Tốc độ phân hủy vật rơi rụng

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm vật rơi rụng của lâm phần keo lai ở tuổi khác nhau tại lâm trường Lương Sơn Lương Sơn Hòa Bình (Trang 37)

Phân hủy vật rơi rụng là con đường của quá trình thực vật hoàn trả lại chất dinh dưỡng cho đất sau khi hút chất dinh dưỡng từ đất nuôi sống cơ thể mình để khép kín chu trình tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong hệ sinh thái . Quá trình phân giải chất hữu cơ trong hệ sinh thái rừng là tổng hợp 3 quá trình: Giản giải, làm nát và hòa tan trong một khoảng thời gian nhất định để chuyển hóa vật chất hữu cơ từ trạng thái ban đầu (R1) sang một hoặc nhiều trạng thái tiếp theo (R1, R2...) [12]. Như vậy, ngoài yếu tố thời gian sự phân hủy phụ thuộc tính chất hữu cơ, thể hữu cơ tác động (nấm, vi sinh vật đất, động vật rừng, điều kiện môi trường).

Thí nghiệm xác định tốc độ và khối lượng phân hủy của vật rơi rụng trong 1 tuần, thí nghiệm được tiến hành sáng ngày 22/2, mỗi tuần xác định khối lượng và tốc độ phân hủy của vật rơi rụng một lần.

- Tốc độ phân huỷ vật rơi rụng tuần 1 (từ ngày 22/2 – 1/3)

Bảng 5.11: Tốc độ và khối lượng phân hủy của VRR sau 1 tuần

Tuổi OTC Mo(g) M1(g) Mo-M1(g)

Tph M(kg/ha) 4 1 200 195 5 0,025 30,83 2 200 193 7 0,035 43,68 6 3 200 193 7 0,035 55,34 4 200 194 6 0,030 48,33 8 5 200 191 9 0,045 78,92 6 200 190 10 0,050 89,48

Trong đó: Mo: Khối lượng vật rơi rụng ban đầu.

M1: Khối lượng của vật rơi rụng còn lại sau 1 tuần.

M: Khối lượng vật rơi rụng phân hủy trong một tuần của 1 ha.

Hình 07a: Tốc độ phân hủy VRR tuần 1 Hình 07b: Lượng phân hủy VRR tuần 1

Nhận xét:Theo quan sát cho thấy, vật rơi rụng phân hủy ít, chủ yếu là hoa. Tốc độ phân hủy dao động trong khoảng 0,025 - 0,05. Tốc độ phân hủy thấp nhất ở ô tiêu chuẩn 01 (tuổi 4) và cao nhất ở ô tiêu chuẩn 06 (tuổi 8) do ở tuổi 8 thu được nhiều hoa và cây bụi mọc trong ô tiêu chuẩn.

Khối lượng phân hủy ở các ô tiêu chuẩn tuổi 8 là lớn nhất vì ở các ô này thu được rất nhiều hoa của các cây keo và của các cây bụi trong ô. Khối lượng phân hủy tuần 1 dao động từ: 30,83 (Kg/ha) ở OTC 1 - tuổi 4 đến 89,48 (kg/ha) ở OTC 6 - tuổi 8

- Tốc độ phân huỷ vật rơi rụng tuần 2 ( từ ngày 1/3 – 8/3)

Tuổi OTC Mo(g) M2(g) Mo-M3(g) Tph M(kg/ha)

4 1 200 186 14 0,035 86.34 2 200 186 14 0,035 87.36 6 3 200 183 17 0,043 134.41 4 200 186 14 0,035 112.78 8 5 200 182 18 0,045 157.83 6 200 182 18 0,045 161.07

Bảng 5.12: Tốc độ và khối lượng phân hủy của VRR sau 2 tuần

Trong đó: Mo: Khối lượng ban đầu vật rơi rụng ban đầu. M2: Khối lượng của vật rơi rụng còn lại sau 2 tuần.

M: Khối lượng vật rơi rụng phân hủy trong 2 tuần của 1 ha.

Hình 08a: Tốc độ phân hủy VRR tuần 2 Hình 08b: Lượng phân hủy VRR tuần 2

Nhận xét: Tốc độ phân hủy trong tuần 2 dao động từ 0,035 - 0,045. Tốc độ phân hủy của vật rơi rụng có tăng chút ít vì thời tiết trong tuần có nắng nhẹ.

Khối lượng phân hủy lớn nhất ở OTC 6 - tuổi 8 và nhỏ nhất ở OTC 1 - tuổi 4. Vật rơi rụng có hiện tượng mục hơn nhưng phân hủy chưa nhiều. Khối lượng phân hủy vẫn chủ yếu là hoa. Khối lượng vật rơi rụng dao động trong khoảng 86,34 – 161,07 (kg/ha). OTC 6 - tuổi 8 có khối lượng phân hủy lớn nhất, OTC 1-tuổi 4 có tốc độ phân hủy nhỏ nhất.

- Tốc độ phân huỷ vật rơi rụng tuần 3 (từ ngày 8/3- 15/3)

Bảng 5.13: Tốc độ và khối lượng phân hủy của VRR sau 3 tuần

Tuổi OTC Mo(g) M3(g) Mo-M3(g) Tph M(kg/ha)

4 1 200 177 23 0,038 141.84

2 200 175 25 0,042 156.01

6 3 200 174 26 0,043 205.56

8 5 200 174 26 0,043 227.98

6 200 174 26 0,043 232.66

Trong đó: Mo: Khối lượng ban đầu vật rơi rụng ban đầu. M3: Khối lượng của vật rơi rụng còn lại sau 3 tuần.

M: Khối lượng vật rơi rụng phân hủy trong 3 tuần của 1 ha.

Hình 09a: Tốc độ phân hủy VRR tuần 3 Hình 09b: Lượng phân hủy VRR tuần 3

Nhận xét: Qua quan sát thực tế cho thấy vật rơi rụng đã phân hủy khá

nhiều. Tốc độ phân hủy trong khoảng 0,038 - 0,043. Khối lượng phân hủy dao động trong khoảng 141,84 (kg/ha) ở OTC 1 - tuổi 4 đến 232,66 (kg/ha) ở OTC 5 - tuổi 8.

- Tốc độ phân huỷ vật rơi rụng tuần 4 (từ ngày 15/3- 22/3)

Bảng 5.14: Tốc độ và khối lượng phân hủy của VRR sau 4 tuần

Tuổi OTC Mo(g) M4(g) Mo-M4(g) Tph M(kg/ha)

4 1 200 168 32 0,040 197,34 2 200 168 32 0,040 199,69 6 3 200 165 35 0,044 276,72 4 200 167 33 0,041 265,84 8 5 200 165 35 0,044 306,90 6 200 166 34 0,043 304,25

Trong đó: Mo: Khối lượng ban đầu vật rơi rụng ban đầu.

M4: Khối lượng của vật rơi rụng còn lại sau 4 tuần.

M: Khối lượng vật rơi rụng phân hủy trong 4 tuần của 1 ha.

Hình 10a: Tốc độ phân hủy VRR tuần 4 Hình 10b: Lượng phân hủy VRR tuần 4

Nhận xét: Ở tuần 4, khối lượng vật rơi rụng phân hủy tăng lên so với các tuần trước. Vì vật rơi rụng lúc này đã mục nát nhiều rất thuận lợi cho quá trình phân hủy. Tốc độ phân hủy trong tuần dao động khoảng từ 0,040 - 0,044. khối lựong phân hủy ở OTC5 - tuổi 8 là lớn nhất (304,25 kg/ha) và nhỏ nhất ở OTC 1 - tuổi 4 (197,34 kg/ha).

Khối lượng phân hủy của vật rơi rụng tăng dần từ tuần 1 đến tuần 4. OTC 1 - tuổi 4 có khối lượng phân hủy nhỏ nhất và lớn nhất là OTC 6 - tuổi 8. Khối lượng phân hủy ở các ô tiêu chuẩn có sự sai khác do nó phụ thuộc vào lượng vật rơi rụng hiện có dưới tán rừng và tốc độ phân giải của vật rơi rụng. Mặt khác tốc độ phân hủy phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết (lượng mưa và nhiệt độ) và hoạt động của vi sinh vật, ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào tuổi cây, loài cây và thành phần vật rơi rụng...

Cùng một dung lượng mẫu mang thí nghiệm, các ô tiêu chuẩn ở các cấp tuổi cho tốc độ phân hủy tương đối bằng nhau. Nhưng do khối lượng vật rơi rụng ở cấp tuổi 8 nhiều hơn nên khối lượng vật rơi rụng ở cấp tuổi này lớn hơn các cấp tuổi 4 và 6 . Chính vì vậy mà hàm lượng mùn do vật rơi rụng

phân hủy hình thành ở cấp tuổi 8 lớn hơn tuổi 4 và 6, nên tuổi 8 cung cấp nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho đất nhất, hàm lượng này giảm dần ở tuổi 6 và tuổi 4.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm vật rơi rụng của lâm phần keo lai ở tuổi khác nhau tại lâm trường Lương Sơn Lương Sơn Hòa Bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w