Mối quan hệ giữa vật rơi rụng với các chỉ tiêu sinh trưởng lâm phần

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm vật rơi rụng của lâm phần keo lai ở tuổi khác nhau tại lâm trường Lương Sơn Lương Sơn Hòa Bình (Trang 46)

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật , cùng với sự tăng lên của tuổi, do các tác nhân khác nhau tác động (quy luật sinh học, yếu tố tự nhiên và con người...) nên cơ thể thực vật sẽ đào thải một số lượng chất hữu cơ nhất định thông qua các bộ phận rơi rụng của chúng. Cùng với sự tăng trưởng của thực vật thì số lượng, kích thước và thành phần cử vật rơi rụng cũng sẽ tăng lên. Phân tích được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng lâm phần với lượng vật rơi rụng từ đó có thể xác định được quan hệ qua lại giữa lượng vật rơi rụng với các chỉ tiêu lâm phần làm cơ sở dự đoán lượng vật rơi rụng theo chỉ tiêu sinh trưởng.

Phương trình quan hệ giữa vật rơi rụng và các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần gồm S(tán), D1.3, Hvn được thể hiện trong bảng 5.18:

Bảng 5.18: PT tương quan giữa vật rơi VRR và các chỉ tiêu sinh trưởng

Tuổi Phương trình tương quan

R Mức độ tương quan 4 mvrr = 7,439 + 0,0845.S(tán) 0,94 Rất chặt mvrr = 6,536 + 0,117.D1.3 + 0,000374.Hvn 0,87 Chặt 6 mvrr = 5.139 + 0.457S(tán) 0,97 Rất chặt mvrr = 10,509 + 0,117.D1.3 - 0,222.Hvn 0,78 Chặt 8 mvrr = 8.8449 + 0.047.S(tán) 0,94 Rất chặt mvrr = 7,123 + 0127.D + 0,01.H 0,83 Chặt

Theo bảng điều tra trên ta thấy: lượng vật rơi rụng hiện có dưới tán rừng có mối quan hệ rất chặt với các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần. Điều này thể hiện ở hệ số tương quan (R) của tất cả các phương trình tương quan giữa lượng vật rơi rụng và diện tích tán đều lớn hơn 0,9 (tương quan rất chặt) và các phương trình tương quan giữa lượng vật rơi rụng với D1.3, Hvn lớnhơn 0,8 (tương quan chặt). Đặc biệt khối lượng vật rơi rụng hiện có có mối quan hệ rất chặt với chỉ tiêu diện tích tán, có thể nói đây là chỉ tiêu quyết định đến khối lượng vật rơi rụng của lâm phần vì diện tích tán chính là nguồn cung cấp lượng vật rơi rụng chính. Tóm lại các phương trình tương quan này đều có thể dùng dự đoán lượng vật rơi rụng hiện có dưới tán rừng. Ta có thể dùng diện tích tán để dự đoán lượng vật rơi rụng.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm vật rơi rụng của lâm phần keo lai ở tuổi khác nhau tại lâm trường Lương Sơn Lương Sơn Hòa Bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w