Nâng cao cơ sở vật chất, năng lực cán bộ nhân viên

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng việt nam thịnh vượng hải phòng (Trang 47)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Kết cấu của luận văn

3.2 Các biện pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạ

3.2.2 Nâng cao cơ sở vật chất, năng lực cán bộ nhân viên

3.2.2.1 Nâng cao cơ sở vật chất, hạ tầng của Ngân hàng

Việc ngân hàng nâng cao cơ sở vật chất nhằm chứng tỏ cho KH thấy tiềm lực tài chính, độ an toàn, tin cậy, chuyên nghiệp của mình trong hoạt động kinh doanh của mình là dễ hiểu vì cơ sở vật chất, hạ tầng chính là “bộ mặt” của ngân hàng:

- Hiện nay các mặt bằng giao dịch của VPBank trên địa bàn TP. Hải Phòng đang còn hạn chế, một số PGD còn nhỏ hẹp. Vì vậy, Chi nhánh cần thuê các địa điểm có mặt bằng rộng rãi, giao thông thuận lợi, phân bổ đồng đều ở các nơi giúp KH dễ dàng tìm kiếm hơn trong việc giao dịch. ATM cũ, han rỉ, dễ hư hỏng, VPBank nên có kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời để tránh gây ấn tượng xấu với Khách hàng.

- Chi nhánh nên bố trí, sắp xếp lại quầy giao dịch gọn gàng, sạch sẽ theo đúng tiêu chuẩn 5S đã ban hành: nên bố trí nhiều cây xanh xung quanh điểm giao dịch, bên trong quầy giao dịch nên để không gian cho KH rộng hơn nhằm tạo tâm lý thoải mái cho KH đến giao dịch.

- Phát triển mạng lưới các kênh phân phối truyền thống: tại Hải Phịng có 09 điểm giao dịch (chủ yếu là thuộc khu vực nội thành) nên chưa khai thác hết được mọi KH tiềm năng tại các khu vực khác. Chi nhánh cần xin ý kiến

mở thêm các điểm giao dịch ở ngoại thành như tại huyện An Dương- nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp, mật đô dân cư đông đúc; hoặc các tại huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo,….. để khai thác tối đa nhu cầu của KH.

-Phát triển mạng lưới kênh phân phối hiện đại: hiện nay các giao dịch trên kênh ATM, CDM cịn chưa được phổ biến, vẫn cịn ít KH sử dụng do đó VPBank Hải Phịng cần có chính sách tối đa hóa vai trị của nó như: mở rộng khả năng tự phục vụ, phát triển thêm tính năng nhận diện gương mặt/ giọng nói để tăng cường độ bảo mật; tiếp tục triển khai các dịch vụ Ngân hàng điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí cho KH.

3.2.2.2 Nâng cao năng lực cán bộ nhân viên

VPBank Hải Phòng đã và đang xây dựng được đội ngũ nhân sự xuất sắc, cùng gắn kết bởi niềm tin và niềm tự hào chung trên toàn bộ hệ thống. Với phương châm đầu tư vào con người là tài sản quý giá nhất đồng thời trân trọng các giá trị mà những con người VPBank mang lại, Ngân hàng ln chú trọng và gìn giữ nhân tài với nhiều chương trình ưu đãi, chế độ gắn kết.

Với cơ cấu tổ chức như hiện nay, VPBank Hải Phịng đã có được những thành công nhất định trong hoạt động. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu suất hoạt động của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, chi nhánh cần rà sốt lại nhân sự của mình để có những điều chỉnh phù hợp hơn.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho vay, VPBank Hải Phòng cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức sản phẩm, cập nhật quy trình, nâng cao kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề… và tổ chức các khóa đào tạo kĩ năng bán chéo, bán kèm các sản phẩm phụ để phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn. Đồng thời, hệ thống hóa danh mục sản phẩm CVKHCN, kênh phân phối sản phẩm CVKHCN, giúp cán bộ nắm rõ về hoạt động CVKHCN hiện đại và tại VPBank Hải Phòng.

Bên cạnh viêc cải tiến nâng cao các chương trình đào tạo hiện có, VPBank Hải Phịng cũng cần đa dạng hóa hình thức đào tạo như áp dụng đào tạo trực tuyến và nâng cao tinh thần tự đào tạo của cán bộ.

3.2.3 Hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin và nâng cao cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng

3.2.3.1 Hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin tại VPBank Hải Phòng

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công cụ quản lý, công cụ triển khai các sản phẩm CVKHCN là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế hiện nay.

- Chi nhánh đã triển khai luân chuyển hồ sơ tín dụng giữa các bộ phận liên quan qua hệ thống R-LOS, Alfresco; về cơ bản hệ thống đáp ứng được nhu cầu người dùng thi thoảng bị lỗi ko cập nhật được CIF, không đẩy bước được, không cho sửa lại thông tin nếu nhập sai. Trong thời gian tới, bộ phận IT cần khắc phục các nhược điểm trên để hồ sơ KH được trôi chảy hơn.

- Hiện nay trong hệ thống ngân hàng mới có duy nhất VPBank có máy CDM, thay vì đợi tới lượt giao dịch tại quầy, KH có thể chủ động nộp/rút tiền vào tài khoản của mình hoặc người khác, chủ động thanh tốn thẻ tín dụng một cách nhanh chóng, tiện lợi. VPBank Hải Phịng cũng triển khai dịch vụ lắp đặt, cho thuê máy POS tại các điểm chấp nhận thẻ để phục vụ nhu cầu mua sắm của thượng đế.

- Mặt khác, chi nhánh cũng cần hoàn thiện hệ thống Quản trị quan hệ khách hàng CRM, phần mềm Quản trị rủi ro Risk Management để trích xuất và quản trị dữ liệu phục vụ cơng tác bán hàng và kiểm sốt rủi ro.

- Để vận hành tốt hệ thống công nghệ thông tin hiện đại như mong muốn, VPBank Hải Phòng cần xây dựng lực lượng cán bộ IT có nghiệp vụ cao đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành. Ngoài ra, các cán bộ quản lý và nhân viên khác cũng cần có kiến thức cơ bản và kĩ năng vận hành vào thực tế công việc.

-Ngân hàng đã triển khai các dịch vụ trực tuyến trên app VPBank Neo, hoặc trên website của ngân hàng như: cho vay trực tuyến, trả nợ trực tuyến, thanh tốn hóa đơn các dịch vụ: điện, nước, internet, vé máy bay, nạp tiền điện thoại di động,…

3.2.3.2 Nâng cao công tác kiểm sốt rủi ro tín dụng

Hiện nay tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu của toàn ngân hàng cũng như khối KHCN đang có xu hướng tăng. Do đó bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng CVKHCN tại chi nhánh, cần phải đảm bảo chặt chẽ, thận trọng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro, cụ thể:

- Triển khai mạng lưới cảnh báo rủi ro sớm trong hoạt động cho vay, từng giai đoạn cần đưa ra các danh mục ngành nghề cho vay cần kiểm soát, hạn chế hoặc các lĩnh vực cho vay cần khuyến khích, mở rộng.

- Nâng cao thị phần cho vay khách hàng cá nhân song song với việc kiểm soát và hạn chế nợ xấu.

- Xây dựng thang điểm, thước đo đánh giá, kiểm soát rủi ro theo từng sản phẩm cho vay.

- Liên tục triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường và phân tích rủi ro tín dụng đối với các cán bộ làm cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

- Quán triệt các cán bộ tín dụng cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, bao gồm kiểm tra trước khi cho vay, và sau khi cho vay và đôn đốc khách hàng thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết.

3.2.4 Một số kiến nghị

3.2.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế

Thứ hai, Chính Phủ cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững

3.2.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân không chỉ cần nỗ lực của bản thân mỗi ngân hàng thương mại mà cịn cần có sự hỗ trợ từ NHNN qua việc tạo môi trường pháp lý và các điều kiện thực hiện, cụ thể:

Thứ nhất, NHNN tiếp tục thực hiện vai trị ổn định thị trường và định hướng chính sách

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng Thứ ba, thường xuyên thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng

3.2.4.3 Kiến nghị đối với VPBank

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm dịch vụ

- Song song với việc nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ, VPBank Hải Phòng cũng cần coi trọng hoạt động quảng bá hình ảnh thơng qua nhiều hình thức như tuyên truyền, quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng, tăng cường hoạt động khuyến khích tài trợ nhằm quảng bá thương hiệu, khai thác lượng khách hàng hiện hữu và tiềm năng.

- Mặc dù việc giao dịch tương tác giữa ngân hàng và người rất đã rất phổ biến nhưng nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại. Để khắc phục điều này, VPBank Hải Phòng nên triển khai các cách tiếp thị khác nhau: ví dụ như tận dụng quảng cáo trên màn hình LCD ở nơi công cộng giúp hướng đến phần đơng đại chúng. Chi nhánh có thể phối hợp triển khai tại các sảnh chờ thang máy, sân bay, nhà ga, siêu thị. Cách này truyền tải thông tin cho người xem một cách thụ động trong khoảng “thời gian chết” khi chờ đợi. Nếu làm tốt, kênh quảng cáo này sẽ quảng bá một cách sâu rộng hình ảnh một NHTM năng động sẵn sàng phục vụ mọi đối tượng KH, từ đó xóa bỏ tâm lý e ngại của khách hàng khi giao dịch giúp cho việc phát triển tín dụng cá nhân được thuận lợi hơn.

Thứ hai, hỗ trợ trong việc đào tạo và đầu tư hệ thống thơng tin

VPBank Hải Phịng cần chú trọng đầu tư hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thơng tin và tài trợ kinh phí đào tạo cho cán bộ nhân viên chi nhánh để tối thiểu hóa chi phí và mang lại hiệu quả thật sự khi vận dụng đồng bộ hệ thống sao cho ăn khớp với nhau.

Lãnh đạo VPBank Hải Phòng cần bám sát kế hoạch đã được Hội sở giao phó và các bàn ngành liên quan để vận dụng linh hoạt chỉ đạo rõ ràng và có biện pháp cụ thể trong từng thời điểm cụ thể. Điều đó cơ sở để lãnh đạo VPBank Hải Phòng đưa ra các quyết định phù hợp với những thay đổi của thị trường, tạo cơ sở cho những giải pháp phát triển hoạt động CVKHCN.

KẾT LUẬN

Luận văn nghiên cứu đạt được mục tiêu đặt ra là: trên cơ sở lý luận về phát triển hoạt động CVKHCN đối với NHTM, khảo sát thực trạng hoạt động CVKHCN của VPBank Hải Phịng một cách tồn diện, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý cho sự phát triển hoạt động CVKHCN của chi nhánh. Để đạt được mục tiêu đó, luận văn tập trung làm rõ và khai thác những nội dung sau:

Thứ nhất: Luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về hoạt động

CVKHCN trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nguồn tài liệu đáng tin cậy: các giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy về Tài chính – Ngân hàng, các Quyết định của NHNN Việt Nam… Trên những cơ sở vững chắc này, luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động CVKHCN… Và, một phần nội dung quan trọng là nội dung của phát triển hoạt động CVKHCN và các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động CVKHC. Đây là những cơ sở cho việc khảo sát thực trạng hoạt động CVKHCN như đã thực hiện trong luận văn.

Thứ hai: Luận văn trình bày những kết quả khảo sát hoạt động

CVKHCN của VPBank Hải Phòng trong giai đoạn 2017-2021. Hoạt động CVKHCN của VPBank Hải Phòng được xem xét một cách khá tồn diện: thơng qua việc phân tích báo cáo tài chính của chi nhánh giai đoạn 2017-2021 để lượng hóa các tiêu chí đánh giá hoạt động CVKHCN, các nhận xét đánh giá một cách khách quan và có so sánh với số liệu của hệ thống VPBank; và với việc so sánh với kết quả hoạt động CVKHCN của các NHTM trên cùng thị trường Hải Phòng sẽ giúp việc đánh giá thực trạng một cách khách quan và chính xác hơn. Từ việc khảo sát thực trạng này, luận văn đã đánh giá và chỉ ra những thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân đối với VPBank Hải Phòng đồng thời kết quả khảo sát thực trạng này là một trong những cơ sở hình thành giải pháp đề xuất của luận văn.

Thứ ba: Luận văn trình bày những giải pháp đề xuất của tác giả trong

tiêu tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững của VPBank Hải Phòng trong thời gian tới, các giải pháp được đề xuất gắn liền với chiến lược phát triển của VPBank đến năm 2026, trên cơ sở những thực trạng và điều kiện cụ thể tại TP. Hải Phòng bao gồm: giải pháp về hồn thiện cơ chế chính sách cho vay, về đa dạng hóa sản phẩm cho vay, về xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt vững mạnh, về hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin, về nâng cao hiệu quả kiểm sốt rủi ro tín dụng và các giải pháp đồng bộ định hướng đến thị trường và khách hàng. Song song với việc đề xuất giải pháp, luận văn còn đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ, đối với NHNN và đối với VPBank nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho việc hiện thực hóa những giải pháp đã đề xuất.

Đề tài nếu được thực hiện với quy mơ lớn hơn, khi đó sẽ được tiến hành cùng với các hoạt động phân tích, khảo sát thị trường tốt hơn thì các giải pháp sẽ tối ưu và mang tính áp dụng cao hơn. Đề tài có thể được mở rộng để nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại VPBank Hải Phòng một cách quy mô, trong thời gian dài hơn; hoặc nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại NHTM trên thị trường Hải Phòng; hoặc nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại một chi nhánh của VPBank.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- [1] Giáo trình “Ngân hàng thương mại”- Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

- [2] Thông tư 39/2016/TT-NHNN

- [3] Trích dẫn thơng qua một tài liệu khác - [4] Trích dẫn thơng qua một tài liệu khác

- [5] Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết

định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam.

-[6]Nguồn:https://www.vpbank.com.vn/ve-chung-toi/general- introduction/meaning-of-vpbank -[7] Nguồn: https://www.vpbank.com.vn/ve-chung-toi/general-introduction/vision- and-mission -[8] Nguồn https://www.vpbank.com.vn/ve-chung-toi/general-introduction/core- value

- Nguồn báo cáo tín dụng VPBank Hải Phịng

- Website Tạp chí tài chính về yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lịng của KH về dịch vụ cho vay: https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/yeu-to-anh-huong-den-su- hai-long-cua-khach-hang-ve-dich-vu-cho-vay-tai-sacombank-tra-vinh-

344751.html

- Tổng quan về TP. Hải Phòng: https://haiphong.gov.vn/tong-quan-ve- hai-phong/Tong-quan-ve-thanh-pho-Hai-Phong-12948.html

- Hoàng Thị Cẩm Vân (2015) “Phát triển hoạt động cho vay khách

hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam-chi nhánh Quảng Bình” luận văn thạc sĩ trường Đại học tài chính marketing.

- Lê Minh Nguyên (2019) “Thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam” luận văn thạc sĩ trường Đại học Ngân hàng

- Website Tạp chí cơng thương về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-anh-huong-den-quyet-dinh- vay-von-cua-khach-hang-ca-nhan-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-cong- thuong-viet-nam-chi-nhanh-tay-sai-gon-86811.htm

- Website luật Minh Khuê về vai trị của tín dụng cá nhân đối với nền kinh tế: https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-tin-dung-khach-hang-ca-nhan- doi-voi-nen-kinh-te.aspx

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng việt nam thịnh vượng hải phòng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)