Phép tu từ điệp ngữ và liệt kê: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh

Một phần của tài liệu ĐỌC HIỂU (Trang 33 - 38)

- Ước mơ: Là những dự định, hoài bão, mục tiêu mà con người luôn mong muốn đạt được

5. Phép tu từ điệp ngữ và liệt kê: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh

hùng bàn phím…-> Nhấn mạnh việc giới trẻ quá lạm dụng việc sử dụng điện thoại thông

minh tơid mức “nghiện”, lệ thuộc vào nó khơng thể rời chiếc điện thoại.

6. Viết đoạn văn

*Giải thích: Điện thoại di động, cịn gọi là điện thoại thông minh, là loại điện thoại kết nối

dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thơng. Nhờ có kết nối sóng (kết nối khơng dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

* Thực trạng: Điện thoại thông minh đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều

trường học, sử dụng điện thoại chưa đúng cách, chưa đúng mục đích dẫn đến “nghiện”, khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người.

- Nhận thức được những ưu, nhược điểm mà điện thoại thông minh mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, cơng việc cũng như trong học tập.

- Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

- Biết kiểm sốt chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết. - Sử dụng điện thoại đúng mục đích (nghe, gọi, kết nối thơng tin, tìm kiếm tài liệu học tập) - Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vơ bổ.

Bài tập 22

(1) Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. (2) Dường như có vài thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa ... lúc đẹp là lúc mất. (3) Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp. (4) Gió chướng thơng ngọn thì bơng sậy lìa cây, vào khi ngọt ngào và mỹ miều nhất, rút lui, buông bỏ vào lúc vinh quang nhất. (5) Nên tôi, trong vai người đứng ngắm phải ngẩn ngơ nhớ tiếc. (6) Đơi lúc nghĩ, có người nào dám và được rời đi nhẹ nhõm như cái bơng sậy nhỏ nhoi này?

(Trích Chập chờn lau sậy ... - Nguyễn Ngọc Tư, Bánh trái mùa xưa, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 93,94)

1. Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn.

2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu văn: Dường như có vài

thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa ... lúc đẹp là lúc mất. Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp.

3. Tìm từ láy trong câu (6).

4. Em hiểu như thế nào về nội dung của đoạn văn?

Gợi ý

1. Câu chủ đề của đoạn văn: Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. 2. Biện pháp tu từ trong 2 câu văn: so sánh

Tác dụng : so sánh nhấn mạnh các sự vật đẹp nhất vào lúc mất. 3. Từ láy trong câu (6): nhẹ nhõm, nhỏ nhoi

4. Nội dung của đoạn văn: Bàn về ý nghĩa, giá trị của chân thực của vẻ đẹp trong cuộc sống. Vẻ đẹp chính là khi ta được thanh thản, thoải mái là chính mình, khơng vướng bận điều gì. Và thể hiện sự nghi ngờ của chính tác giả khi khó ai làm được điều đó.

Bài tập 24: Đọc đoạn trích sau:

1)"...Khơng nhất thiết bạn phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều

cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn, một bình hoa hải trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình, hay đơn giản hơn, chỉ cần một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng đến cơng sở,... Cũng có thể, những gì bạn làm cho người khác, tưởng chừng như đơn giản, lại chính là biểu hiện của 1 ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng: mang giúp hành lí nặng, nhường ghế trên xe buýt hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật,...

(2) Chẳng có hành động nào trong số những hành động trên là tầm thường, nhỏ nhặt! Chính vì chúng q đỗi bình thường nên chúng ta ít khi chịu để ý đến. Bạn cứ thử thực hành trong cuộc sống hàng ngày mà xem, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu quả tác động của chúng lên cuộc sống của bạn và của người khác kì diệu đến nhường nào. “Hạnh phúc như là nước hoa, ban không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình” (Bernard Shaw)”.

(Trích “Hạnh phúc khơng khó tìm” - M.J.Ryan)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Xác định câu chủ đề ở đoạn (1).

Câu 3. Tìm trong đoạn (1) những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc.

Cân 4. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:

“Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà khơng làm vương vài giọt lên chính mình”.

Câu 5. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả qua câu: Không nhất thiết phải tặng

người khác những món quà đắt tiền hay phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác khơng? Vì sao?

Cân 6. Thơng điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? Gợi ý:

Câu 1: Nghị luận

Câu 2: Có rất nhiều cách để khiến người khác cảm thấy vui Câu 3:

- Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến bất ngờ cho 1 người bạn - Một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình

- Một nụ cười thân thiện dành cho đồng nghiệp vào mỗi sáng đến cơng sở

Câu 4:

- Tác dụng: giúp hình ảnh trở nên sống động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm hơn; giúp hình ảnh hạnh phúc vốn mơng lung trở nên rõ ràng hơn, nó như một thứ hương thơm ngọt ngào, dễ dàng lan tỏa, bám lấy tâm hồn mỗi người. Khi bạn làm cho người khác hạnh phúc thì bạn cũng sẽ nhận được niềm hạnh phúc như thế. Vì vậy, đừng ngần ngại lan tỏa yêu thương và hạnh phúc.

Câu 5:

Em đồng ý. Bởi vì mỗi người có cảm nhận về hạnh phúc khác nhau. Và hạnh phúc là một thứ cảm giác khi được yêu thương, quan tâm, thân thiết... chứ không phải cảm giác về sự đủ đầy vật chất. Thế nên khi ta thực sự quan tâm, yêu thương một ai, thì dù là những hành động nhỏ bé, món quà đơn giản cũng khiến họ cảm thấy hạnh phúc. Bởi chính tiểu tiết mới tạo nên niềm vui lớn lao.

Câu 6:

Thông điệp ấn tượng nhất với em được lan tảo qua câu văn cuối cùng của bài "Hạnh phúc như là nước hoa..." bởi nó giúp em thấu hiểu được sức mạnh của niềm hạnh phúc - đó chính là sự lan tỏa, khi ta làm cho ai đó hạnh phúc thì chính chũng ta cũng sẽ hạnh phúc, hạnh phúc chính là trao đi và nhận lại.

Bài tập 23

Đọc đoạn trích:

Biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi. Thế hệ tương lai sẽ trả giả, hay biết m là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cổ gắng để làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

(Theo Hoàng Thảo - Lời giới thiệu, Sống xanh khơng khó - Nam Kha, NXB Dân trí, 2020)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới

những đối tượng nào?

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của

chính những gì chúng ta là ngày hơm nay khơng? Vì sao?

Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu BT 4, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 –

Gợi ý Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

Câu 2

Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này.

Câu 3:

Nội dung chính của đoạn trích: Biến đổi khí hậu và hành động của con người.

Câu 4:

Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, lý giải. Gợi ý: Đồng tình

Lý giải:

Những việc làm của chúng ta ngày hôm nay sẽ gây tác động đến mơi trường mà thế hệ sau chính là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hệ quả đó. Vì vậy nếu hơm nay chúng ta cùng nhau thay đổi để có mội trường xanh thì tương lai thế hệ sau của chúng ta sẽ được sống trong một cuộc sống trong lành, Trái đất trở thành một nơi tốt đẹp hơn và ngược lại.

Câu 5. Những việc em có thể làm để Trái Đất này trở nên tốt đẹp hơn.

- Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: nóng lên tồn cầu, hệ sinh thái đang chết dần và sự sống của nhiều loài động vật đang bị đe dọa, thật khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ một cá nhân hành động sẽ khơng thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào cơng cuộc để bảo vệ Trái Đất

- Những việc cần làm để trái đất trở nên tốt đẹp hơn: + Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh mơi trường + Tiết kiệm nguồn điện, nguồn nước

+ Ít sử dụng hóa chất

+ Ngăn chặn chặt phá và khai thác rừng,... + Bảo vệ các lồi động vật q hiếm...

+ Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.

+ Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người...

+ Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy

+ Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường - Bài học nhận thức và hành động

+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. + Hiểu rằng bảo vệ mơi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của tồn xã hội.

Bài tập 24

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:

Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao khơng là gió, là mây để thấy trời bao la? Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa? Sao khơng là bài ca của tình u đơi lứa? Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông? Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung? Sao khơng là đàn chim gọi bình minh thức giấc? Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?

(Trích lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích trên Câu 2. Nêu chủ đề bài hát ?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát

trên?

Câu 4. Lời bài hát đem đến bài học gì cho em?

Câu 5. Từ những ca từ trên, em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của khát vọng sống đối với giới trẻ trong thời đại ngày nay

Gợi ý

Một phần của tài liệu ĐỌC HIỂU (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w