổi học sinh. Điều này có thể tốt hay xấu, lợi hay hại là do cách học sinh thể hiện bản thân mỗi học sinh.

+ Thẻ hiện mình theo hướng tốt, hướng tích cực sẽ tạo nên hình ảnh đẹp của bạn trong mắt bạn bè và mọi người xung quanh.

+ Thể hiện mình theo hướng tiêu cực đua địi, chưng diện không phù hợp với điều kiện hồn cảnh của gia đình của bản thân, của lứa tuổi học sinh sẽ làm cho bạn xấu đi trong mắt mọi người, bị mọi người xa lánh, không nhận được sự yêu mến tôn trọng. - Liên hệ bản thân:

+ Thể hiện mình bằng cách tự khẳng định năng lực học tập, làm việc và trong mối quan hệ đúng mực với mọi người xung quanh.

+ Phê phán những biểu hiện ăn chơi đua đòi, những cách thể hiện phù hợp với lứa tuổi học sinh.

…………………………

Đến năm 14 tuổi tôi vẫn chưa tự sắp xếp quần áo cho mình. Tất cả đều là việc của mẹ: giặt, phơi, là phẳng, treo lên móc. Mỗi sáng tơi chỉ việc mặc những chiếc áo là thẳng tắp, thơm tho đến trường. Cho đến một ngày nọ mẹ đi vắng, trời đang nắng bỗng đổ mưa. Tôi vội vã vơ quần áo cất vào phịng. Tơi chợt nhận ra quần áo lấy từ sào phơi xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, “nóng giịn”. Mùi của nắng. Và lần đầu tiên trong đời, tơi ngồi xuống bên đống quần áo, lóng ngóng xếp từng cái một. Tơi muốn nói rằng những việc đó khơng hồn tồn nhỏ nhặt.

(...) Nếu bạn không tự làm được những điều dễ dàng, cớ sao tơi hải tin bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm được những điều khó hơn?

Câu văn: “ Nếu bạn không tự làm được những điều dễ dàng, cớ sao tơi hải tin bạn

có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm được những điều khó hơn?” khun chúng ta

điều gì? Hãy trình bày ý kiến của em về lời khuyên trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu.

HD

- Đoạn trích trên nêu một thực trạng đó là nhiều bạn trẻ hiện nay thiếu tính tự lập, dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ, người thân, không biết làm những việc nhà hết sức đơn giản như cầm chổi quét nhà, giặt quần áo,…giống như bạn trẻ trong câu chuyện trên.

- Câu văn: “ Nếu bạn không tự làm được những điều dễ dàng, cớ sao tơi hải tin bạn có

đủ trách nhiệm và nhận thức để làm được những điều khó hơn?” khuyên chúng ta hãy

rèn cho mình một lối sống chủ động, sống tự lập, có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của mình. Hãy bắt đầu từ những việc dễ dàng, hãy chuyên tâm từ những việc nhỏ bé.

- Lời khuyên thật có ý nghĩa với mỗi người:

+ Sự phụ thuộc quá nhiều vào người khác gây nên những hậu quả rất lớn về tương lai cho các bạn trẻ.

+ Sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động, suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết. Từ đó, họ khơng làm chủ được cuộc đời, khơng có bản lĩnh, khơng có sáng tạo,... dễ gặp thất bại trong mọi việc. Nhiều bạn trẻ cảm thấy hụt hẫng mất phương hướng khi bước vào đời, không thể cáng đáng được hết công việc dẫn đến việc bị khủng hoảng, chán nản, áp lực, cuộc sống không thể vui vẻ, hạnh phúc.

+ Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại, sống thiếu trách nhiệm.

+ Khi sống chủ động, tự lập con người có ý thức hơn trong mọi hành động, nhận thức tồn diện hơn, có cái nhìn bao qt hơn về mọi mặt cuộc sống. Sống chủ động, tự lập giúp con người khẳng định giá trị bản thân.

- Liên hệ rút ra bài học:

+ Đừng coi thường những việc nhỏ bé, hãy bắt đầu từ những việc dễ dàng, chuyên tâm từ những việc nhỏ, sống chủ động, tự lập và có trách nhiệm với chính bản thân mình, gia đình và xã hội.

+ Thói ỷ lại, dựa dẫm là một thói quen chúng ta cần lên án, tất cả mọi người hãy tự đứng trên đơi chân của mình, hãy tự chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết nhất để khi bước vào đời không bị bỡ ngỡ và cảm thấy khủng hoảng trước những khó khăn thử thách.

…………………………….

Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về chủ đề lời cảm ơn. Gợi ý

+ Lời cảm ơn có lẽ là một trong những lời nói chân thành nhất xuất phát từ trái tim từ tấm lịng của chính mình. Cảm ơn là một thái độ trân trọng biết ơn những gì mà người khác đã làm cho ta đem lại cho ta những điều tốt đẹp. Cảm ơn chính là một cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử lịch sự, lễ phép, biết tôn trọng đến những người xung quanh mình.

+ Lời cảm ơn dù chỉ là bé nhỏ nhưng lại có thể đánh giá được nhân phẩm của một con người. Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn ta biết trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Nét đẹp của lối sống này diễn ra thường xuyên biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người.

+ Cảm ơn chính là một cách hành xử biết điều, lễ phép, lịch sự. Nét đẹp này khơng phơ trương ra bên ngồi nhưng lại khiến người xung quanh yêu quý mình.

+ Giá như ai cũng biết nói lời cảm ơn thì thế giới sẽ thật tuyệt vời, xã hội sẽ tiến bộ hơn văn minh hơn, giữa người với người sẽ tràn ngập yêu thương.

- Hãy nói cảm ơn với tất cả và đặc biệt là cảm ơn những thất bại vì chính những thất bại ấy đã cho ta thêm kinh nghiệm để có những thành cơng sau này. Những người trẻ chúng ta phải học để nói lời cảm ơn. Nó khơng chỉ là một truyền thống tốt đẹp mà nó cịn là những cư xử đẹp để mọi người yêu thương và chia sẻ cho nhau nhiều hơn.

……………………….

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian khơng mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vơ giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ,

đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền

Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, khơng đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa

đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng khơng giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Ngữ văn 9 , tập 2 , NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt văn bản trên.

Câu 2. Việc lặp lại kiểu câu trong các câu in đậm có tác dụng gì? Câu 3. Theo tác giả, nếu bỏ phí thời gian sẽ như thế nào?

Câu 4. (2,0 điểm). Từ nội dung văn bản trên, và những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy

viết khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Đừng bao giờ để đến

ngày mai những việc bạn có thể làm ngày hôm nay. Gợi ý

Câu 1: Phương thức biểu đạt là nghị luận.

Câu 2 : Việc lặp lại các kiểu câu in đậm có tác dụng khắc sâu, nhấn mạnh vai trò, tác dụng

của thời gian, khẳng định thời gian là vô cùng quý giá, quý báu. Nó cũng cho người đọc thấy tư tưởng, thái độ quý trọng thời gian của tác giả .

Câu 3: Theo tác giả, nếu bỏ phí thời gian thì có hại và về sau nuối tiếc cũng không kịp. Câu 4.

Xác định vấn đề nghị luận: Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm

ngày hơm nay.

- Khẳng định quan điểm là đúng đắn và cần áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

- Lập luận: Thời gian không chờ đợi ai bao giờ, chính vì thế, bạn cần tận dụng hết quỹ thời gian trong ngày để thực hiện tốt cơng việc của mình.

- Ý nghĩa:

+ Người biết tranh thủ thời gian sẽ luôn được đánh giá cao. Họ cũng dễ tiến gần hơn đến đích thành cơng.

+ Biết sử dụng thời gian hợp lý không chỉ giúp bạn thành công trong sự nghiệp mà còn cả trong cuộc sống.

- Phản đề: Phê phán lối sống ỷ lại, lười nhác, nước đến chân mới nhảy...

………………………………………

Đọc văn bản sau:

Khát vọng

Khi sống cần có động cơ

Nghị lực cuộc sống bến bờ thành cơng. Tình u trong sáng vun trồng, Cho đi là nhận tình nồng thắm tươi.

Tình yêu xúc tác cho đời, Vượt qua bão táp bao lời ngợi ca.

Cuộc đời chỉ đẹp, thăng hoa, Yêu thương lan toả đậm đà vần thơ.

Tình yêu, nghị lực, động cơ, Con người ni dưỡng thời cơ đáp lời.

Tình u, khát vọng mỗi người, Khơi nguồn vượt khó cuộc đời đổi thay.

(Dương Quốc Nam, nguồn https://topchuan.com/khac/top-18-bai-tho-hay-giup-ban-co-

them-niem-tin-va-dong-luc-co-gang)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Trong bài thơ, tác giả đã chỉ ra những yếu tố cơ bản nào để có được cuộc đời đổi

thay?

Câu 2. Nêu và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Tình yêu, nghị lực, động cơ, Con người ni dưỡng thời cơ đáp lời.

Tình u, khát vọng mỗi người, Khơi nguồn vượt khó cuộc đời đổi thay.

Câu 3. Hai dịng thơ:

Tình u trong sáng vun trồng, Cho đi là nhận tình nồng thắm tươi.

gợi cho em suy nghĩ gì ?

Câu 4. (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 10-12

câu) về ý nghĩa của lối sống yêu thương và chia sẻ. Gợi ý

1. -Tác giả đã chỉ ra những yếu tố cơ bản để có được cuộc đời đổi thay: Tình u, nghị

lực, động cơ, khát vọng.

Một phần của tài liệu ĐỌC HIỂU (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w