CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Khái quát về thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Luân văn tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho HS lớp 1 qua trải nghiệm đã được đề xuất tại chương 2 của luận văn này.
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm
Để đáp ứng được các mục đích, yêu cầu của thực nghiệm sư phạm, trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn đối tượng HS tham gia TN gồm 2 lớp 1 của Trường Tiểu học Nam Hải, Quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lực học của HS tham gia thực nghiệm sư phạm tương đối đồng đều. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 1 lớp làm lớp TN gồm có 33 học sinh, 1 lớp làm lớp ĐC gồm 31 học sinh, thông tin chi tiết các lớp cho trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các lớp tham gia thực nghiệm
Lớp Sĩ số GV Ghi chú
1A 33 Trần Thị Thu Hường TN
1B 31 Phùng Thị Kim Liên ĐC
Đối tượng các GV tham gia TN trong luận văn gồm: Các GV dạy khối 1 thuộc Trường Tiểu học Nam Hải, Quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lực lượng GV tham gia thực nghiệm và lớp đối chứng trong luận văn đều có trình độ từ Cử nhân sư phạm trở lên, thâm niên công tác trên 5 năm.
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
Tổ chức các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho HS lớp 1 qua HĐTN được trình bày trong Chương 2. Trước thực nghiệm sư phạm, để đánh giá mức độ hình thành hành vi BVMT của HS lớp 1, chúng tơi cho HS làm bài khảo sát tình huống thực tế về BVMT. Sau TN, luận văn khảo sát đánh giá và đo đầu ra sau TN về mức độ hình thành hành vi BVMT sau khi các em được tác động các biện pháp đề xuất. Để có các đánh giá định tính, chúng tơi tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh kết quả trước và sau TN của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Luận văn được thực nghiệm theo kế hoạch gồm các bước sau: Xây dựng các phiếu khảo sát dành cho HS và GV (Phụ lục 1-4).
Biên soạn tài liệu: Giáo dục hành vi BVMT cho HS lớp 1qua HĐTN theo đề: Em bảo vệ môi trường.
Tổ chức dạy, đánh giá các tiết đã chọn cho lớp TN và lớp ĐC tại trường Tiểu học Nam Hải, Quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Tổ chức phỏng vấn, quan sát hành vi của HS trong suốt quá trình thực nghiệm
3.1.4. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm của HS chúng tôi cho HS làm bài tập khảo sát theo 02 hình thức:
Hình thức thứ nhất: Gồm 02 loại bài tập tình huống. Bài tập loại (1) Khảo sát bằng các câu hỏi tình huống có chứa một số hành vi đúng/sai với mơi trường. Bài tập loại (2) Vận dụng tình huống giả định, đưa HS vào tình huống và hỏi các nếu là các em thì sẽ hành động như thế nào để BVMT? (Phụ lục 3)
Hình thức thứ hai: Khảo sát bằng các bài tập tình huống thực tiễn về BVMT (Phụ lục 3). Chúng tơi tạo ra các tình huống cần BVMT thực, khi cho HS vào phòng, quan sát cách HS phát hiện, giải quyết các vấn đề về MT trong tình huống đó và thái độ cũng như biểu hiện của các em khi thực hiện các hành vi đối với MT.
Khi làm bài tập khảo sát, chúng tôi đặt các câu hỏi cho HS, quan sát, lắng nghe và ghi chép lại những câu trả lời của các em HS, chấm điểm theo thang đánh giá ở trên. Ngồi ra, chúng tơi cũng kết hợp với trị chuyện với HS để tìm hiểu nhận thức của các em về các vấn đề về MT diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
Kết quả đánh giá hành vi BVMT của HS thực nghiệm còn được thực hiện thông qua phương pháp quan sát hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của các em ngay tại lớp. GV tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với HS và quan sát hành vi của các em, thơng qua tình huống giả định trong các hoạt động trải nghiệm để đánh giá hành vi của HS.