Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.3.1. Phân tích kết quả định lượng

Khi thực nghiệm, chúng tôi quan sát những thay đổi của HS sau tác động của các biện pháp giáo dục được đề xuất trong luận văn, chúng tôi nhận thấy ở nhiều HS đã có sự thay đổi, chuyển biến rất rõ nét về hành vi BVMT. Cụ thể, sau thực nghiệm sư phạm thì hành vi BVMT của HS ở nhóm TN có sự thay đổi rõ rệt so với nhóm ĐC, HS đạt loại Tốt chiếm tỉ lệ cao hơn 50%, HS loại trung bình giảm đáng kể và loại kém khơng cịn, kết quả so sánh trong Bảng 3.7.

Bảng 3.7. So sánh mức độ biểu hiện hành vi BVMT của HS lớp ĐC và lớp TN

Lớp ĐC Lớp TN Tiêu chí Mức độ SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Tốt 8 25.81 21 63.64 Trung bình 20 64.52 12 36.36 Nhận thức Kém 3 9.68 0 0 Tốt 11 35.48 19 57.58 Trung bình 14 45.16 14 42.42 Kĩ năng kém 6 19.35 0 0 Tốt 10 32.26 22 66.67 Trung bình 16 51.61 11 33.33 Thái độ kém 5 16.13 0 0

Như vậy có thể thấy, sau tác động của các biện pháp được đề xuất, GV nên chú ý lôi cuốn HS tham gia hoạt động TN, tích cực thảo luận nhóm,… thì ở cả ba mặt: Nhận thức – kĩ năng – thái độ của HS với MT đều tăng lên và thay đổi so với trước TN. HS đã nhận biết, trình bày được các dấu hiệu về MT cần bảo vệ; Giải thích được tại sao chúng ta cần phải BVMT trong tình huống cụ thể đó; Lựa chọn, biết cách BVMT phù hợp với mỗi tình huống thực tiễn; Thực hiện BVMT một cách tự giác, vui vẻ, hứng thú và có hiệu quả cao trong các hành động BVMT.

3.3.2. Phân tích kết quả định tính

Qua thực nghiệm, chúng tơi dành thời gian phỏng vấn, trao đổi với một số HS ở các lớp TN và ĐC và phỏng vấn GV dạy trực tiếp các lớp. Luận văn rút ra một số nhận xét sau:

- Giáo viên giảng dạy ở lớp TN đều cho rằng phụ huynh HS cũng rất ủng hộ việc lồng ghép các nội dung giáo dục BVMT qua HĐ trải nghiệm. Phụ huynh phối hợp và tạo điều kiện cùng với giáo viên giao các nhiệm vụ trải nghiệm cho HS. Trong giờ trải nghiệm, học sinh tỏ ra phấn khởi, thích thú với các nhiệm vụ được giao, tự tin khi trả lời các câu hỏi của giáo viên về kiến thức của bài học. Sau bài học, việc vận dụng kiến thức của HS được thể hiện rõ nét qua việc các em tự giác đến vườn trường, sân trường để thể hiện hành vi BVMT qua các việc làm cụ thể.

- Khi hỏi GV về khó khăn trong việc lồng ghép tổ chức các hoạt động BVMT khi giảng dạy, đa số GV đều cho rằng trước khi tổ chức các hoạt động giáo dục BVMT dựa vào trải nghiệm, bản thân GV cũng còn một số băn khoăn nhất đinh, nhất là đối với việc “giao nhiệm vụ trải nghiệm”. Tuy nhiên, sau khi thực hiện thì HS đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra.

Như vậy, có thể thấy, việc giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho HS lớp 1 được áp dụng mang lại những hiệu quả cao và rõ rệt trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng, tích cực hóa thái độ và tăng cường mức độ thường xuyên thực hiện các hành vi BVMT của các em HS. Việc giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm có thể áp dụng trên diện rộng nhằm mang lại kết quả tích cực. Các yếu tố cấu thành hành vi BVMT như nhận thức, kĩ năng hành động, thái độ đều có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn sau thực nghiệm tác động.

Tiểu kết chương 3

Thực nghiệm sư phạm được tổ chức nhằm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho HS lớp 1 qua trải nghiệm, qua đó chứng minh cho giả thuyết của đề tài. Nội dung thực nghiệm được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, dựa vào chương trình GDPT 2018, và điều kiện đáp ứng của trường TH.

HS tham gia hoạt động thực nghiệm trên tinh thần tự nguyện, vui vẻ, chủ động và tích cực. Kết quả thực nghiệm cho thấy hành vi BVMT của HS lớp 1 đã phát triển tốt hơn so với trước khi thực nghiệm và so với lớp đối chứng.

Kết quả thực nghiệm đã chứng minh hiệu quả của các biện pháp GD hành vi BVMT cho HS lớp 1 qua trải nghiệm, các biện pháp đã có ảnh hưởng và làm thay đổi theo hướng tích cực ở cả ba mặt của hành vi BVMT như nhận thức, kĩ năng hành động và thái độ đối với MT.

Quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi quan sát thấy rằng, có mối liên quan tương hỗ chặt chẽ giữa các lĩnh vực nhận thức, hành động và thái độ. Kinh nghiệm hoạt động với MT của HS cũng là điều kiện cần để chúng tôi triển khai các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho các em, tổ chức các HĐ trải nghiệm trong MT cho HS xuất phát từ những kinh nghiệm thực tế và vận dụng vào tình huống thực đã góp phần tạo nên thành cơng của chương trình thực nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm (Trang 71 - 74)